Nói đến vải nhung người ta nghĩ đến ngay tới sự mềm mại, sang trọng với vẻ ngoài sáng bóng. Với vẻ ngoài cao cấp đã khiến nó trở thành một loại vải dệt lý tưởng cho các thiết kế. Hãy cùng thegioisofa.com tìm hiểu về loại vải đặc biệt này qua bài viết dưới đây nhé.
Những thông tin cần biết về vải nhung?
- Đặc điểm
Nhung là một loại vải bóng mượt, mềm mại, thường được sử dụng trong các sản phẩm may mặc, vải bọc và các ứng dụng dệt khác.
Vải nhung trước kia do quá đắt đỏ để sản xuất nên loại vải này thường gắn liền với tầng lớp quý tộc. Mặc dù ngày nay hầu hết các loại nhung đều được pha trộn với các vật liệu tổng hợp có giá thành rẻ nhưng loại vải độc đáo này vẫn là một trong những chất liệu vải mềm mại nhất.
- Nguồn gốc
Người ta cho rằng nhung được biết đến từ thế kỷ 14. Các học giả trước đây hầu hết đều tin rằng loại vải này ban đầu được sản xuất ở Đông Á trước khi đi theo Con đường Tơ lụa vào Châu Âu. Các dạng nhung truyền thống được làm bằng lụa nguyên chất, khiến chúng trở nên vô cùng phổ biến. Lụa châu Á vốn đã rất mềm mại, nhưng quy trình sản xuất độc đáo được sử dụng để tạo ra nhung, đã làm ra một chất liệu xa hoa và sang trọng hơn các sản phẩm lụa khác.
Cho đến khi nhung trở nên phổ biến ở châu Âu trong thời kỳ Phục hưng, loại vải này được sử dụng phổ biến ở Trung Đông.
Ngày nay, việc sản xuất nhung trở nên ít tốn kém hơn nhiều, và sự phát triển của các loại vải tổng hợp khiến cho mọi người đều có thể sử dụng được loại vải này. Mặc dù nhung ngày nay chất vải không bằng ngày trước, nhưng nó vẫn được đánh giá cao như một chất liệu làm rèm, chăn, thú nhồi bông, bọc ghế sofa,… và tất cả các loại sản phẩm khác được cho là mềm mại và dễ chịu nhất có thể.
Các ưu nhược điểm của vải nhung
Các ưu điểm:
-
Trong ngành thời trang: Nhưng tạo ra sự sang trọng, quyến rũ và lôi cuốn cho người mặc. Các trang phục được làm từ chất liệu nhung đem đến sự mềm mại, uyển chuyển cho người sử dụng. Nhung thích hợp để mặc vào mùa đông, có thể may với nhiều loại trang phục với các phong cách khác nhau.
-
Trong ngành nội thất: Nhung thích hợp cho các phong cách nội thất cổ điển hay tân cổ điểm, đem lại cho không gian đầy sự sang trọng.
Các nhược điểm:
-
Do nhung có trọng lượng khá nặng nên gây cảm giác nặng nề cho người mặc. Khi sử dụng nhung bạn cần thận trọng và có thẩm mỹ, nếu không chất liệu nhung sẽ khiến bạn trở nên “quê mùa” hơn.
-
Vải nhung khi dính bẩn rất khó để làm sạch nên cần thận trọng khi sử dụng. Chất liệu này cũng dễ bị bám bụi nên bạn cần thường xuyên vệ sinh làm sạch để đảm bảo sức khỏe trong quá trình sử dụng.
-
Nhung rất khó khi giặt và lâu khô, người ta thường giặt khô các sản phẩm từ chất liệu nhung.
-
Giá thành của chất liệu nhung khá cao.
Vải nhung được sử dụng như thế nào?
Đặc điểm của nhung chính là sự mềm mại nên ứng dụng của vải này được sử dụng tiếp xúc trực tiếp với da. Đồng thời, nhung cũng có sức quyến rũ thị giác đặc biệt, vì vậy nó thường được sử dụng trong trang trí nhà ở như rèm cửa, gối, ghế sofa, thảm trải sàn,…
Không giống như một số vật dụng trang trí nội thất khác, nhung mang lại cảm giác tốt như vẻ ngoài của nó.
Do sự mềm mại của, nhung đôi khi được sử dụng trong chăn ga gối đệm. Đặc biệt, loại vải này được sử dụng phổ biến trong các loại chăn cách nhiệt được đặt giữa ga trải giường và chăn lông vũ. Nhung phổ biến trong trang phục nữ hơn nhiều so với quần áo dành cho nam giới, và nó thường được sử dụng để làm nổi bật những đường cong của phụ nữ và tạo ra những bộ trang phục dạ hội tuyệt đẹp. Một số dạng nhung cứng được sử dụng để làm mũ hay làm lót găng tay.
Có những loại vải nhung nào?
- Voan nhung
Còn được gọi là nhung trong suốt, loại nhung này thường được sử dụng trong các sản phẩm may mặc trang trọng và trang phục dạ hội.
- Nhung Crushed (nhung nghiền)
Có lẽ là một trong những dạng nhung đặc biệt nhất. Nhung nghiền mang đến một kết cấu đa dạng với vẻ ngoài sáng bóng.
Các hoa văn thường được tạo ra khi xoắn vải hoặc khi vải bị ướt.
- Nhung nổi
Loại nhung này thường biểu tượng hoặc các hình dạng khác được in nổi trên đó. Phần dập nổi ngắn hơn một chút so với phần nhung xung quanh. Và bạn có thể cảm nhận được hiệu ứng nổi này bằng cách chạm vào.
- Nhung Hammered
Được coi là một trong những dạng nhung mịn nhất. loại vải này được sản xuất bằng cách ép chặt hoặc đập chứ không phải là nghiền nát nên rất mềm mại, ấm áp.
- Nhung Lyons
Loại nhung này dày hơn nhiều so với các loại vải khác. Đặc điểm củ loại vải này là cứng nên thích hợp dùng để may các áo khoác hay mũ đội đầu.
- Nhung trơn
Loại vải nhung này được làm từ sợi tơ tằm và sợi bông nên nặng hơn các loại nhung được làm từ sợi tổng hợp hay lụa. Nhược điểm của loại nhung này là không có độ đàn hồi và co dãn kém.
- Nhung có họa tiết (Ciselé)
Là loại nhung được tạo ra bằng cách cắt các phần nhung theo họa tiết mong muốn. Loại vải này thường gặp trong các tác phẩm nghệ thuật bằng vải nhung hoặc trong được dùng trong các cung điện.
Vải nhung có giá như thế nào?
Nhung làm bằng vật liệu tổng hợp thường khá rẻ. Tuy nhiên, nhung làm hoàn toàn bằng lụa có thể tốn hàng triệu đồng cho mỗi thước Anh vì việc sản xuất loại vải này rất tốn công sức. Vải nhung được dệt cẩn thận bằng cách sử dụng các vật liệu tốt sẽ luôn có giá cao hơn vải được làm với giá rẻ bằng vải dệt tổng hợp.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại vải cao cấp vải nhung. Nếu bạn là người yêu thích phong cách cổ điển hay tân cổ điển thì chất liệu vải nhung là lựa chọn hợp lý.
Có thể bạn quan tâm: