Tứ hành xung – VCED

TỨ HÀNH XUNG

1. Tứ hành xung là gì?

 Xưa nay nhiều người không chuyên dịch lý hiểu rằng, tứ hành xung là tình trạng 4 tuổi trong cùng một nhóm xung nhau. Trong 12 con giáp, chia ra thành 3 nhóm tứ hành xung, đó là:

      Tý – Ngọ – Mão – Dậu

      Dần – Thân – Tỵ – Hợi

      Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Tứ là bốn, hành là vận hành. Bốn tuổi trên vận hành xung nhau. Đây là cách hiểu phổ biến của những người không chuyên về dịch lý. Dẫn đến chuyện cưới xin, tuyển dụng nhân viên thân tín, chọn năm sinh con… phải tránh những tuổi xung nhau trên. Có trường hợp vì yêu trúng tuổi trong tứ hành xung mà bố mẹ bắt phải chia tay là cách vận dụng tứ hành xung vào cuộc sống nhiều người.

2. Sự thực thì thế nào?

      – Đầu tiên khẳng định rằng chỉ có 6 con giáp chứ không phải 12. Giáp Dần – Giáp Ngọ – Giáp Tuất và Giáp Thân – Giáp Tý – Giáp Thìn. 12 con giáp được nhắc phần trên là 12 địa chi chứ không phải 12 con giáp. 12 địa chi chưa thể nói là 12 tuổi, bởi vì khi xét về tuổi thì phải có Thiên Can phối hợp. Ví dụ như tuổi Tý có 5 loại: Giáp Tý – Bình Tý – Mậu Tý – Canh Tý và Nhâm Tý. Mỗi con giáp phối hợp khác nhau cho ra đặc điểm tuổi khác nhau. Chẳng hạn, Giáp Tý và Canh Tý cùng tuổi Tý nhưng lại đối lập nhau.

      – Thứ hai, trong 12 địa chi trên chia làm 3 nhóm: Tứ sinh (Dần – Thân – Tỵ – Hợi); Tứ vượng (Tý – Ngọ – Mão – Dậu) và Tứ mộ (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi). Người ta chia thành 3 nhóm vì những địa chi trong nhóm có cùng đặc điểm chung. Trong tử vi chia con người ra thành 4 thế đứng: người phe Thái Tuế – người phe Thiếu dương – người phe Thiếu âm – người phe Tuế phá. Trong đó, Phe Thái tuế xung với phe Tuế phá, phe Thiếu dương xung với phe Thiếu âm.

       + Người Tuế phá nhóm tứ vượng (Tý – Ngọ – Mão – Dậu) luôn có Cô Quả đi kèm mà hai nhóm tứ sinh và tứ mộ không có.

      + Người Thiếu dương nhóm tứ mộ (Thìn – Tuất – Sửu- Mùi) luôn có Cô Quả đi cùng mà hai nhóm tứ sinh và tứ vượng không có.

      + Người Thiếu âm nhóm tứ sinh (Dần – Thân – Tỵ – Hợi) luôn có cô quả đi cùng mà hai nhóm tứ vượng và tứ mộ không có.

      + Người Thái Tuế phe tứ mộ (Thìn – Tuất – Sửu – Mùi) được Hoa Cái đồng cung mà hai phe tứ sinh với tứ vượng không có.

     + Còn rất nhiều, nhiều nữa….

      Mỗi sự khác nhau trên cho chúng ta có sự phân tích về nhân sinh quan, vận hạn của mỗi người khác nhau. Can – Chi mới chỉ là bố – mẹ, phối hợp của 4 trụ Can – Chi (năm tháng ngày giờ) sinh ra hơn 100 đứa con, từ đó mới có sự giải đoán chính xác được tính cách vận hạn của mỗi người được. Nếu chỉ xét Can – Chi thì chưa nói được điều gì cả.

      Thứ ba, những tuổi trong nhóm gọi là tứ hành xung không có xung nhau thậm chí hợp nhau:

      + Tý – Ngọ xung nhau, nhưng Tý – Mão hay Tý – Dậu lại hợp nhau.

      + Thìn – Tuất xung nhau như Thìn – Mùi hay Thìn – Sửu lại không.

      + Dần – Thân xung nhau nhưng Tị – Thân hay Dần – Hợi lại hợp nhau.

      + …còn rất nhiều nữa

3. Sự cần thiết phải nắm vững dịch lý cơ bản.

      Tại sao chúng ta tự nghiên cứu phong thủy, tử vi…không bao giờ khá được mặc dù chúng ta thừa đam mê. Câu trả lời là chúng ta không được trang bị kiến thức căn bản tốt và có người hướng dẫn tốt. Chúng ta chưa nắm vững kiến thức cơ bản nhưng lại đọc đủ loại sách, sau một thời gian điều gì ta cũng biết nhưng chúng ta không chắc chắn những điều ta biết đúng hay sai.

      Những công trình lý số được công bố hiện có mâu thuẫn nhau, thiếu tính hướng dẫn, thiếu phản biện, thiếu thẩm định…làm cho người nghiên cứu sau một thời gian đứng ở ngã 5 ngã 6 không biết đi đường nào.

      Nếu bạn yêu thích lĩnh vực dịch lý, đăng ký học khóa: VĂN HÓA KINH DOANH PHƯƠNG ĐÔNG (DỊCH LÝ TRONG KINH DOANH) của Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG-HCM sẽ giải quyết những khó khăn đó

ThS. Lê Văn Thông ( Nhà nghiên cứu Dịch lý – Phong thủy)

Rate this post

Viết một bình luận