{ Tuyệt chiêu} Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi gà, lợn, bò hiệu quả – Vinong Sinh học Đức Bình

5/5 – (20 bình chọn)

Như bà con đã biết, đệm lót sinh học là một mô hình chăn nuôi sáng tạo đang được khuyến khích áp dụng và phát triển trong nước ta. Nhờ có đệm lót sinh học mà các khu vực chuồng trại nuôi bò, heo, gà luôn sạch sẽ, không có mùi hôi, đảm bảo vệ sinh an toàn. Đặc biệt hơn, nếu bà con biết áp dụng chế phẩm vi sinh chuyên làm đệm lót sinh học EMZEO chuồng trại vào sản xuất thì chi phí đầu tư đệm lót vô cùng rẻ. Để tìm hiểu thêm lợi ích và cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi lợn, bò, gà, thỏ, mời bà con cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

ĐỆM LÓT SINH HỌC LÀ GÌ?

Mô hình đệm lót sinh học là gì? Hình thức sử dụng đệm lót mang đến những chức năng gì? Tại sao các bác nông dân thường kết hợp xây dựng chuồng trại kèm theo đệm lót sinh học?

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học hiệu quả khử sạch mùi hôi chuồng trại

Khái niệm về đệm lót sinh học

Đệm lót sinh học là một lớp đệm dùng để lót trong các khu vực chuồng trại chăn nuôi heo, bò, trâu, gà, gia súc, gia cầm. Cấu tạo của lớp đệm được làm từ những nguyên liệu tự nhiên như: mùn cưa, rơm rạ, xơ dừa, bã mía, thân cây bắp khô, trấu và các chế phẩm sinh học như bột ngũ cốc, ngô, cám gạo. Bên cạnh đó, một thành phần quan trọng không thể thiếu trong đệm lót sinh học chính là các nhóm vi sinh vật, vi khuẩn có lợi được nuôi cấy.

Đặc điểm của đệm lót sinh học

Những nguyên liệu làm nên đệm lót sinh học thường có độ trơ cao, ít bị nước làm mềm nhũn. Thành phần vi sinh vật có khả năng tạo ra hoạt tính mạnh, giúp phân giải nhanh chóng các chất thải của động vật. Sau đó, vi khuẩn chuyển hóa các chất đó thành có lợi giúp khử trùng cho chuồng trại chăn nuôi.

Ngoài khả năng biến đổi các chất độc hại thành chất vô hại để giữ gìn vệ sinh. Những nhóm vi sinh vật có trong đệm lót sinh học còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho động vật. Nhờ khả năng tận dụng các chất khí độc trong quá sinh trưởng và phát triển, nhóm vi sinh vật này có thể ức chế các vi khuẩn có hại. Đặc biệt là loại trừ nhóm vi khuẩn gây ra các bệnh đường ruột cho động  vật như E.coli, Salmonella…

Nuôi gà bằng đệm lót mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chức năng của đệm lót sinh học

Việc sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi mang đến rất nhiều lợi ích cho người nông dân. Giúp mọi người giảm bớt rất nhiều chi phí và công sức để vệ sinh chuồng trại. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt các mầm mống gây bệnh.

Mô hình đệm lót giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái có lợi cho vật nuôi. Nhờ có đệm lót sinh học, các loài động vật có không gian sống thoải mái, giảm bớt căng thẳng, thúc đẩy quá trình sinh trưởng giúp động vật phát triển khỏe mạnh.

CÁCH LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC NUÔI GÀ

Khi chăm sóc những đàn gà được nuôi trong các chuồng trại có kết hợp đệm lót sinh học, bà con sẽ nhận lại được rất nhiều lợi ích từ khả năng tăng trưởng nhanh chóng của đàn gà đó. Vậy cách làm đệm lót sinh học nuôi gà như thế nào cho hiệu quả? Mời bà con tiếp tục theo dõi những phương pháp được trình bày ngay dưới đây nhé!

Xem ngay: Giải pháp nuôi gà không mùi hôi hiệu quả nhất

Kỹ thuật làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản, hiệu quả nhất

Sử dụng đệm lót sinh học nuôi gà là giải pháp chăn nuôi không mùi hôi hiệu quả nhất hiện nay vừa tiết kiệm chi phí vừa giảm nhân công chăm sóc đồng thời giải quyết tốt mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường

Cách làm đệm lót sinh học nuôi gà đơn giản mà hiệu quả bất ngờ

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Trấu sạch, mùn cưa khô, đảm bảo không bị ẩm mốc.
  • Chế phẩm làm đệm lót sinh họcEmzeo chuồng trại:

Kỹ thuật làm đệm lót nuôi gà chuồng nền

  • Rải lớp lót chuồng dày khoảng 10 cm
  • Rải đều men vi sinh làm đệm lót sinh học emzeo 200gr cho 5 – 7 m^2 chuồng trại
  • Định kỳ 10 – 15 ngày rắc lại một lần hoặc khi có mùi hôi xuất hiện trở lại. Lượng sử dụng men rắc chuồng gà EMZEO là: 1 gói 200gr rắc cho 15 – 20 m^2
  • Lưu ý: Nếu nuôi gà với mật độ cao hoặc thời tiết mưa ẩm nhiều, nên tăng lượng men vi sinh EMZEO rắc vào chuồng gà.

Kỹ thuật làm đệm lót nuôi gà chuồng lồng

  • Đệm lót dùng để độn chuồng với chiều dày 10 – 15cm
  • Rắc men vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO lên bề mặt: 1 gói 200gr rắc 6 – 8 m^2
  • Định kỳ: 1 tuần rắc men EMZEO 1 lần với lượng 1 gói 200gr rắc cho 10 – 15 m^2
  • Chú ý: Cứ 3- 5 ngày đảo đệm lót 1 lần với chuồng lồng 2 tầng. Chuồng lồng 3 tầng thì 2 – 3 ngày đảo trộn 1 lần

Một số lưu ý khi áp dụng đệm lót sinh học nuôi gà

Nếu bà con muốn áp dụng thành công mô hình đệm lót sinh học để nuôi gà hiệu quả. Mọi người nên lưu ý đến các kỹ thuật quan trọng như sau:

  • Đảm bảo bề mặt đệm lót sinh học luôn tơi xốp.
  • Giữ cho không gian chuồng trại thoáng mát, có cửa thông thoáng. Nếu bà con nuôi gà trong mùa nóng có thể áp dụng thêm quạt gió để gà sinh trưởng khỏe mạnh.
  • Tiến hàng bảo dưỡng chuồng gà liên tục để đệm lót luôn khô, tránh để nước mưa làm ít chuồng trại.
  • Chú ý đến nhiệt độ của chuồng , xem xét vị trí treo đèn phù hợp để gà không bị nhiễm lạnh và mùa khô.

CÁCH LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI LỢN, BÒ

Việc sử dụng đệm lót sinh học giúp heo, bò phát triển khỏe mạnh, mau lớn, tăng trong nhanh, mang về nhiều lợi ích kinh tế cho bà con.

Công dụng của đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo

  • Giảm công vệ sinh chuồng trại
  • Mùa đông không cần tắm cho vật nuôi
  • Giảm chi phí điện, nước
  • Giảm ô nhiễm môi trường
  • Giảm chi phí sử dụng thuốc chữa bệnh
  • Giảm bệnh tả phân trắng của con non
  • Tạo nguồn phân hữu cơ cho cây trồng
  • Khử mùi hôi chuồng trại rất tốt

Cách làm đệm lót sinh học nuôi lợn (heo) chưa bao giờ dễ đến vậy

Hướng dẫn cách làm đệm lót sinh học nuôi bò, lợn

Lợi ích của đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo là quá tuyệt vời, dưới đây là cách làm đệm lót trong chăn nuôi heo mang lại hiệu quả nhất

Thuốc khử mùi hôi chuồng trại emzeo - Bí kíp chăn nuôi không mùi hôi hiệu quả

Trước khi làm đệm lót chăn nuôi heo, cần chuẩn bị đủ nguyên liệu trấu và mùn cưa đủ cho đồ dạy 50 – 60cm, sau đó thực hiện các bước như sau cho chuồng có diện tích khoảng 20m2

  • Bước 1: Rải một lớp mùn cưa/trấu dày khoảng 15cm.
  • Bước 2: Phun nước cấp ẩm bằng vòi (phun như mưa) để lớp đệm vài rải đạt độ ẩm vào khoảng 20% (thử bằng cách bốc một nấm mùn cưa/trấu, quan sát nếu thấy trấu thấm nước, bóp chặt và nếu không bị ướt tay là đạt yêu cầu. Đối với mùn cưa, nếu thấy chúng sẫm màu, bóp chặt bằng tay cảm giác ướt tay mà chúng vẫn tới là được). Chú ý nên vừa phun nước vừa cào để cấp ẩm đều cho toàn bộ bề mặt.
  • Bước 3: Dùng 1 gói EMZEO 200gr đệm lót sinh học thảo dược rắc lên mặt chuồng. Bổ sung thêm trấu/mùn cưa lên trên cho đến khi đạt độ dày 60cm. Sử dụng 2 gói chế phẩm làm đệm lót sinh học EMZEO 200gr rắc đều trên bề mặt đệm
  • Bước 4: Che phủ kín bề mặt bằng bạt trong khoảng 5 ngày trước khi thả heo vào chuồng.
  • Bước 5: Sau thả heo vào nuôi và khoảng 5-10 ngày tiếp theo rải tiếp 2 gói EMZEO đệm lót sinh học lên bề mặt chuồng và nhớ rải đều.
  • Bước 6: Bảo dưỡng đệm lót thường xuyên bằng cách cứ sau mỗi 20-30 ngày lại rắc thêm 1 gói chế phẩm đệm lót sinh học thảo dược EMZEO

Xem ngay: Thuốc khử mùi hôi chuồng trại Emzeo – Bí kíp chăn nuôi không mùi hôi

Cách vệ sinh và bảo dưỡng đệm lót sinh học nuôi bò, lợn

Trong suốt thời gian sử dụng mô hình đệm lót sinh học, bà con nên lưu ý cách chăm sóc và bảo dưỡng chất đệm như sau:

  • Thường xuyên đảo phân từ một đến hai lần trong ngày. Việc này giúp chuồng trại thông thoáng, lớp đệm tiếp nhận được nhiều oxy làm giảm các vi khuẩn gây hại cho bò, lợn.
  • Bổ sung men đều đặn một tháng một lần. Bà con nên bảo dưỡng đệm lót bằng cách sử dụng hai gói chế phẩm EMZEO chuồng trại trộn cùng cám để rắc đều lên bề mặt chuồng. Ngoài ra, bà con có thể dựa vào thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm để điều chỉnh thời gian thêm men vào đệm lót sinh học nuôi bò, heo.
  • Giữ cho chuồng trại thoáng mát, thường xuyên thông gió cho bò, heo. Và canh chừng độ ẩm của phân, các chất độn có trong chuồng trại.

CÁCH LÀM ĐỆM LÓT SINH HỌC NUÔI THỎ

Ngoài kỹ thuật làm đệm trong nuôi gà và heo, dưới đây là hướng dẫn làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ. Các nguyên liệu chính cần chuẩn bị như: trấu mới xay xát, mùn cưa sạch, men vi sinh Balasa. Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xử lý chuồng sao cho chuồng khô ráo, có lối thoát nước.
  • Bước 2: Trộn trấu và mùn cưa theo tỷ lệ lần lượt 30% và 70% cùng với 1 gói men vi sinh EMZEO 200gr ( làm cho 5m2). Chiều dày đệm lót 5 – 7cm
  • Bước 3: Sau khi làm xong hỗn hợp, chỉ cần tiến hành trải đều lên nền chuồng và rắc tiếp gói men vi sinh EMZEO vào chuồng nuôi (1 gói 200gr rắc cho 10m2)
  • Bước 4: thả thỏ vào nuôi và chăm sóc đệm lót sinh học định kỳ

Chi tiết cách làm đệm lót sinh học nuôi thỏ

Chú ý sử dụng và bảo dưỡng đệm

  • Tránh cho chuồng bị mắc mưa vừa nguồn nước từ vòi nước chảy vào.
  • Thay đệm lót ướt bằng đệm khô và tưới ẩm.
  • Đảm bảo độ tơi xốp của nệm.
  • Rắc men vi sinh định kỳ hàng tháng hoặc khi xuất hiện mùi hôi trở lại

MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐỆM LÓT SINH HỌC

Sử dụng đệm lót sinh học tăng khả năng phân giải chất thải động vật có trong chuồng trại. Giúp khu vực chăn nuôi sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng  bà con nên quan tâm đến một số nhược điểm của đệm lót sinh học.

Đệm lót sinh học áp dụng cho chuồng trại có diện tích nhỏ

Thứ 1: Nguồn nguyên liệu chính của đệm lót và các chất tự nhiên. Vật liệu có trong đời sống hằng ngày nhưng khó kiếm được số lượng lớn. Vì thế việc triển khai xây dựng mô đệm lót sinh học lớn, chuồng trại có phạm vi diện tích rộng gặp nhiều khó khăn hơn.

Thứ 2: Trong quá trình áp dụng đệm lót vào chuồng trại chăn nuôi, bà con khó canh chừng nhiệt độ. Thông thường, các vi sinh vật sinh nhiệt dễ khiến nhiệt độ chuồng nuôi tăng cao. Có khi lên đến 30, 40 độ C vào mùa hè. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi khi gà sinh sản, heo tăng trọng.

Thứ 3: Đệm lót sinh học đòi hỏi kỹ thuật áp dụng cao. Nếu không chú ý đến từng giai đoạn, chúng ta khó phát huy tốt các chức năng của đệm lót.

Thứ 4: Khi áp dụng đệm lót sinh học với nhiều lứa nuôi động vật. Nếu bà con không sát trùng kỹ lưỡng chuồng trại dễ tạo ra các mầm mống gây bệnh. Thậm chí trong trường hợp vật nuôi mắc dịch bệnh, bà con cần tiêu hủy toàn bộ đệm lót sinh học trong chuồng trại để tránh gây ô nhiễm môi trường. Nhưng điều này lại ảnh hưởng xấu đến kinh tế hộ gia đình chăn nuôi.

MUA ĐỆM LÓT SINH HỌC Ở ĐÂU

Khi làm đệm lót sinh học, chắc hẳn sẽ có những thắc mắc về việc mua đệm lót sinh học ở đâu? Câu trả lời là bạn có thể sử dụng các nguyên liệu như mùn cưa và trấu có sẵn, chỉ cần mua thêm men vi sinh làm đệm lót sinh học EMZEO chuồng trại ở những cửa hàng chuyên về chăn nuôi uy tín. Hoặc bạn có thể chọn mua mùn cưa và trấu ở những xưởng xay lúa gạo và xưởng cưa, tuy nhiên cần lưu ý chọn nguyên liệu chất lượng cao, sạch để tránh gây bệnh cho vật nuôi trong quá trình làm đệm.

Trấu, mùn cưa, cát khô … là ngững nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Vì vậy khi làm đệm lót sinh học chăn nuôi, bà con chỉ cần mua loại men vi sinh đặc chủng làm đệm lót sinh học EMZEO chuồng trại

Mua hàng tại đây

Vinong Sinh học Đức Bình là cơ sở chuyên cung cấp chế phẩm sinh học, giúp bà con nhanh chóng hoàn thành mô hình chăn nuôi ứng dụng đệm lót sinh học hiệu quả.

Bài viết chia sẻ về các thông tin liên quan đến đệm lót sinh học và ứng dụng của mô hình đệm lót trong chăn nuôi gà, bò, lợn… Qua đây, hy vọng bà con đã có những cái nhìn đầy đủ về ưu điểm và hạn chế của đệm lót sinh học. Từ đó giúp bà con có thể lựa chọn cách làm đệm lót sinh học để chăn nuôi thật thành công.

Xem ngay: Cách chế biến và sử dụng phân gà bón cây hiệu quả

Rate this post

Viết một bình luận