Ung thư tuyến giáp ngoài việc điều trị bằng các liệu pháp y khoa còn có thể cải thiện và hồi phục sức khỏe tốt hơn nhờ các phương pháp thực dưỡng. Gần đây, IIMS Việt Nam nhận được rất nhiều câu hỏi về người mắc bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với mọi người một chế độ dinh dưỡng được các bác sĩ khuyến nghị và có lợi trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Đọc ngay các bài viết liên quan:
1. Bệnh ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì
1.1. Thực phẩm chưa được nấu chín
Các món ăn còn sống hoặc tái như gỏi cá, phở bò tái, v. luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột và hàng loạt những ảnh hưởng xấu khác đến các cơ quan mắt, não, tủy sống, v.v
Người mắc bệnh ung thư thường có hệ thống miễn dịch kém và sức đề kháng suy giảm nên càng nhạy cảm hơn so với người bình thường. Vì vậy, trong giai đoạn chữa trị, người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm sống này.
1.2. Đồ ăn lên men
Một số thực phẩm thường được chế biến theo kiểu lên men như dưa muối, cà muối, bắp cải, rau xanh muối, v.v thường có mùi vị thơm ngon, dễ ăn. Tuy nhiên, chúng không phù hợp với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp vì đồ lên men có hàm lượng axit quá cao có thể gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày, phát triển các khối u mới.
1.3. Thực phẩm bị mốc
Một số những độc tố nguy hiểm có trong các loại thực phẩm bị mốc có thể kể đến như Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Khi các hợp chất này đi vào cơ thể người bệnh sẽ gây ra các biến chứng về rối loạn tiêu hóa, hình thành các khối u mới, v.v…Vì vậy, hãy kiểm tra cẩn thận thành phần khẩu phần ăn hằng ngày của bệnh nhân.
1.4. Thực phẩm có nguồn gốc không đảm bảo
Việc lựa chọn và sử dụng các nguồn nguyên liệu thực phẩm không đảm bảo chất lượng không chỉ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe người bệnh ung thư tuyến giáp mà ngay cả người bình thường cũng dễ bị ảnh hưởng. Một số thực phẩm có khả năng gây đầu độc cho người tiêu dùng như:
-
Rau củ quả lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, vượt quá lượng hóa chất cho phép
-
Thịt, cá, đồ tươi sống bị tẩm ướp hóa chất
-
Đồ thực phẩm đóng hộp không có xuất xứ, chứa nhiều chất bảo quản trong thời gian dài.
1.5. Thức ăn chứa nhiều chất béo, lipid
Bệnh ung thư tuyến giáp cần kiêng các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu do chức năng chuyển hóa chất cũng như tiêu hóa của cơ thể còn nhiều hạn chế. Sử dụng nhiều thực phẩm có lipid, chất béo như mỡ lợn, bơ tinh, dầu dừa, bánh quy, v.v… cũng khiến người bệnh chán ăn, dễ ngấy và mất đi cảm giác ngon miệng.
1.6. Các món nướng
Khi chế biến một số thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ dẫn đến biến đổi chất, sản sinh hoạt chất HCAs(heterocyclic amines) có nguy cơ gây ung thư. Với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp nói riêng và ung thư nói chung, việc tiếp nạp các loại thức ăn này sẽ khiến bệnh tình diễn biến xấu hơn. Vì vậy, các món nướng cũng là câu trả lời cho việc ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì.
1.7. Thực phẩm chiên xào
Khi người bệnh ung thư tuyến giáp sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh và kích thích sự phát triển di căn mạnh mẽ của các tế bào ung thư. Nguyên nhân là do dầu ăn chế biến trong nhiệt độ 180 từ 10-20 phút sẽ sản sinh ra nhiều chất độc như acrolein, crotonaldehyde, furfural, v.v…
1.8. Thực phẩm có thành phần i-ốt
Bệnh nhân dù chọn phương pháp phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn phần khối u thì đều cần tiếp tục điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Trước 14 ngày chữa trị, bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiêu thụ ít hơn 50mg i-ốt mỗi ngày. Khi các tế bào ở tuyến giáp thiếu i-ốt sẽ giúp cho quá trình điều trị sau này diễn ra hiệu quả hơn rất nhiều. Do đó, bệnh nhân cần kiêng ăn những loại thực phẩm có thành phần i-ốt như:
-
Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như pho mai, bơ, sữa chua, socola…
-
Hải sản biển
-
Các loại bánh quy, bánh ngọt
-
Lòng đỏ trứng và các loại thực phẩm được chế biến từ lòng đỏ
-
Hoa quả sấy, đồ ăn đóng hộp
-
Thực phẩm từ đậu nành
1.9. Các sản phẩm từ đậu nành và chứa nhiều chất xơ
Các sản phẩm từ đậu nành chứa chất gây hạn chế quá trình tái tạo hormon của tuyến giáp và làm giảm khả năng hấp thụ i-ốt của cơ thể. Những thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả cũng không có lợi để hấp thu thuốc điều trị nhưng bệnh nhân chỉ cần hạn chế, không nên cắt bỏ hoàn toàn để làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
1.10. Thực phẩm chứa nhiều đường
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cũng được khuyến cáo không nên dùng quá nhiều thực phẩm có thành phần đường hóa học cao như nước ngọt, bánh kẹo, v.v… sẽ phá vỡ hoạt động của tuyến giáp, cản trở việc hấp thụ các loại thuốc điều trị.
2. Bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì
Theo thống kê của Globocan 2018, Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến giáp 5418 trường hợp và đứng thứ 9 trong hàng các bệnh ung thư thường gặp. Dù số lượng ca bệnh tương đối cao nhưng ung thư tuyến giáp được đánh giá là ít nguy hiểm và có khả năng chữa trị thành công cao.
Ung thư tuyến giáp không nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn đầu và có phương án chữa trị đúng đắn kết hợp việc luyện tập, ăn uống, chăm sóc sức khỏe lành mạnh. Một số loại thực phẩm khuyên dùng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp như:
2.1. Rau lá xanh
Các loại rau xanh như diếp cá, rau bina (hay còn được gọi là rau bó xôi, rau chân vịt) được khuyến khích trong khẩu phần ăn hằng ngày của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Các khoáng chất, magie có trong rau sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp, giảm mệt mỏi, đau cơ.
2.2. Các loại hạt
Ngũ cốc như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí, v.v… sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, B giúp cho tuyến giáp hoạt động dễ dàng, trơn tru hơn.
2.3. Hải sản
Hải sản có chứa nhiều vitamin B, omega 3, các vi chất bổ dưỡng khác giúp cho tuyến giáp khỏe mạnh. Người bệnh nên bổ sung các loại hải sản như tôm, cá, cua, v.v… trong chế độ ăn hằng ngày của mình.
2.4. Kẽm, đồng, sắt
Đồng đóng vai trò cần thiết để sản sinh các hormon tuyến giáp, kẽm giúp tăng mức TSH (hormone kích thích tuyến giáp được sản xuất bởi tuyến yên trong não) và sắt hỗ trợ hoạt động tuyến giáp diễn ra hiệu quả hơn. Chú trọng thêm nấm, củ cải, mồng tơi vào chế độ ăn uống hàng ngày để cung cấp đầy đủ các khoáng chất này cho cơ thể.
3. Chế độ ăn cho người ung thư tuyến giáp
Ngoài trả lời câu hỏi bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì thì IIMS Việt Nam còn mách bạn một số thực đơn có lợi mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn. Các chuyên gia đã đánh giá dinh dưỡng và lối sống là những yếu tố quan trọng góp phần phòng ngừa và điều trị hiệu quả căn bệnh ung thư này. Dưới đây là một số chế độ ăn uống mà người bệnh nên lưu tâm:
-
Bổ sung các loại vitamin, chất xơ và đường tự nhiên từ các loại trái cây tươi, rau xanh
-
Ngoại trừ kiêng i-ốt trước điều trị phóng xạ i-ốt 14 ngày thì bệnh nhân cần bổ sung không quá 0.001mg i-ốt vào chế độ ăn bình thường để kích thích việc sản sinh hormone tuyến giáp, giảm sự hình thành các khối u trong cơ thể.
-
Protein động vật, hải sản để cung cấp kẽm, vitamin B, omega 3,..
-
Các loại hạt không lạm dụng chất ướp muối và bơ
-
Ngũ cốc thiên nhiên và các sản phẩm ngũ cốc không có hàm lượng i-ốt quá cao
-
Các loại thảo mộc, gia vị, dầu thực vật
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1 Bị ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không?
Người bệnh ung thư tuyến giáp thường cảm giác biếng ăn, mất khẩu vị, khó hấp thu chất dinh dưỡng do ảnh hưởng của quá trình điều trị lâu dài. Vì vậy, cần cho bệnh nhân sử dụng các thực phẩm mềm, thanh mát, dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Trong tổ yến có chứa Tyrosine tạo cảm giác thèm ăn, giảm béo và đốt mỡ rất tốt. Ngoài ra, yến còn tác dụng phục hồi và tăng cường chức năng tuyến thượng thận và tuyến giáp, rất thích hợp để bồi dưỡng cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng và sử dụng yến quá nhiều. Các bác sĩ khuyến khích người bệnh chỉ nên dùng 10-15gr/tuần và dùng cách bữa, lúc bụng đói tới khi ngủ và sáng khi mới ngủ dậy. Tuyệt đối không kết hợp yến với các loại thịt đỏ như bò, cừu, v.v.
4.2 Ung thư tuyến giáp có ăn được thịt gà không
Kẽm là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Thiếu kẽm sẽ làm suy giáp nên trong khẩu phần ăn của người bệnh cần đảm bảo đủ chất cần thiết. Thịt gà có chứa lượng kẽm dồi dào, trong 100g thịt gà chứa khoảng 2,4g kẽm.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp cũng như giải đáp thắc mắc ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và chế độ dinh dưỡng cho người ung thư tuyến giáp lành mạnh. IIMS Việt Nam thuộc một trong những Tập đoàn y tế và phúc lợi tổng hợp lớn nhất Nhật Bản, tiên phong dịch vụ khám chữa bệnh ung thư bằng các phương pháp tiên tiến hàng đầu thế giới. Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới và có tỷ lệ sống sót sau điều trị ung thư cao. Nếu bạn có thắc mắc và mong muốn liên hệ tư vấn chi tiết hơn về việc khám – điều trị ung thư tại Nhật Bản xin liên hệ với IIMS Việt Nam qua:
Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam
Hotline: 024 3944 0914
Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Centre, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Email: info@iims-vnm.com
Fanpage: https://www.facebook.com/khamchuabenhNB.ImsVNM
Rate this post