Ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Giải đáp bạn không nên bỏ qua – YouMed

Ung thư tuyến giáp nên ăn gì là câu hỏi không chỉ của riêng bệnh nhân và người nhà, mà còn của rất nhiều người có hay không có nguy cơ mắc bệnh. Vậy, câu trả lời thật sự là gì? Hãy cùng YouMed tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

Là người chăm sóc bệnh nhân ung thư giáp, đặc biệt bệnh nhân sau phẫu thuật, chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Vì việc điều trị có thể khiến bệnh nhân suy giảm miễn dịch, mất đi khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Cần lưu ý tỉ mỉ từng món ăn cho bệnh nhân ung thư để quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất có thể. Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

Các loại rau xanh và trái cây tươi:

Rau lá xanh và trái cây tươi rất tốt cho bệnh nhân ung thư giáp
Rau lá xanh và trái cây tươi rất tốt cho bệnh nhân ung thư giáp

Ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Một trong số các thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư giáp là rau xanh và trái cây tươi. Trong các thực phẩm giàu magie và khoáng chất, quá trình trao đổi chất của tuyến giáp được hỗ trợ và thúc đẩy. Nhức đầu, tim đập nhanh, mệt mỏi, yếu cơ là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu magie.

Các loại hải sản:

Ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Hải sản chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như kẽm, vitamin B, omega – 3… Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết để có một tuyến giáp khỏe mạnh. Tôm, cá, cua là các lựa chọn tốt trong chế độ ăn của bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Các loại hạt và ngũ cốc:

Các loại hạt bổ sung protein thực vật và khoáng chất tốt cho bệnh nhân ung thư giáp
Các loại hạt bổ sung protein thực vật và khoáng chất tốt cho bệnh nhân ung thư giáp

Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt điều,… sẽ cung cấp cho bệnh nhân các vitamin và khoáng chất hỗ trợ quá trình hoạt động trơn tru của tuyến giáp. Một số chất dinh dưỡng trong các loại hạt phổ biến là magie, kẽm, đồng, vitamin E, vitamin B và protein thực vật.

Kẽm, sắt và đồng:

ung thư tuyến giáp nên ăn gì
ung thư tuyến giáp nên ăn gì

Các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết để tuyến giáp hoạt động tối ưu. Kẽm giúp tăng nồng độ TSH kích thích tuyến giáp hoạt động. Đồng hỗ trợ tuyến giáp sản sinh hormon. Sắt tăng cường hiệu quả hoạt động tuyến giáp. Các thực phẩm giàu kẽm, sắt và đồng thường gặp là gan bê, nấm, củ cải và rau mồng tơi.

Các chất chống oxy hóa và vitamin B:

Vitamin chống oxy hóa như A, C, E là những vitamin hỗ trợ quá trình loại bỏ các chất độc hại cho tuyến giáp. Như: cà rốt, rau diếp, khoai lang, bơ, ớt chuông, dâu tây…

Các thực phẩm giàu vitamin B thông thường là thịt lợn, thịt gà, hải sản vỏ cứng, rau lá xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt…

Selen:

Selen là khoáng chất vô cùng cần thiết trong quá trình sản sinh và điều tiết mức T3 (hormon giáp). Cá hồng, cá ngừ, nấm, tôm, gan bò, cá và các loại hạt là những thực phẩm giàu selen.

Omega – 3: 

ung thư tuyến giáp nên ăn gì
ung thư tuyến giáp nên ăn gì

Ung thư tuyến giáp nên ăn gì? Chất béo omega-3 giúp tế bào cơ thể tăng nhạy cảm, tăng đáp ứng với hormon tuyến giáp. Dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò và tôm giúp bổ sung nguồn omega-3 dồi dào.

Thịt hữu cơ – các sản phẩm organic:

ung thư tuyến giáp nên ăn gì
ung thư tuyến giáp nên ăn gì

Thực phẩm hữu cơ là các sản phẩm được nuôi trồng vì sức khỏe con người. Thịt là một trong các thực phẩm chính có thể thấy ở hầu hết các bữa ăn hằng ngày của gia đình Việt Nam. Chất lượng và độ an toàn của các loại thịt cần được đảm bảo tuyệt đối, nhất là đối với bệnh nhân ung thư giáp. Thịt sạch, tươi, ngon, an toàn là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân.

Người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn gì?

Bệnh nhân phẫu thuật ung thư giáp ít nhiều đều được điều trị bằng Iod phóng xạ. Một chế độ ăn giàu iod có thể khiến các tế bào tuyến giáp bị phá hủy nhanh hơn. Một số thực phẩm mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh:

Muối Iod:

Muối iod bổ sung hàm lượng iod trong khẩu phần ăn. Điều này không tốt cho bệnh nhân ung thư giáp. Để quá trình phục hồi được diễn ra nhanh và suông sẻ cần áp dụng chế độ ăn ít muối cho bệnh nhân.

Sữa và sản phẩm từ sữa:

Sữa chứa hàm lượng canxi và chất béo cao không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
Sữa chứa hàm lượng canxi và chất béo cao không tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, kem, bơ… là những thực phẩm bệnh nhân ung thư giáp đang điều trị cần tránh. Thành phần canxi cao trong các thực phẩm này làm giảm hiệu quả thuốc điều trị.

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành không lên men:

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành không lên men không tốt cho bệnh nhân ung thư giáp
Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành không lên men không tốt cho bệnh nhân ung thư giáp

Một số hợp chất thành phần trong đậu nành, đậu phụ đã được nghiên cứu có khả năng làm giảm khả năng tạo hormon của tuyến giáp. Từ đó làm suy giảm chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, có một sự thật thú vị là sản phẩm từ đậu nành lên men như tương đậu lại rất tốt vì làm giảm hấp thu iod.

Thực phẩm chế biến sẵn:

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh xa thực phẩm chế biến sẵn
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần tránh xa thực phẩm chế biến sẵn

Ung thư tuyến giáp không nên ăn gì? Đây là loại thực phẩm bệnh nhân ung thư giáp nên tránh xa. Vì trong các thực phẩm này, lượng calo “rỗng”, đường, muối và chất phụ gia rất cao. Hàm lượng chất béo cao sẽ làm giảm, ngưng trệ việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp. Thêm vào đó, chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Các loại rau họ cải:

Trong các loại rau họ cải và củ cải chứa một chất có tên là Isothiocyanates. Chất này cản trở hoạt động của tuyến yên trong điều hòa hoạt động tuyến giáp.

Nội tạng động vật:

Nồng độ acid béo trong nội tạng động vật rất cao. Điều này sẽ cản trở quá trình sản xuất thyroxin của tuyến giáp. Đây là một trong những thực phẩm cấm kỵ cho bệnh nhân. Đồng thời loại thực phẩm này còn làm giảm tác dụng của một số loại thuốc.

Thực phẩm gluten:

Gluten trong bánh mì có thể gây cường giáp hoặc suy giáp do tự miễn
Gluten trong bánh mì có thể gây cường giáp hoặc suy giáp do tự miễn

Được tìm thấy chủ yếu trong lúa mì. Bánh mì, bánh quy, bánh ngọt, các món ăn chay giả mặn… được làm từ thành phần chính là bột mì. Gluten có thể gây cường giáp hoặc suy giáp do phản ứng “tự miễn” – các kháng thể do cơ thể sản xuất tấn công chính các tế bào hoặc thụ thể (nơi gắn hormon) của tuyến giáp.

Lòng đỏ trứng gà:

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên kiêng ăn lòng đỏ trứng gà vì nồng độ chất béo trong lòng đỏ trứng rất cao.

Thực phẩm nhiều đường:

ung thư tuyến giáp nên ăn gì
ung thư tuyến giáp nên ăn gì

Với các thực phẩm chứa nhiều đường, do tuyến giáp suy giảm chức năng nên khả năng chuyển hóa đường không tốt. Điều này ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, gây thừa năng lượng và tăng cân.

Ung thư tuyến giáp đã và đang ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Ung thư tuyến giáp nên ăn gì là câu hỏi rất thường gặp trong quá trình chăm sóc bệnh nhân. Ngoài chế độ ăn cần chú ý đến các hoạt động hằng ngày của bệnh nhân để đảm bảo họ vẫn hoạt động thường xuyên nhưng ở mức độ nhẹ nhàng, không vượt quá khả năng sức khỏe từng bệnh nhân. 

Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong

Rate this post

Viết một bình luận