Tự phụ là gì? Những biểu hiện của người có tính tự phụ?

Tự phụ là gì? Biểu hiện và nguyên nhân của tính tự phụ? Sự khác biệt giữa tự phụ, tự ti và tự trọng?

Mỗi người đều có những loại tính cách khác nhau. Tự phụ được biết là một loại tính cách của con người cũng giống như là tự tin, tự trọng vậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng đưa ra được khái niệm liên quan đến tính cách này. Tự phụ là một tính cách xấu và mọi người cần phải tránh. Tính tự phụ sẽ đem đến nhiều rắc rối cho bản thân mỗi người và làm ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tự phụ là gì? Những biểu hiện của người có tính tự phụ?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tự phụ là gì?

Tự phụ được hiểu chính là sự kiêu căng, con người tự ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn luôn là nhất, điều mà bản thân mình nói ra cũng luôn là đúng đắn mà người đó lại coi thường mọi người xung quanh. Hay nói một cách khác, tự phụ cũng chính là tự cao, tự đại, tự đắc, con người cũng đã tự đánh giá cao bản thân mình trước mặt những người xung quanh. Những người có tính tự phụ thì sẽ tự cho mình là người luôn có quyền không cần phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực đã được đề ra và có sẵn trong gia đình, tổ chức hoặc trong cộng đồng xã hội.

Tự phụ cũng chính là việc con người vỗ ngực tự cho bản thân mình là tài giỏi, không nghe lời khi người khác thực hiện việc can ngăn, cứ nhất quyết cho rằng bản thân mình đúng. Nói theo một cách đơn giản thì tự phụ cũng chính là mức độ tự tin quá cao của mỗi người, tới mức sẽ làm làm mờ ý chí suy nghĩ, phân tích của bản thân mỗi người.

Các chủ thể là những người tự phụ thông thường sẽ là những người luôn cho mình là giỏi nhất và không một ai giỏi hơn bản thân mình, nên những người tự phụ thông thường sẽ có thái độ hống hách và coi thường ý kiến người khác, rồi những người tự phụ này sẽ bảo thủ và luôn luôn cho rằng ý kiến của mình là chính xác và bắt người khác phải làm theo đúng như ý muốn của mình.

Tự tin là một điều tốt nhung nếu sự tự tin không đúng chừng mực thì lại biến các chủ thể trở thành thành một con người tự phụ. Con người khi luôn đề cao tầm quan trọng và sự tồn tại của bản thân trong một nhóm, hay một cộng đồng xã hội và những ý kiến chủ quan, suy nghĩ của các chủ thể đó luôn bị áp đặt là đúng, là không bao giờ sai là một con người có tính tự phụ.

2. Biểu hiện và nguyên nhân của tính tự phụ:

Các biểu hiện của tính tự phụ:

– Chủ thể là những người có tính tự phụ khi làm được việc gì thì thường sẽ tỏ ra coi thường người khác.

– Chủ thể là những người có tính tự phụ sẽ luôn tự cho mình là đúng. Những người khác ý kiến hoặc làm theo cách khác đều là sai.

– Chủ thể là những người có tính tự phụ sẽ có thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. – Chủ thể là những người tự phụ là luôn đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người nhưng trong mắt mọi người xung quanh thì bản thân họ lại quá nhỏ bé. Ngược lại, còn đối với người tự ti họ xem mình thấp hơn người khác, kém cỏi hơn người khác.

Chủ thể là những người có tính tự phụ thông thường sẽ khiến những người khác vô cùng khó chịu nên các chủ thể này thông thường bị cô độc, lẻ loi một mình. Nếu như sư tự tin đưa chúng ta tới thành công thì tự phụ sẽ lại dẫn con người đi tới thất bại. Bởi một người khi có tính tự phụ thì người đó thực chất sẽ không nhìn thấy người khác tài giỏi và sẽ không mở rộng kiến thức cũng như không thể tích lũy thêm kinh nghiệm mà những người đó sẽ chỉ nghĩ ta đã giỏi nhất vì vậy việc thất bại là điều dễ hiểu.

Bởi vì, hiện nay, trong cuộc sống, nếu chúng ta đã giỏi thì xung quanh chúng ta sẽ lại có người khác giỏi hơn ta, đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải không ngừng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để sẽ không bị tụt hậu lại phía sau. Những chủ thể là những người tự phụ thường sẽ không nhìn ra điều đó nên các chủ thể này thường bị bỏ lại phía sau một mình đơn độc.

Ta thấy rằng, tự phụ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm của con người, mỗi chúng ta đều sẽ cần phải rèn luyện để từ đó sẽ có thể tránh mắc phải căn bệnh này.

Thực tế, mỗi chúng ta đều hiểu được biểu hiện của những điều trên đều có tác động không tốt đối với cuộc sống của chúng ta, những biểu hiện được nêu cụ thể bên trên sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mỗi người.

Một số những nguyên nhân dẫn tới tính tự phụ:

– Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tính tự phụ đó là xuất phát từ việc không có tính khiêm tốn trước mọi người.

– Bên cạnh đó, nguyên nhân tiếp theo dẫn tới tính tự phụ là do chủ nghĩa cá nhân hay tự đề cao cái tôi của bản thân.

– Thường là do cái tôi chủ quan của bản thân quá lớn.

– Người đó có bệnh ngôi sao và luôn luôn cho mình là trung tâm, là người quan trọng

– Nguyên nhân dẫn tới tính tự phụ là do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người, và không có ý chí cầu tiến học hỏi người khác.

Mỗi con người cần đều sẽ cần nắm được ưu điểm và nhược điểm của chính bản mình, mỗi người đều sẽ cần phải biết hoà mình cùng với tập thể, sống học tập và làm việc cùng mọi người để nhằm mục đích có thể thông qua đó xây dựng xã hội phát triển và ngày càng tiến bộ.

Nhiều người được xem là mắc bệnh ngôi sao khi mọi hành động, việc làm đều sẽ chỉ xoay quanh cuộc sống, lời nói của chính bản thân của họ. Trong thực tế hiện nay, cũng có rất nhiều yếu tố dẫn đến căn bệnh tự phụ. Bởi vì các chủ thể đó đã quen với việc thường được nhiều người xu nịnh, thích sống bằng những lời nịnh hót. Bên cạnh đó thì yếu tố xã hội cũng là một phần khiến con người trở nên tự phụ, khi các chủ thể đó bị sống trong những danh vọng ảo, bằng cấp giả, làm cho các chủ thể đó suy nghĩ rằng họ thực sự tài giỏi, được mọi người tôn sùng. Tính tự phụ cũng sẽ dễ dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong cuộc sống và các mối quan hệ của con người.

Mỗi con người khi có tính tự phụ thường sẽ bị bạn bè xa lánh, đồng nghiệp không muốn hợp tác vì cái tôi của những người đó quá lớn. Quan trọng nhất là các chủ thể sẽ không có tâm lý muốn nhận lấy những thất bại. Trong khi thất bại là mẹ thành công, thì đối với những người tự phụ thì sẽ chỉ cần thất bại một chút hay nhận một lời chê bai thì cũng sẽ khiến cho các chủ thể đó bị dằn vặt, khó chịu và từ đó cũng sẽ dễ gây ra những hành động mất kiểm soát.

3. Sự khác biệt giữa tự phụ, tự ti và tự trọng:

Ba khái niệm về tự phụ, tự ti và tự trọng rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa tự phụ, tự ti và tự trọng thông qua khái niệm về tự ti và tự trọng:

– Thứ nhất: Tự ti:

Tự ti được hiểu cơ bản là việc các chủ thể tự đánh giá thấp bản thân mình và từ đó cũng đã dẫn tới thiếu tự tin vào năng lực của chính bản thân. Cũng chính bởi vì thế mà các chủ thể sẽ cần hạn chế suy nghĩ, nói năng, hành động và người tự ti sẽ ngại giao tiếp với người khác.

Tính tự ti của con người cũng sẽ khiến những người có tính cách này bị mất điểm rất nhiều trong mắt mọi người xung quanh. Tính tự ti cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phấn đấu vươn lên của mỗi cá nhân vì tính tự ti của con người cũng sẽ tạo ra sức ì và thói quen xấu ỷ lại cùng tâm lý thất bại, nghi ngờ bản thân.

Người có tính tự ti sẽ luôn tự cho mình là người yếu kém, bất tài, và mình so với những người khác chẳng có gì nổi bật so với người khác, có thể hiểu rằng làm gì hỏng nấy. Từ nhận thức sai lệch về chính bản thân mình, các chủ thể này cũng sẽ trở nên thụ động, thiếu hẳn sự linh hoạt, sáng tạo trong mọi công việc vì sợ thất bại, sợ trách nhiệm và những trọng trách.

– Thứ hai: Tự trọng:

Tự trọng được hiểu cơ bản là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân mình. Đức tính tự trọng này là một nét tính cách được coi là nền tảng để làm nên phẩm giá cao quý của một con người chân chính.

Đức tính tự trọng này được thể hiện qua suy nghĩ, lời nói và từng công việc trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người trong cuộc sống. Đức tính tự trọng này được thể hiện rất đỏi bình thường trong đời sống ví dụ như: Bất luận có khó khăn về kinh tế đến đâu thì người tự trọng đều cũng không thể việc khó khăn đó trở thành lý do để bản thân thực hiện các hành vi như ăn trộm, chơi xấu người khác.

Những người có tính tự trọng sẽ đều biết rằng bản thân phải tôn trọng mình trước, những người này dều sẽ không làm điều gì tổn hại đến thanh danh và sẽ không bị khuất phục trường cường quyền, bạo lực và những người tự trọng sẽ không bị mua chuộc bởi vật chất tầm thường.

Người tự trọng đều sẽ được mọi người nể phục. Người có tính tự trọng luôn nhận thức đúng đắn về chính bản thân mình và về những người xung quanh. Người tự trọng sẽ biết cách phân biệt đúng, sai, phái trái và nói đạo lý. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn giữ được nếp sống trong sạch.

Rate this post

Viết một bình luận