Lưu ý cho chị em khi đến “ngày đèn đỏ”
10. Nên uống gì để bớt đau bụng kinh? Sữa ấm vào buổi tối
Triệu chứng đau bụng khi đến chu kỳ kinh có thể từ mức độ âm ỉ cho đến dữ dội, gây nhiều phiền toái và khó chịu cho nữ giới. Chế độ ăn uống khi đến “ngày đèn đỏ” có khả năng cải thiện hoặc tăng triệu chứng này. Vậy nên uống gì để bớt đau bụng kinh? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi được nhiều chị em quan tâm này.
Nên uống gì bớt đau bụng kinh?
Đau bụng kinh là những cơn đau quen thuộc ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện ở những ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Mức độ đau và tần suất cơn đau sẽ khác nhau tùy thuộc cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi chị em.
Ở nhiều người, đây thực sự là “cơn ác mộng” ám ảnh mỗi tháng từ những cơn đau âm ỉ cho đến quặn đau dữ dội, kèm buồn nôn, mệt mỏi và sốt cao. Để giảm và hạn chế cơ đau bụng kinh, chị em có thể sử dụng các loại nước uống tốt cho tử cung và giúp ấm bụng.
Vậy cụ thể nên uống gì để bớt đau bụng kinh? Dưới đây là 10 loại nước uống chị em có thể tham khảo và sử dụng giúp giảm triệu chứng lạnh, đau bụng và khó chịu khi đến kỳ.
1. Uống gì để bớt đau bụng kinh? Hãy uống nhiều nước lọc ấm
Trong chu kỳ kinh nguyệt, việc uống đầy đủ nước là điều hết sức cần thiết nhằm đảm bảo khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể, đồng thời điều tiết các hoạt động co thắt của cổ tử cung và tử cung.
Thay vì uống nước lọc thường, chị em nên uống nước ấm có nhiệt độ từ 40 – 50 độ C. Việc uống nước ấm mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái và giảm nhẹ các cơ đau bụng kinh âm ỉ chỉ sau 5 – 10 phút.
Mỗi ngày, chị em cần uống tối thiểu 2l nước, riêng trong những ngày “đèn đỏ” nên uống 2 – 3l và chỉ uống nước ấm.
2. Trà gừng làm ấm và giảm đau bụng
Ngoài nước lọc ấm, trà gừng cũng là một thức uống phổ biến hữu ích trong việc giảm đau bụng khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Gừng là một gia vị, thực phẩm có tính ấm và có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng xác định các hợp chất chống oxy hóa trong gừng có tác dụng làm dịu, điều tiết hoạt động co thắt của cơ trơn tử cung.
Khi đến “ngày đèn đỏ” chị em nên uống 1 cốc nước ấm có thêm vài lát gừng tươi, nửa thìa mật ong. Nếu không dùng gừng tươi, chị em có thể dùng bột gừng hoặc trà gừng túi lọc.
Nên uống mỗi ngày 1 – 2 cốc trà gừng, liên tục trong thời gian hành kinh để cải thiện những cơn đau. Trà gừng ấm nóng còn giúp bồi bổ và điều hòa khí huyết, hạn chế chứng lạnh tử cung và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
3. Trà quế mật ong giúp giảm co thắt tử cung
Khi nói đến vấn đề “uống gì để bớt đau bụng kinh”, nhiều người đề cử trà quế mật ong.
Quế và mật ong đều có tính ấm, có tác dụng ôn nhiệt, cải thiện chứng lạnh tử cung và làm giảm đau bụng những ngày có kinh. Ngoài ra, trà hãm từ quế có các chất chống oxy hoá như Polyphenol và Oregano, chất kháng viêm giúp điều hoà hoạt động của buồng trứng.
Từ đó thức uống này giúp phòng ngừa tình trạng co thắt của tử cung, hạn chế tình trạng đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội chu kỳ kinh nguyệt.
Cách đơn giản nhất là hãy hòa 1 thìa cà phê bột quế hoặc hãm 1 – 2 nhánh quế khô cùng 1 bình nước nóng, sau khoảng 5 phút cho thêm chút mật ong để dễ uống.
Ngoài ra, chị em cũng có thể dùng các món ăn chế biến với quế trong kỳ kinh nguyệt để giúp giảm đau bụng kinh.
4. Sinh tố và nước ép trái cây
Một loại thức uống khác mà chị em có thể bổ sung vào thực đơn vào những ngày hành kinh chính là các loại sinh tố và nước ép rau củ, trái cây. Thức uống này vừa giúp bổ sung nước tự nhiên, vừa cung cấp các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Cơ thể khỏe, sức đề kháng tốt sẽ giúp giảm những triệu chứng khó chịu khi đến kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, việc sử dụng loại rau củ, trái cây nào để làm thức uống cho chị em khi đến “ngày đèn đỏ” cũng cần được chọn lựa kỹ. Dưới đây là một số công thức sinh tố, nước ép mà chị em có thể tham khảo:
- Chuối, dứa, kiwi:
Việc kết hợp
ba loại trái cây này sẽ bổ sung cho cơ thể hàm lượng lớn vitamin B6 và Kali có tác dụng giảm đau chướng bụng, bên cạnh một loại enzyme – Bromelain giúp chống viêm. Ngoài ra, Actinidin trong kiwi có tác dụng giảm buồn nôn và giúp tiêu hóa đạm tốt hơn trong những ngày hành kinh.
- Nước ép họ nhà cam, chanh:
Vitamin C vốn rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa và nuôi dưỡng da từ bên trong. Đối với chị em phụ nữ trong những ngày có kinh nguyệt, các loại nước ép cam, chanh, bưởi giúp giải quyết được những cơn đau bụng kinh âm ỉ, hạn chế tình trạng buồn nôn, chán ăn, lo âu, mất ngủ và lên mụn nhiều trên da.
5. Nước chè/trà xanh ấm
Chè hay trà xanh cũng được biết đến là một loại thảo mộc lành mạnh, giàu chất chống oxy hóa và có nhiều công dụng tốt với sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của chất Polyphenol trong lá chè trong việc phòng chống ung thư và cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Bên cạnh đó, nước trà/chè xanh còn chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
Nhờ đó, việc uống nước trà/chè ấm giúp ổn định co thắt tử cung và giảm đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, chị em chỉ nên uống trong 2 – 3 ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt để hạn chế tình trạng giảm hấp thu sắt và dưỡng chất khác. Đồng thời, không nên uống trà/chè quá đặc, đặc biệt vào buổi tối gây mất ngủ, căng thẳng thần kinh.
6. Trà hoa cúc giúp chống oxy hóa, bổ khí huyết
Ngoài trà xanh, trà gừng hay quế, trà hoa cúc cũng là lựa chọn tốt cho chị em phụ nữ để giảm mức độ đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
Ngoài tác dụng giảm đau bụng kinh, trà hoa cúc được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tác dụng nâng cao hệ miễn dịch tốt.
Đồng thời, uống 1 cốc trà hoa cúc ấm vào mỗi buổi tối còn giúp an thần, cải thiện giấc ngủ và làm giảm căng thẳng.
7. Sữa chua uống giúp tăng sức đề kháng
Sữa chua uống vốn là loại thức uống chứa nhiều dưỡng chất tốt và thiết yếu cho cơ thể như: Protein, Canxi, Kali, các nhóm vitamin như vitamin B12, D,… Đặc biệt, các lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh bên trong đường ruột, tăng khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa và nâng cao sức đề kháng.
Đối với chị em phụ nữ, sữa chua còn giúp ổn định môi trường vi sinh bên trong âm đạo, phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa, hạn chế rối loạn kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.
Tuy nhiên, sữa chua uống thường dùng lạnh nên chị em chỉ nên dùng 1 cốc/lọ mỗi ngày vào buổi sáng, sau khi ăn no. Không nên dùng vào đêm, trước khi đi ngủ và nên để sữa chua bớt lạnh mới uống.
8. Nước lá ngải cứu
Một trong những cái tên trả lời cho câu hỏi “uống gì để bớt đau bụng kinh” chính là nước lá ngải cứu.
Ngài cứu vốn là một dược thảo, vị thuốc trong Đông y có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh hiệu quả. Do đó, uống nước lá ngải cứu sẽ giúp chị em điều hòa kinh nguyệt, ấm bụng và giảm đau do co thắt tử cung ngày hành kinh hiệu quả.
Chị em có thể lấy lá ngải cứu giã nát, vắt lấy nước cốt hoặc đun cùng nước để uống mỗi ngày 2 lần. Nên duy trì uống thường xuyên, kể cả không phải chu kỳ kinh nguyệt.
9. Nước cây ích mẫu
Tương tự ngải cứu, ích mẫu cũng là một dược thảo, vị thuốc có tác dụng cực tốt cho nữ giới. Uống nước sắc từ cây ích mẫu thường xuyên trước và trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp giảm mức độ và tần suất những cơn đau bụng kinh.
Ngoài ra, theo Đông y, ích mẫu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng tụ máu kinh, rối loạn kinh nguyệt hoặc rong kinh.
Chị em có có thể lấy 1 nắm lá ích mẫu tươi, sắc cùng nước và chia làm nhiều lần uống trong ngày.
10. Nên uống gì để bớt đau bụng kinh? Sữa ấm vào buổi tối
Sữa ấm cũng là một thức uống được nhiều chị em lựa chọn và đạt hiệu quả giảm đau bụng kinh tốt. Mỗi ngày một cốc sữa ấm, uống trước khi ngủ vào buổi tối giúp làm ấm bụng, thư giãn và ngủ ngon giấc hơn.
Chị em cũng có thể thêm vào cốc sữa bột quế hoặc mật ong để tăng hiệu quả giảm đau, chống viêm.
Những loại thức uống cần kiêng khi đến kỳ kinh nguyệt
Ngoài những loại thức uống giúp giảm vớt những cơ đau bụng kinh mà chị em nên biết, để hạn chế triệu chứng lạnh tử cung, đau và rối loạn kinh nguyệt, bạn cần tránh những loại thức uống sau đây khi đến kỳ:
- Trà đặc:
Như đã nói ở trên, trà/chè ấm tốt cho sức khỏe và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên nếu chị em uống trà quá đặc, lạnh hoặc quá nhiều mỗi ngày sẽ hấp thụ lượng caffeine lớn, gây hưng phấn, căng thẳng thần kinh và kích thích hoạt động co bóp của tử cung, tăng mức độ và tần suất những cơn đau bụng kinh.
- Cà phê:
Tương tự trà đặc, đây cũng là thức uống chứa hàm lượng caffeine cao. Do đó, chị em nên kiêng uống cà phê khi gần đến hoặc đang hành kinh. Không chỉ vậy, uống nhiều cà phê còn làm cơ thể mất nước nhanh hơn, tăng cảm giác mệt mỏi và chán ăn trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Rượu bia:
Những thức uống chứa cồn như rượu bia sẽ làm cơn đau bụng kinh dữ dội hơn do kích thích co thắt tử cung. Vì vậy, chị em cần kiêng những loại thức uống có hại này.
- Đồ uống lạnh, có đá:
Uống nhiều đồ uống lạnh, có đá khi đang trong “ngày đèn đỏ” sẽ khiến tử cung bị lạnh, máu kinh ra nhiều và dễ tụ, vón cục, đồng thời kích thích tử cung co bóp mạnh. Thay vì dùng đồ uống lạnh, chị em nên bổ sung nước lọc hoặc thức uống có độ ấm vừa phải từ 40 – 50 độ C.
Lưu ý cho chị em khi đến “ngày đèn đỏ”
Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng và gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu “ngày đèn đỏ đến trễ”, rối loạn chu kỳ và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác chính là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Đồng thời, để đảm bảo cơ thể và tử cung khỏe mạnh, chị em cần lưu ý những vấn đề sau khi đến hành kinh:
- Tính ngày đến và thời gian kéo dài của chu kỳ kinh nguyệt: Chị em nên chủ động tính “ngày đèn đỏ” mỗi tháng để xác định chu kỳ rụng trứng của mình. Nếu có dấu hiệu đến muộn hoặc rối loạn chu kỳ, bạn nên tham khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của mình.
- Phát hiện dấu hiệu bất thường qua máu hành kinh: Trong chu kỳ kinh nguyệt, màu máu có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà chị em đang gặp phải. Màu máu hành kinh bình thường sẽ có màu đỏ sẫm, thẫm màu. Chị em cần thăm khám phụ khoa nếu màu máu kịnh có màu bất thường như đỏ tươi, nâu, đen, xanh, kèm dịch vàng, mủ trắng,…
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Chị em luôn cần chú ý vấn đề vệ sinh “cô bé”, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt. Vệ sinh sai cách hoặc không sạch sẽ tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập, làm tổn thương môi trường trong, có thể dẫn đến bệnh phụ khoa nguyên trọng. Do đó, chị em cần thay băng vệ sinh/tampon/cốc nguyệt san nhiều lần trong ngày, vệ sinh tay và vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phù hợp.
- Kiêng quan hệ tình dục: Không nên quan hệ tình dục khi đến “ngày đèn đỏ” vì tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung và tử cung, đồng thời gây nên nhiều bệnh lý, tổn thương khác.
- Hạn chế vận động mạnh: Việc vận động mạnh trong những ngày hành kinh có thể gây tổn thương tử cung, kích thích co thắt gây gia tăng đau đớn, thậm chí có thể gây xuất huyết và rong kinh. Những ngày này, chị em nên nghỉ ngơi, di chuyển và vận động nhẹ, tránh tập thể dục thể thao.
- Giữ ấm cơ thể và tránh nước, gió lạnh: Trong những “ngày đèn đỏ”, việc giữ ấm cơ thể cực kỳ quan trọng. Tuyệt đối không tắm nước lạnh, đi mưa, ra gió lạnh, ngâm nước quá lâu hoặc tắm biển Cơ thể bị lạnh có thể dẫn đến chứng lạnh tử cung, tắc kinh, đau bụng dữ dội và dẫn đến những biến chứng nặng. Đồng thời đây cũng là lúc hệ miễn dịch cơ thể hoạt động yếu, vi khuẩn cũng như các mầm bệnh dễ tấn công vào cơ thể và tử cung.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt. Để bảo vệ cơ thể, giảm đau bụng kinh và tổn thương tử cung, chị em nên xây dựng chế độ ăn uống điều độ, đủ chất, kết hợp chế độ ngủ nghỉ, làm việc khoa học, tránh xa chất kích thích, hạn chế căn thẳng, mệt mỏi.
Bài viết đã giải đáp vấn đề “uống gì để bớt đau bụng kinh”, đồng thời đề cập đến một số thức uống chị em cần kiêng trong những “ngày đèn đỏ”. Nếu cơn đau có mức độ nặng và không thuyên giảm, chị em có thể liên hệ với dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc giảm đau bụng kinh phù hợp. Đồng thời, để đảm bảo sức khỏe trong kỳ hành kinh, chị em cần chăm sóc bản thân đúng cách.