UEFA Champions League (cúp C1) là giải gì và những điều cần biết

Chắc hẳn các tín đồ của môn thể thao vua được lắng nghe bài hát có giai điệu hào hùng quen thuộc vào mỗi khuya giữa tuần. Nếu bạn đã nghe đến giai điệu quen thuộc đó, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc rằng UEFA Champions League (cúp C1) là giải gì?

UEFA Champions League (cúp C1) là giải gì?

UEFA Champions League hay còn gọi là Cúp C1 (Viết tắt: UCL) là giải đấu diễn ra hàng năm của LĐBĐ châu Âu (UEFA). UCL dành cho các CLB hàng đầu của bóng đá châu Âu, thường là các nhà vô địch của giải quốc nội hoặc những đội bóng xếp ngay sau đó.

Giải đấu được thành lập vào năm 1955 với tên gọi ban đầu là European Champion Clubs’ Cup (hay European Cup). Sau đó, phiên bản UCL như hiện nay được giới thiệu vào năm 1992. Thể thức của UCL có những khác biệt so với European Cup.

European Cup trước đây chỉ thi đấu với thể thức đá loại trực tiếp và mỗi quốc gia chỉ có đúng 1 CLB tham dự. Còn UCL bắt đầu tổ chức theo thể thức vòng bảng, những mùa đầu cho phép đội á quân của giải quốc nội tham dự. Hiện nay 4 giải vô địch hàng đầu châu Âu mỗi giải có 4 đội bóng đại diện cho quốc gia góp mặt tại vòng bảng Champions League.

Real Madrid là đội bóng giàu thành tích nhất lịch sử UEFA Champions League

Lịch sử của European Cup trước năm 1992

Phiên bản đầu tiên của European Cup được diễn ra ở mùa 1955-56, khi đó giải có 16 đội tham dự. Trận chung kết đầu tiên của giải là cuộc đọ sức giữa Real Madrid (Tây Ban Nha) và Stade de Reims (Pháp). Kết quả là Real Madrid giành chiến thắng chung cuộc 4-3 để giành chức vô địch đầu tiên.

Real Madrid giành 5 chức vô địch European Cup đầu tiên. Tuy nhiên đến mùa 1960-61, Benfica lên ngôi dưới triều đại HLV Bela Guttmann và là đội bóng đầu tiên chấm dứt thời kì thống trị của Real Madrid tại đấu trường châu Âu.

Sau khi giành chức vô địch European Cup 1961-62, Bela Guttmann được cho là đã yêu cầu Benfica tăng lương cho ông nhưng bất thành. Bất chấp những thành công mà ông mang lại, Guttmann nguyền rủa đội bóng rằng “Trong 100 năm nữa, Benfica sẽ không bao giờ vô địch châu Âu”.

HLV Bela Guttmann

Kể từ đó đến nay, “Lời nguyền Bela Guttmann” đã ứng nghiệm và Benfica thất bại trong 8 trận chung kết châu Âu (5 cúp C1 và 3 Europa League). Trước trận chung kết European Cup 1990, “Báo đen” Eusebio, học trò cũ của Guttmann cầu nguyện tại mộ của thầy cũ để mong lời nguyền được hóa giải.

Đến năm 1992, European Cup được đổi tên thành UEFA Champions League và thể thức cũng có nhiều thay đổi.

Nhạc hiệu hào hùng lịch sử của Champions League

Nhạc hiệu của giải có tên chính thức là “Champions League“, được sáng tác bởi nhạc sĩ người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Handel (1658-1759). Giai điệu âm hưởng được hướng theo phong cách đăng quang và nhạc hiệu này mang tính biểu tượng của chiếc cúp.

“Die Meister! Die Besten! Les Grandes Équipes! The Champions!” – Đây là điệp khúc quen thuộc được phát trước mỗi trận đấu trong khuôn khổ UCL. Còn bài nhạc hiệu chính có thời lượng dài khoảng 3 phút.

Nhạc hiệu Champions League được vang lên mỗi khi các trận đấu sắp bắt đầu

Những thay đổi về thể thức của UEFA Champions League

Từ 1992-93 đến mùa 1996-97

Trước đây, European Cup (cúp C1) chỉ dành cho các đội vô địch các giải vô địch thuộc hạng cao nhất của các nước châu Âu và nhà vô địch cúp C1 mùa trước đó.

Khi đó một quốc gia có tối đa 2 đội bóng tham dự trong trường hợp đội vô địch C1 nhưng không giành chức vô địch giải quốc nội. Nếu vô địch C1 và giải quốc nội thì quốc gia đó cũng chỉ có 1 đội tham dự.

Chiếc cúp bạc Champions League

European Cup chỉ có 1 thể thức duy nhất là đá loại trực tiếp. Tuy nhiên đến mùa 1991-92, mùa European Cup cuối cùng, thể thức mới được thử nghiệm, 8 đội mạnh nhất sau khi vượt qua các vòng trước đó chia làm 2 bảng thi đấu vòng tròn đá lượt đi và về. Sau đó chọn 2 đội đầu bảng vào thi đấu trận chung kết. Khi đó Barcelona đánh bại Sampdoria 1-0 để trở thành nhà vô địch European Cup cuối cùng.

Kể từ mùa 1992-93, khi giải đấu được đổi tên như hiện nay, 8 đội mạnh nhất vẫn được chia thành 2 bảng. Tuy nhiên 2 đội nhất nhì mỗi bảng thi đấu vòng bán kết kể từ mùa 1993-94.

Từ 1997-98 đến mùa 2014-15

Bắt đầu từ mùa 1997-98, UEFA đã mở rộng số đội bóng tham dự khi đội vô địch và á quân ở các giải VĐQG hàng đầu có 2 vé. Số đội tham dự vòng bảng là 16 đội. Theo thời gian, số đội dự vòng bảng được tăng dần, từ 16 lên 24 và hiện nay có 32 đội tham dự vòng bảng.

Từ mùa 1999-00 đến 2002-03, ngoài việc phải vượt qua vòng bảng thứ nhất. 16 đội bóng nhất nhì mỗi bảng sẽ tiếp tục tranh tài ở vòng bảng thứ 2 được chia thành 4 bảng. 2 đội nhất nhì mỗi bảng sẽ vào vòng tứ kết.

Liverpool là trường hợp ngoại lệ khi nhà vô địch phải bắt đầu mùa giải với vòng sơ loại thứ nhất

Từ mùa 2003 đến nay, thể thức vòng bảng thứ 2 đã được hủy bỏ và được thay thế bởi vòng knock-out 1/8 dành cho 16 đội vượt qua vòng bảng. Kể từ đó, số đội bóng thuộc các quốc gia có nền bóng đá kém phát triển hơn có vé dự Champions League. Tuy vậy việc này đã vấp phải không ít sự chỉ trích vì việc mở rộng đối tượng tham dự sẽ làm giảm đi chất lượng của giải đấu vốn dĩ chỉ dành cho các “nhà vô địch”.

Một quốc gia sẽ có tối đa 4 đại diện góp mặt, nhưng trường hợp ngoại lệ xuất hiện ở mùa 2005-06 khi nhà ĐKVĐ mùa trước đó là Liverpool không đủ điều kiện dự Champions League vì nằm ngoài top 4 giải Ngoại hạng Anh vẫn được dự Champions League. Liverpool khi đó phải tham dự vòng sơ loại thứ nhất cùng các đội yếu nhất châu Âu và mùa giải đó nước Anh có 5 đại diện góp mặt.

Từ 2015-16 đến mùa 2017-18

Bắt đầu từ mùa 2015-16, nhà vô địch Europa League sẽ được đặc cách một vé dự vòng bảng Champions League. Với sự góp mặt của nhà vô địch Europa League, số suất dự vòng bảng cũng sẽ có những thay đổi nhất định.

Nếu nhà vô địch Europa League mùa trước nằm trong nhóm đủ điều kiện dự vòng bảng, đội đứng hạng 3 ở giải xếp vị trí thứ 5 BXH UEFA Coefficent sẽ được dự vòng bảng. Đồng thời đội á quân ở giải VĐQG xếp vị trí cao nhất trong các đội dự vòng sơ loại thứ 2 sẽ được đặt cách vòng sơ loại thứ 3.

Với suất tham dự cho nhà vô địch Europa League, một quốc gia có thể sẽ có tối đa 5 quốc gia dự vòng bảng.

Real Madrid là đội bóng đầu tiên phá giải "lời nguyền Champions League"

Từ 2018-19 đến nay

Trước sự phản ứng từ các đội bóng hàng đầu về cách phân bổ suất dự Champions League, UEFA đã có những đổi mang tính bước ngoặc. 4 đội bóng từ 4 giải VĐQG đứng đầu châu Âu sẽ được vào thẳng vòng bảng.

Một số luật lệ khác cũng được thay đổi từ mùa giải này, điển hình là việc các HLV được phép tung cầu thủ dự bị thứ 4 vào sân trong trường hợp các đội phải đá vòng knock-out. Số lượng cầu thủ đăng ký cho mỗi trận từ 18 lên thành 23, sau đó các đội vào vòng knock-out sẽ được đăng ký thêm 3 cầu thủ mới.

Trong trường hợp cầu thủ từng tham dự vòng bảng, nếu cầu thủ này chuyển đến thi đấu cho đội bóng góp mặt ở vòng knock-out vẫn có thể được đăng ký thi đấu cho đội bóng mới. Đó là khi đội bóng cũ của cầu thủ đó bị loại khỏi vòng bảng Champions League.

Nhà vô địch Champions League 2018-19 Liverpool

Các nhà vô địch UEFA Champions League

Real Madrid (13 lần): 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002, 2014, 2016, 2017, 2018

AC Milan (7 lần): 1963, 1969, 1989, 1990, 1994, 2003, 2007

Liverpool (6 lần): 1977, 1978, 1981, 1984, 2005, 2019

Bayern Munich (6 lần): 1974, 1975, 1976, 2001, 2013, 2020

Barcelona (5 lần): 1992, 2006, 2009, 2011, 2015

Ajax (4 lần): 1971, 1972, 1973, 1995

Inter Milan (3 lần): 1964, 1965, 2010

Manchester United (3 lần): 1968, 1999, 2008

Juventus (2 lần): 1985, 1996

Benfica (2 lần): 1961, 1962

Nottingham Forest (2 lần): 1979, 1980

Porto (2 lần): 1987, 2004

Các đội ít nhất 1 lần vô địch European Cup/UEFA Champions League: Celtic (1967), Feyenoord (1970), Aston Villa (1982), Hamburg (1983), Steaua Bucuresti (1986), PSV Eindhoven (1988), Sao đỏ Belgrade (1991), Marseille (1993), Borussia Dortmund (1997), Chelsea (2012).

In đậm: Nhà đương kim vô địch Champions League

Như vậy bạn đã biết UEFA Champions League (cúp C1) là giải gì? rồi đúng không nào? Nếu bạn thấy bài viết hay thì hãy tiếp tục đón xem những bài viết khác trên Blogsoccer.net nhé.

Rate this post

Viết một bình luận