Từ Điển Tiếng Việt

*
*
*
*

Gẫm & Bình

Muốn giản thì phải tinh, muốn tinh thì phải cầu kỳ. Ta thì không tinh… 15. 07. 13 – 10:00 amPhó Đức Tùng

*

Trong bài Đừng nhầm bản tính với bản sắc, cậu Trịnh Lữ nói: “Tinh giản không phải là sơ sài nghèo nàn, mà là thái độ chắt lọc rất kỹ lưỡng và công phu để tìm ra giải pháp tối ưu và hiệu quả cao nhất. Hiệu quả trong phạm trù mình đang bàn luận ở đây (tức kiến trúc) có nghĩa là công dụng thì tối đa, kiểu cách thì đẹp, mà giải pháp, bao gồm từ vật liệu đến kết cấu, công lao động, thì chỉ cần tối thiểu.”

Nghe qua tất nhiên là hợp lý, nhưng xét kỹ lại là chưa nói điều gì. Bất kỳ công trình tốt nào theo bất kỳ thể loại nào, của dân tộc nào cũng đều phải là chắt lọc kỹ lưỡng, đều phải tối ưu, hiệu quả cao. Không ai cho việc rườm rà, thừa mứa, không hiệu quả là tốt cả. Chỉ có điều thước đo hiệu quả đó là gì?

Ta lấy ví dụ: Diogenes uống nước không cần gáo, vì thấy chó uống nước cũng không cần gáo. Thiền sư Nhật Bản mất hai tiếng đồng hồ để hoàn thiện thủ tục trà đạo cho một chén trà. Vậy cái gì là tinh giản, cái gì là cầu kỳ? Nếu xét về việc công năng uống nước, chắc chắn uống như Diogenes là đủ, hiệu quả và không cầu kỳ. Nhưng để làm những việc mà thiền sư đặt ra cho trà đạo thì từng động tác, từng chi tiết trong suốt 2 tiếng đồng hồ kia, chưa kể trà cụ, trà thất v.v. đều là tinh giản, chắt lọc.

Bạn đang xem: Cầu kỳ là gì

Trong kiến trúc, bất kỳ một kiến trúc tự phát truyền thống nào cũng có thể coi là tinh giản, chắt lọc qua hàng nghìn năm để phù hợp với lối sống của người dân đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là một cung điện cực kỳ xa hoa là không tinh giản; nếu không tinh giản, chắt lọc thì nó không thành một cung điện, mà sẽ là một đống rác. Kim tự tháp ai cập có thể coi là tinh giản, mà Vatican cũng là tinh giản. Một câu dân ca là tinh giản mà giao hưởng số 9 Beethoven cũng là tinh giản.

 

*

Tóm lại:

1. Muốn giản thì phải tinh, mà muốn tinh (tinh tế, tinh vi, tinh chất v.v.) thì phải cầu kỳ (theo nghĩa công phu, cầu toàn).

2. Thái độ tinh giản là một ứng xử văn hóa tốt, nhưng quan trọng là phải ra được sản phẩm tinh giản, bởi không có sản phẩm thì chẳng có gì làm bằng chứng cho thái độ tinh giản. Nếu sản phẩm của tôi là một đống hổ lốn nhem nhuốc, nhưng tôi bảo là lúc làm đã có thái độ tinh lọc thì cũng chẳng ích gì.

3. Xét về tổng thể, văn hóa truyền thống của ta nói chung và kiến trúc của ta nói riêng không thể coi là tinh, cho dù đặt tiêu chí gì chăng nữa.

4. Diogenes uống nước như chó là tinh giản, nhưng một người bình thường khác vục mặt xuống ao uống nước chưa chắc được coi là tinh. Bởi thế, con người đã tinh tế, tinh vi, thời làm cái gì cũng sẽ là tinh. Ngược lại người đã thô lậu thì làm gì cũng khó mà khỏi thô lậu.

Ngoài ra trong bài, cậu Trịnh Lữ nói “bản tính bất biến”, “bản sắc tùy thời”. Đó là một nhận định lạc quan, vì dù không có bản sắc thì cũng không mất đi được cái bản tính.

Tuy nhiên, nhận định trên không phải điều hiển nhiên mà cần chứng minh. Nói bản tính của dân tộc Việt là bất biến, vậy cũng phải nói được bản tính ấy là cái gì, kể cả khi nó là một đặc điểm phi vật thể. Còn một thứ vô định hình thì không thể nói là bất biến, bởi vì lấy gì để so sánh mà biết nó có biến hay không.

Xem thêm: Khai Thác Phần Point And Say Nghĩa Là Gì, Point And Say Việt Làm Thế Nào Để Nói

Mặt khác, như Khổng Tử nói: con công với con gà vặt hết lông đi thì khó phân biệt, vậy cái gì là sắc, cái gì là tính? lông là tính bên trong hay sắc bên ngoài? Bản thể luận là một lĩnh vực phức tạp, có bản thể hay bản tính không, có cái tôi hay không, chúng là gì, cơ sở ở đâu v.v. đều không phải chuyện hiển nhiên. Trên phương diện thực tiễn, có thể coi như là một dạng “self-fullfilling prophecy”, nghĩa là cứ tin là có, làm như có, thời nó sẽ có, còn bảo là không, làm như không thì cũng là không. Bản sắc hay bản tính dân tộc là gì thực ra không quan trọng bằng việc cứ tin là là nó có, rồi mỗi người chứng tỏ nó một cách, rồi tự khắc sẽ có. Việc đi tìm bản sắc do vậy cũng là thứ hữu ích, mặc dù sẽ không có những kết quả giống nhau.

*

 Bài liên quan:

– Đi tìm cái khác biệt để đạt được cái hòa đồng – Thái độ kiến trúc Việt: tinh giản, hòa hợp, chứ không cầu kỳ, áp chế – Làm sao nói chuyện bản sắc, hay tranh luận với anh Tùng vài điểm – Chuyện bản sắc: “tiếp biến” hay là “tạo dựng”?  – Đừng nhầm bản tính với bản sắc – Muốn giản thì phải tinh, muốn tinh thì phải cầu kỳ. Ta thì không tinh…  – Về sự bất biến của “Dân tộc tính” 

 

Chia sẻ: ********
Mr. Tùng viết: “nghĩa là cứ tin là có, làm như có, thời nó sẽ có, còn bảo là không, làm như không thì cũng là không.” Câu này tác giả khẳng định hay định phê phán? Xin phép được dẫn Tây một chút, theo sách Nguyễn Du, chỉ yếu để giữ gáo, không có ý chơi trội ạ. Cuốn sách về Khrushev Пять выборов Никиты Хрущёваdo chính cháu ông viết, viết rằng theo Khrushev, để khẳng định về CNXH, ông đưa ra những ví dụ về tiêu chuẩn của con người CSCN, thậm chí mỗi ngày được phân phổi mấy quả trứng. (bạn nào thực sự quan tâm, có thể gửi chương có liên quan, bằng tiếng Việt, qua plovdent.com, chỉ mong bản quyền dịch được tôn trọng). … … … Rồi đến đời Brezhnev, khi được báo cáo là các chỉ tiêu của CNXH, về thực chất, không đạt. Sa hoàng này bèn phán: chúng ta đã hoàn thành xong giai đoạn gầy dựng XHCN, nay chuyển sang xây tiền đề cho CNCS. Kết quả của quá trình “không (thể có) mà cứ xưng xưng bảo là có” này ra sao, cả thế giới đều biết… À may vai ngã… có chuyện Việt đây rồi. Đồ Sơn cứ khăng khăng bảo là không có zấn đề nuộc thân xác phụ nữ, nhiều VIP làm ra bộ không nhận thấy ló, và zấn đề này trở thành không? Câu cuối: dạo này diễn đàn plovdent.com yêu mến xuất hiện những phát kiến động trời. Nhiều người làm như hổng có!

Bài viết liên quan

  • Duly noted là gì
  • Đạo tin lành tiếng anh là gì
  • Vàng pnj là gì
  • Dây mass là gì
  • Mẫu câu là gì
  • Cửa biển là gì
  • Cra là gì toán 10
  • Mobaxterm là gì
  • Cool boy là gì
  • Con vịt đọc tiếng anh là gì

Rate this post

Viết một bình luận