Tư vấn nghề nghiệp: giai đoạn từ 20 – 35 tuổi nên làm gì? | AUM Việt Nam

Ở mỗi giai đoạn của cuộc đời, mỗi người cần đặt ra những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và nỗ lực chinh phục chúng. Có như vậy chúng ta mới nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân để có thể thăng tiến trong công việc và tạo dựng thành công bền vững trong tương lai.

Giai đoạn độ tuổi từ 20 -35 tuổi là giai đoạn “chuẩn bị” rất quan trọng cho cuộc đời mỗi con người. Giai đoạn này kéo dài từ khi các bạn có định hướng nghề nghiệp cho đến khi đủ kinh nghiệm và năng lực để bắt đầu cho giai đoạn đầu tư và khởi nghiệp tiếp theo của cuộc đời. Nói như thế không có nghĩa rằng bạn không được khởi nghiệp sớm hay có người vẫn thành công dù đã quá lớn tuổi, nhưng giai đoạn từ 30 – 35 tuổi là phù hợp nhất để bắt đầu. Khởi nghiệp ở tuổi quá trẻ sẽ khiến bạn dễ nản chí khi thất bại, hoặc sẽ không còn cơ hội để làm lại nếu bạn đã quá lớn tuổi. 

chuan-bi-cho-cuoc-doi

Vậy để chuẩn bị cho tương lai, hãy cùng xem ngay từ bây giờ bạn nên chuẩn bị gì cho mỗi giai đoạn: 

Từ 20-25 tuổi: Hoàn thiện kỹ năng và thái độ làm việc

 

Đây là nấc thang đầu tiên trong sự nghiệp của mỗi người. Bước chân khỏi nhà trường, đa số người trẻ mang những khát vọng lớn lao về tương lai. Họ hăng hái dấn thân vào công việc để chứng tỏ bản thân mình.

Mặc dù vậy, ở độ tuổi này người lao động thường “cả thèm chóng chán, thiếu kiên nhẫn và dễ dàng từ bỏ công việc khi khó khăn xảy ra”. Về định hướng, họ lan man và không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Do vậy, bạn trẻ trong giai đoạn này phải xác định thật rõ ưu nhược điểm của bản thân. Từ đó chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách và sở thích của mình. Tận dụng ưu thế học hỏi nhanh và năng suất lao động cao, bạn sẽ dễ dàng đánh bại những đối thủ của mình trong giai đoạn này.

Thống kê cho thấy 05 năm làm việc tích cực (tương đương 10.000 giờ) là thời gian tối thiểu để 1 người trở thành chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực của mình. Những năm đầu của sự nghiệp, hãy tập trung vào hoàn thiện năng lực chuyên môn trước khi bước tiếp những bậc tiếp theo trong thang sự nghiệp của mình.

25-30 tuổi: Hãy nhắm đến vị trí quản lý

Trong độ tuổi này, đa số mọi người sẽ đạt đến điểm giới hạn trong chuyên môn của mình. Khi đó, việc nhắm đến các vị trí quản lý, điều hành phải là mục tiêu hàng đầu. Nếu không, bạn sẽ tụt lại phía sau so với thế hệ của mình và chịu áp lực cạnh tranh từ thế hệ 20-25 tiếp theo. Ngay từ khi còn là nhân viên, mọi người nên thường xuyên học hỏi và trau dồi những kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Điều này vô cùng quan trọng, bởi lẽ người chủ doanh nghiệp sẽ chọn những nhân viên có năng lực điều phối và gây ảnh hưởng lên đội nhóm cho vị trí quản lý sau này.

chon-nghe-nghiep-nhu-the-nao

Hãy tìm đọc những đầu sách về quản lý và lãnh đạo từ những chuyên gia hàng đầu như “Tinh Hoa Lãnh Đạo” của John C. Maxwell, “Thuật Quản Trị” của Brian Tracy hoặc “Từ tốt đến vĩ đại” của Jim Collins… Bên cạnh đó, luôn rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và nói trước đám đông để nâng cao khả năng gây ảnh hưởng, tạo cảm hứng cho mọi người. Hãy luôn sẵn sàng trở thành người đứng đầu

Giai đoạn này cũng là độ tuổi để bạn chuẩn bị năng lực cho giai đoạn đầu tư và khởi nghiệp tiếp theo, do đó việc chuẩn bị thêm các kiến thức chuyên môn là điều cần thiết. Học văn bằng 2 được nhiều người lựa chọn, không ít giám đốc trẻ đã và đang tham gia các lớp học văn bằng 2 quản trị kinh doanh.

Sau 30 tuổi: Đầu tư và khởi nghiệp là ưu tiên hàng đầu

Thực vậy, sau 30 tuổi, con người đứng trước nhiều thay đổi trong suy nghĩ và cách nhìn nhận về cuộc sống. Đa số sẽ bắt đầu xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ đã già. Chúng ta cần phải có một nền tảng tài chính vững vàng hơn để phục vụ cho những mục tiêu và thách thức mới.

Đầu tư và khởi nghiệp là 02 cách để giúp bạn đạt được mục tiêu nêu trên. Tuy nhiên cần phân biệt rõ ràng và tránh sự nhầm lẫn khi áp dụng các quy tắc thành công trong 2 lĩnh vực này.

Ví dụ như nhiều nhà khởi nghiệp trẻ thường mắc phải sai lầm khi áp dụng triết lý “Bỏ trứng vào nhiều rổ” của giới đầu tư vào hoạt động kinh doanh sản xuất. Giải thích cho điều này khá đơn giản nhưng nhiều người trong cuộc không nhìn nhận ra. Đó là doanh nghiệp trẻ mới được thành lập đã nhanh chóng phát triển dài trải, đa dạng hóa sản phẩm dù chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Họ nhanh chóng thất bại vì cạn vốn, không đủ kinh nghiệm quản lý cũng như năng lực cạnh tranh.

Lơi khuyên danh cho người mới bắt đầu kinh doanh, đó là hãy tập trung tối đa và 1 sản phẩm, 1 thị trường duy nhất để tạo dựng uy tín và thương hiệu của riêng mình. Bật mí với các bạn rằng đó cũng là cách mà Apple từng bước chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường di động vốn nằm trong tay Nokia những năm 2000 đấy.

Cuối cùng, hãy luôn ghi nhớ rằng đừng bao giờ để mất đi nhiệt huyết trong công việc và hãy luôn lạc quan để hướng đến tương lai. Hãy luôn tâm niệm không bao giờ quá trễ để bắt đầu, khi bạn còn nuôi dưỡng ý chí và đam mê

Rate this post

Viết một bình luận