Ung Thư Xương: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

1. Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là khối u ác tính bắt đầu từ xương, hay gặp nhất là ung thư tế bào liên kết tạo xương và tạo sụn. Bệnh có thể xuất phát từ bất kỳ xương nào trong cơ thể, thường gặp ở những người trẻ tuổi.

Một số loại ung thư xương thường gặp là:

Sarcoma xương: xuất hiện ở mô dạng xương, thường xảy ra ở đầu gối và cánh tay.
– Sarcoma sụn: ung thư ở mô sụn, xuất hiện ở xương chậu, đùi và vai.
– Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): xuất hiện ở xương, đôi khi có thể mô mềm có ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay.

ung thư xương là gì?

Hình ảnh ung thư xương

2. Nguyên nhân gây ra ung thư xương

Chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ung thư xương các bác sĩ chỉ nhận biết được một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.

Nguy cơ cao mắc bệnh:

Rối loạn di truyền: những hội chứng gen di truyền hiếm gặp trong gia đình như hội chứng Li- Fraumeni, hội chứng Rothmund –Thomson, Retinblastoma và Exostoses.

Bệnh Paget xương: có thể thấy ở vú và da, riêng ở xương bệnh Paget phát sinh ung thư từ sau 40 tuổi.

Bệnh loạn sản xơ của xương.

Chấn thương: tác động va đập từ ngoài xương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao,….

Bức xạ: tiếp xúc với liều lượng lớn bức xạ như những người từng xạ trị để điều trị ung thư.

3. Triệu chứng, dấu hiệu ung thư xương

Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân ung thư xương:

Đau xương: đau tại vị trí u, cơn đau thành từng đợt, ngày càng tiến triển nặng.
– Sưng và đau ở gần khu vực bị ảnh hưởng.
– Da trên vùng u ấm do tăng sinh mạch máu khối u.
– Xương bị yếu, có thể dẫn đến gãy xương.
– Dấu hiệu toàn thân: mệt mỏi, thể trạn suy yếu, chán ăn dẫn đến sút kí nhanh không rõ lí do.

Các kỹ thuật chẩn đoán ung thư xương:

– Xét nghiệm máu: tăng phosphatase kiềm máu, tăng canxi máu khi có sự hủy xương nhiều.
– Chẩn đoán hình ảnh: chụp X – quang quy ước, chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp – Positron cắt lớp (PET).

triệu chứng ung thư xương

Đau ngay vị trị khối u ung thư xương là một trong những dấu hiệu điển hình

4. Điều trị ung thư xương

Điều trị ung thư xương gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp tùy vào mức độ, giai đoạn và triệu chứng của bệnh ung thư xương.

Phương pháp phẫu thuật: Kết hợp phẫu thuật với điều trị hóa chất tỷ lệ thành công cao hơn nhiều.

– Phẫu thuật bảo tồn chi:

Sử dụng trong trường hợp ung thư còn khu trú, chưa xâm lấn thần kinh và mạch máu chủ yếu của chi. Phẫu thuật cắt bỏ khối u và ghép phục hồi đoạn xương đã mất hoặc thay xương giả.
Cắt bỏ đủ rộng, cách bờ u 6 –7cm.
Còn tổ chức cơ để di chuyển, tạo lại cấu trúc vận động.
Còn đủ phần mềm và da che phủ.
Các kỹ thuật: cắt đoạn xương và tổ chức bao khối u đủ rộng, tránh tái phát. Tái thay xương bằng vật liệu giả và ghép xương cùng loại. Chuyển cơ và phần mềm che phủ.

– Phẫu thuật cắt cụt, tháo khớp:

Áp dụng trong các trường hợp sau: Trẻ em còn ít tuổi hệ xương còn đang phát triển. Khối u gây tổn thương thần kinh của chi. Không đáp ứng hóa trị. Sinh thiết sai vị trí gây khó mổ bảo tồn. Nhiễm trùng, xâm lấn da. Không thể mổ rộng, phẫu thuật bảo tồn gây mất cơ năng hơn cắt cụt. Phẫu thuật ổ di căn xương.

Phương pháp hóa trị

Điều trị hóa chất có thể sử dụng trước mổ hoặc sau mổ. Các hóa chất được sử dụng như cisplatin, ifossamid, adriamicin, liều cao có methotrexat phối hợp với axit folic.

Hóa trị trước mổ: điều trị hóa chất trước khi mổ trong vòng 3 tháng, người bệnh sẽ được mổ vào ngày thứ 8 sau khi dùng methotrexat đợt cuối cùng. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như: có đủ thời gian và điều kiện đánh giá, kiểm soát di căn, thu nhỏ khối u.

Hóa trị sau khi mổ: giúp giảm tái phát tại chỗ nhất là phẫu thuật bảo tồn và hạn chế sự di căn xa.

Phương pháp xạ trị

Trị liệu bằng tia xạ tùy theo loại mô bệnh học của ung thư như sarcom tạo xương, sarcom tạo sụn, sarcom xơ, trường hợp ung thư xương không thể phẫu thuật được.

điều trị ung thư xương

Ca phẫu thuật ghép xương thành công cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư xương tại Việt Nam

5. Phòng ngừa ung thư xương

Một số biện pháp giúp phòng ngừa ung thư xương:

– Ung thư xương do sự biến đổi bất thường ADN của các tế bào xương nên hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa hữu hiện.

– Cần hạn chế chấn thương gây ảnh hưởng đến xương.

– Luyện tập thể thao, ăn uống khoa học.

– Kiểm tra sức khỏe định kì nếu gia đình có tiền sử rối loạn di truyền ung thư xương.

 

Nguồn video: TRT Tube

Nguồn tham khảo: google.com.vn, songkhoe.vn, suckhoedoisong.vn

Rate this post

Viết một bình luận