Cà tím chưa nhiều chất dinh dưỡng, ăn lại ngon và không gây ngán như các món ăn dầu mỡ khác. Có nhiều cách chế biến món cà tím thành các món ăn nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên trước khi ăn cần biết vài điều về cà tím để tránh bị ngộ độc!
Cà tím hay còn gọi là cà dái dê, nó đặc biệt hữu ích trong nấu ăn, nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu ăn/mỡ hơn, tạo điều kiện để chế biến được các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn. Cùi thịt của quả cà tím trơn mượt; các hạt mềm và (giống như hạt cà chua) có thể ăn được cùng với các phần còn lại của quả. Vỏ quả cũng có thể ăn được, mặc dù nhiều người thích gọt bỏ nó đi.
Không nên bỏ vỏ khi chế biến cà tím
Vỏ cà tím chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Tuy nhiên, nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Do đó, trong tất cả các cách chế biến thì chỉ có món salad là giữ được gần như nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Bạn nhớ thêm chút giấm khi trộn để món ăn vừa miệng lại tránh được ngộ độc solanine.
Ăn cà tím có dễ bị ngộ độc không?
Cà tím, kể cả khi bạn ăn tươi sống, cũng không gây ngộ độc. Dù loại cây này có một chất khá độc là solanine, nhưng chất này chủ yếu nằm ở hoa và lá. Theo Huffington Post, đối với người trưởng thành, tiêu thụ một lượng 400mg solanine có thể gây đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, chất này trong quả cà tím lại không nhiều, một quả chứa nhiều lắm là 11mg solanine. Do đó, bạn phải ăn tới 36 quả cà tím tươi sống thì mới gặp vấn đề.
Dĩ nhiên để cho an tâm, bạn nên thêm giấm như đã nói ở trên để trung hòa solanine.
Những người không nên ăn cà tím
– Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
– Những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn cà tím thường xuyên.
– Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi quả này chứa lượng oxalate cao, dễ gây sỏi thận.
– Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
– Theo các nhà khoa học Ấn Độ, những người quá mẫn cảm và dị ứng với cà tím thì có thể gặp hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, nếu nấu chín cà tím trước khi ăn thì hiện tượng dị ứng sẽ không xuất hiện.
Cách món ăn chế biến từ cà tím
Cà tím kho nấm mỡ
Nguyên liệu
- Cà tím 2 trái
- Nấm mỡ 500 gr
- Hành lá 1 cây
- Nước tương 4 muỗng canh
- Giấm 1/2 muỗng canh
- Dầu ăn 1 muỗng canh
>> Xem thêm công thức chi tiết và lưu lại tại: Cách làm cà tím kho mỡ hành
Cà tím nhúng bột chiên giòn
Nguyên liệu
- Cà tím 1 trái
- Bột chiên giòn 1 gói
- Dầu ăn 200 ml
>> Xem thêm công thức chi tiết và lưu lại tại: Cách làm cà tím nhúng bột chiên giòn
Cà tím cuộn sốt cà chua
Nguyên liệu
- Cà tím 2 trái
- Đậu hũ non 2 miếng
- Nấm hương 15 cái
- Ngò rí 5 gr
- Cà chua 2 trái
- Nước mắm chay 1 muỗng canh
- Hạt nêm chay 1/2 muỗng cà phê
- Đường trắng 1 muỗng cà phê
- Dầu ăn 1 muỗng canh
>> Xem thêm công thức chi tiết và lưu lại tại: Cách làm cà tím cuộn sốt cà chua
Cà tím là nguyên liệu đầy chất dinh dưỡng cũng như có thể chế biến được nhiều món ăn. Hãy đọc những điều trên để gia đình bạn không bị ngộ độc nhé!
St