Uống thuốc tiêu sữa có tiếp tục cho con bú được không? Thành phần thuốc tiêu sữa không có lợi cho sức khỏe của bé nên mẹ hãy ngưng cho con bú khi bắt đầu uống thuốc và khi nào hết sữa thì có thể ngừng uống thuốc.
Nội dung bài viết:
-
Thuốc tiêu sữa là thuốc gì? Vì sao mẹ cần loại thuốc này?
- Khi nào nên cai sữa cho trẻ?
-
Có nên tiếp tục cho con bú khi đang dùng thuốc tiêu sữa?
-
Ngưng uống thuốc có cho con bú lại được không?
-
Kinh nghiệm giảm căng tức ngực khi cai sữa
Thuốc tiêu sữa là thuốc gì? Vì sao mẹ cần đến loại thuốc này?
Sữa mẹ được tiết ra nhờ vào sự hoạt động của 4 hormone: estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin, trong đó prolactin là hormone chịu trách nhiệm chính trong việc sản xuất sữa. Khi mẹ cho con bú hay hút sữa, cơ thể sẽ tiết ra prolactin, sữa được sản xuất và tích trữ trong các nang sữa. Hàm lượng prolactin ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mẹ.
Thực tế thuốc tiêu sữa là thuốc được sản xuất nhằm tác động đến nồng độ hormone prolactin, mục đích chính là điều trị trường hợp tăng prolactin bệnh lý, tuy nhiên các loại này có tác dụng làm giảm và mất sữa, giúp mẹ cai sữa dễ dàng nên được dùng như thuốc tiêu sữa.
Có 3 loại phổ biến là:
-
Cabergolin (dostinex)
-
Bromocriptin (parlodel)
-
Quinagolid (norprolac)
Trong ba loại thuốc trên thì chỉ có bromocriptin được dùng cho những người đang cho con bú và muốn cai sữa cho con.
Khi nào nên cai sữa cho trẻ?
Bác sĩ nội trú Hồ Thị Hồng Tho – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết, không có chuẩn chung về thời điểm mẹ nên cai sữa cho con. Tùy vào hoàn cảnh gia đình mà thời điểm có thể sớm hơn hoặc trễ hơn bình thường. Quá trinh cai sữa chính là giai đoạn trẻ chuyển dần dần từ việc bú sữa sang ăn thức ăn của người lớn nên tốc độ chuyển đổi phải diễn ra chậm rãi để bé kịp thời thích nghi.
Khi trẻ được 18-24 tháng chính là thời điểm thích hợp để cai sữa tuy nhiên không rơi vào thời điểm bé đang mắc bệnh hay bị ốm. Nếu cai sữa trong lúc cơ thể bé không khỏe thì sức khỏe bé sẽ không tốt như những bé được bú mẹ đầy đủ, về sau dễ bị biếng ăn, còi xương.
Bạn có thể chưa biết:
Có nên tiếp tục cho con bú khi dùng thuốc uống tiêu sữa?
Trong thành phần của thuốc tiêu sữa có vài thành phần không tốt cho sức khoẻ của con. Vì lý do đó, mẹ tuyệt đối ngưng không cho bé bú sữa mẹ trong thời gian này, hãy tìm đến sữa công thức. Khi sử dụng thuốc các mẹ không cần kiêng gì cả. Nhưng tuyệt đối không cho con bú nhé! Vì trong thuốc có các chất không tốt cho sức khỏe của bé nên khi quyết định uống thuốc là ngừng cho con bú ngay.
Thông thường thì mẹ nên ngưng cho con bú trước khi bắt đầu uống thuốc 4-5 ngày. Thuốc thường sẽ có tác dụng sau khoảng 2 ngày sử dụng. Và khi nguồn sữa đã dứt thì cũng là lúc mẹ ngưng uống thuốc.
Vậy mẹ có nên uống thuốc tiêu sữa không? Một lần nữa, vì đây là thuốc, và tuỳ vào tình trạng của từng người, nên hãy đến thăm khám và được tư vấn của bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn liều lượng phù hợp cho mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Ngưng uống thuốc tiêu sữa có cho con bú được không?
Trong một vài trường hợp, thuốc tiêu sữa được chỉ định dùng điều trị cho các mẹ khi có sự rối loạn hormone điều tiết sữa vì mắc các bệnh như áp xe vú, hoặc các bệnh lý khác liên quan đến tuyến vú, lao… Và trong hầu hết các trường hợp thì áp xe vú phổ biến hơn.
Mẹ bỉm sữa phải lưu ý vì trong thành phần của thuốc tiêu sữa có những thành phần không tốt cho con. Và nếu cho con bú lại ngay thì có thể bé sẽ hấp thụ những thành phần này qua đường sữa mẹ. Vì thế, tốt nhất mẹ nên đợi khoảng 7-10 ngày sau khi thuốc đã đào thải ra khỏi cơ thể thì hãy cho bé bú trở lại. Nhưng trên hết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn về thời gian chính xác.
Một vấn đề khác là trong quá trình chờ đợi đó, nhiều mẹ tự hỏi ngưng uống thuốc tiêu sữa có nên vắt sữa không? Mẹ nên tăng cường vắt sữa để tăng kích thích hoạt động tiết sữa của tuyến vú, đảm bảo số lượng sữa sau khi cho con bú lại. Và đương nhiên là không sử dụng những đợt sữa này.
Bí quyết giúp mẹ bớt căng bầu ngực tự nhiên khi cai sữa cho con
Khi cơ thể mẹ tiếp nhận bất kỳ loại thuốc nào thì nó đều có thể chuyển hóa vào máu và sữa mẹ với nồng độ nhất định. Chính vì vậy, nếu mẹ uống thuốc tiêu sữa không phải là việc bắt buộc thì tốt nhất mẹ không nên dùng. Nếu không còn sự lựa chọn, để đảm bảo an toàn mẹ cần phải kiểm tra kỹ lưỡng với nhà cung cấp thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui định khi uống thuốc tiêu sữa trong tời gian cho con bú.
Mẹ có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để tiêu sữa hoặc cai sữa từ từ cho bé.
-
Đặt một lá cải bắp lên bầu ngực giúp giảm sưng, đau và giải tỏa sự khó chịu cho mẹ
-
Mặc một chiếc áo ngực rộng vừa phải, không quá bó
-
Đặt một chiếc khăn lạnh lạnh hay chườm lạnh lên bầu ngực sau khi cho bú. Lưu ý không chườm nóng vì sẽ làm tình trạng tệ hơn
-
Vitamin B6 được cho rằng có thể ngăn chặn quá trình cơ thể sản xuất plasma prolactin có tác dụng kích thích tiết sữa. Vì thế mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống bổ sung vitamin này.
Trên hết, quyết định dùng thuốc tiêu sữa để cắt sữa là lựa chọn của từng cá nhân, không có việc đúng hay sai. Nhưng phải đưa sự an toàn lên trên hết, tuyệt đối không dùng thuốc theo lời chỉ dẫn của người quen không có kiến thức chuyên môn. Và luôn tìm đến để được tư vấn từ bác sĩ.
Nguồn thông tin: Thời điểm nào nên cai sữa cho bé? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!