Uống thuốc gì để hết sữa là băn khoăn của nhiều mẹ sau khi cai sữa cho con. Theo các chuyên gia, thuốc được sử dụng để cắt sữa, giảm sữa mẹ có thể kể đến như: Dostinex, Parlodel, Norprolac… Tuy nhiên, các thuốc này đều có tác dụng phụ khi uống, mẹ tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
1. Có nên uống thuốc để hết sữa?
Sử dụng thuốc để hết sữa có nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ. Do đó, chỉ khi mẹ cần hết sữa nhanh trong 1 tuần để đi làm, chuẩn bị có em bé,… mẹ mới nên sử dụng phương pháp này. Nếu thời gian không quá gấp, mẹ sử dụng phương pháp tự nhiên để an toàn nhất nhé.
Cụ thể về ưu, nhược điểm của sử dụng thuốc cắt sữa cho mẹ tham khảo đây ạ!
Ưu điểm:
- Nhanh hết sữa, bầu sữa mẹ nhẹ đi rõ rệt, thường hiệu quả sau 2 – 3 ngày sử dụng.
- Dễ thực hiện: Mẹ chỉ cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ kê, chỉ khoảng 1 – 2 phút/ lần uống thuốc.
Tuy nhiên, uống thuốc cắt sữa có một số nhược điểm:
- Không an toàn tuyệt đối, có thể có tác dụng phụ như: Buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, chán ăn, chóng mặt, tụt huyết áp,… Mức độ ảnh hưởng và tác dụng phụ còn tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ.
- Ảnh hưởng đến tinh thần của mẹ: Để giảm sữa, thuốc sẽ điều tiết hormon tiết sữa trong cơ thể mẹ. Việc thay đổi này sẽ ảnh hưởng xấu đến tinh thần, cảm xúc của mẹ, khiến mẹ dễ mất bình tĩnh, cáu gắt hơn.
- Không tự tiện sử dụng được, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng: Sử dụng thuốc cắt sữa cần tuân thủ đúng liều lượng theo tư vấn của dược sĩ, bác sĩ. Nếu sử dụng sai có thể gây tụt huyết áp, đau bụng,…
Lưu ý nhỏ cho mẹ: Nếu bé có phát sinh nhu cầu bú, mẹ không thể cho bé bú nếu đang sử dụng thuốc vì có thể ảnh hưởng xấu đến hormone trong cơ thể bé. Nếu muốn cho bé bú trở lại, mẹ cần cho bú sau khi dùng thuốc 4-5 ngày.
2. 6 loại thuốc giúp mẹ hết sữa nhanh
6 loại thuốc uống ở dưới có ưu, nhược điểm riêng. Mẹ tham khảo để biết loại nào phù hợp với mình nhé!
2.1. Uống thuốc Cabergoline giúp mẹ hết sữa
Thuốc Cabergoline (Dostinex) ức chế prolactin – một loại hormone sản xuất sữa mẹ làm giảm tiết sữa hoặc mất sữa. Ngoài ra, Cabergoline còn giúp giảm nồng độ prolactin ở mức thấp nhất để ngăn ngừa tiết sữa quá nhiều.
Sử dụng liều cao 1 lần/ngày ngay sau sinh hoặc liều thấp 2 lần/ ngày trong 2 ngày sẽ ức chế hoàn toàn việc tiết sữa.
Lưu ý: Cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ưu điểm:
- Làm mất sữa nhanh trong vòng 2 ngày.
- Dạng viên uống sử dụng dễ dàng.
Nhược điểm:
- Tác dụng phụ: Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, dạ dày khó chịu, táo bón, thay đổi thị lực, tăng cân thất thường, khó thở, đau lưng, đau ngực, đau xương…
- Giá cao: 1.200.000 đồng/hộp.
2.2. Thuốc tiêu sữa Bromocriptine
Thuốc Bromocriptine (Parlodel) có tác dụng giảm cương sữa, giảm quá trình sản xuất sữa, ức chế bài tiết Prolactin từ đó giảm lượng tiết sữa mẹ. Bên cạnh đó, thuốc làm giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, ngăn cản sự hình thành và phát triển tế bào khối u prolactin.
Lưu ý: Cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ưu điểm:
- Cắt sữa nhanh, khoảng 1 – 3 tuần là hết sữa hoàn toàn.
- Dạng viên uống sử dụng dễ dàng.
- Nguồn gốc từ Mỹ được các chuyên gia đánh giá cao
Nhược điểm:
- Nhiều tác dụng phụ: Thần kinh mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, nhức đầu, ảo giác, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu, khô miệng, chảy nước mũi liên tục,…
- Dễ mua phải hàng giả, hàng nhái.
- Giá tương đối cao so với các sản phẩm trong nước: 400.000 đến 450.000 đồng/hộp.
2.3. Thuốc tiêu sữa Quinagolide
Thuốc Quinagolide (norprolac) ức chế bài tiết prolactin để giảm sản xuất sữa mẹ, mẹ có thể cắt sữa ở mức độ vừa phải và tăng dần cho tới khi hết sữa. Thuốc còn ngăn cản sự phát triển của khối u tuyến yên lành tính, ác tính do nồng độ prolactin sản xuất bị dư thừa.
Lưu ý: Cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ưu điểm: Dạng viên uống sử dụng dễ dàng.
Nhược điểm: Tác dụng phụ khá nặng nề như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, mất ngủ, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, tụt huyết áp, ho ra máu…
2.4. Thuốc cảm lạnh pseudoephedrine (Sudafed)
Theo một nghiên cứu nhỏ năm 2003 trên 8 phụ nữ đang cho con bú, dùng thuốc cảm lạnh pseudoephedrine (Sudafed) đã làm giảm đáng kể sản lượng sữa tiết ra. Đặc biệt, thuốc không cần sự kê đơn của bác sĩ, mẹ tự mua được ở nhà thuốc và sử dụng theo tư vấn của dược sĩ.
Ưu điểm:
- Dùng liều tối đa hằng ngày (60mg, bốn lần mỗi ngày) của thuốc không ảnh hưởng xấu đến trẻ tiếp tục bú mẹ do việc tiết sữa đang bị kìm hãm.
- Mẹ có thể dễ dàng mua tại các quầy thuốc, nhà thuốc, bệnh viện.
Nhược điểm:
- Có thể gặp một số tác dụng phụ như: nhức đầu, chóng mặt, căng thẳng, khó ngủ, nôn, buồn nôn…
- Có thể gây khó chịu ở trẻ bú mẹ.
2.5. Thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có bổ sung estrogen kết hợp nội tiết tố có tác dụng tốt trong việc hạn chế sản sinh hormone prolactin giúp giảm nguồn sữa mẹ. Vì vậy nếu mẹ muốn ngừa thai chỉ nên dùng đơn độc thuốc ngừa thai chứa progesterone với nồng độ thấp. Đặc biệt, thuốc không cần sự kê đơn của bác sĩ, mẹ có thể sử dụng theo tư vấn của dược sĩ.
Một số thuốc biệt dược làm giảm tiết sữa cho mẹ đang cho con bú như: Marvelon, Cyclo progynova…
Ưu điểm:
- Sữa mẹ sẽ cạn kiệt nhanh trong vòng 5-7 ngày do estrogen là hormone giảm tiết sữa rất mạnh.
- Dạng viên nén dễ uống.
- Mẹ có thể dễ dàng mua ở các nhà thuốc, hiệu thuốc… Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhược điểm: Nhiều tác dụng phụ liên quan đến tâm lý (khiến tâm lý bất an, bồn chồn, căng thẳng…) và xuất huyết nhẹ.
2.6. Vitamin B (thực phẩm chức năng)
Liều cao vitamin B1 (thiamine), B6 (pyridoxine), B12 (cobalamin) có thể hoạt động tốt để ngăn chặn tiết sữa. Ví dụ: Có thể uống vitamin B6 liên tiếp 5 ngày để giảm tiết sữa. Đặc biệt, thuốc không cần sự kê đơn của bác sĩ.
Ưu điểm:
- Giảm tiết sữa sau khoảng 5-7 ngày dùng thuốc.
- Dễ sử dụng.
- Không có tác dụng phụ khi dùng quá nhiều hay dùng liều cao trong bao lâu.
- Các loại vitamin này mẹ có thể dễ dàng mua tại các quầy thuốc, nhà thuốc, bệnh viện.
- Giá không quá cao.
Nhược điểm: Dạng thực phẩm chức năng nên dễ gặp hàng giả, hàng nhái.
Với thuốc kê đơn, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, không tự ý sử dụng vì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ! Ngoài ra, mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn mẹ nhé!
3. 5 phương pháp hết sữa tự nhiên, an toàn
Ngoài cách làm hết sữa bằng thuốc, mẹ tham khảo một số cách làm hết sữa tại nhà bằng phương pháp tự nhiên vừa đơn giản và an toàn.
3.1. Cây xô thơm:
Trong cây xô thơm có chứa estrogen tự nhiên – một loại nội tiết tố để giảm tiết hoặc loại bỏ nguồn cung cấp sữa mẹ theo thời gian.
Mẹ sử dụng trà cây xô thơm như sau: Đầu tiên đun sôi nước đổ ra ly, cho vài lá xô thơm vào. Chờ khoảng 5-7 phút, gạn bỏ lá, thêm ít sữa hoặc mật ong để thưởng thức mẹ nhé.
3.2. Hoa nhài:
Theo thông tin từ Tờ báo sức khỏe của Anh, hoa nhài có khả năng làm giảm prolactin, loại hormone giúp sản xuất sữa mẹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu xác định mức độ an toàn của thảo mộc này. Mẹ sử dụng một lượng nhỏ hoa nhài kết hợp với các loại trà pha sẵn có thêm các thảo mộc khác, chẳng hạn như cây xô thơm để tăng hiệu quả mẹ nhé!
3.3. Dầu bạc hà: Một cuộc khảo sát cho thấy 30% trong số 166 bà mẹ dùng dầu bạc hà giảm tiết sữa. Sử dụng dầu bạc hà trong thời gian dài có thể làm giảm tiết sữa và mất hẳn.
Mẹ hãy thử bôi trực tiếp lên bầu ngực, ban đầu sẽ có cảm giác ngứa ran nhưng sau đó sẽ làm dịu cơn đau căng sữa, giảm tiết sữa đáng kể cho mẹ.
Lưu ý: Mỗi ngày mẹ sử dụng tối đa 50g lá bạc hà thôi mẹ nhé, vì sử dụng quá nhiều sẽ gây ngộ độc đó ạ!
3.4. Mùi tây: Mùi tây có công dụng làm giảm mức prolactin khiến giảm sản xuất sữa mẹ giống như hoa nhài.
Mẹ sử dụng nó như một loại gia vị hoặc ăn trực tiếp đều được. Mỗi ngày sử dụng khoảng 100g mùi tây thì sau khoảng 5 – 7 ngày mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt đó ạ!
3.5. Lá bắp cải: Theo thông tin từ Tờ báo sức khỏe nước Anh, nếu mẹ đắp lá bắp cải thường xuyên giúp ức chế tiết sữa. Ngoài ra, lá bắp cải có lượng lớn phytoestrogen giúp chống nhiễm trùng và chống viêm. Dùng lá bắp cải lạnh làm mạch máu co lại giúp giảm đau do căng sữa.
Cách làm như sau: Chọn bắp cải xanh rồi cắt bỏ phần đầu, tách lấy phần lá và rửa sạch. Cho lá để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 30 phút rồi mang ra áp nhẹ vào 2 bầu vú trước khi mặc áo ngực. Thay lá khoảng 2 giờ/lần hoặc để tới khi héo.
Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc “Uống thuốc gì để hết sữa?”. Dù dùng bất kỳ phương pháp nào, hãy luôn sáng suốt tìm hiểu thật kỹ những ưu nhược điểm của chúng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Nếu gặp khó khăn, mẹ để lại bình luận ở bên dưới để được hỗ trợ mẹ nhé!