Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy (PC12)

Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là gì? Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy dùng để làm gì? Mẫu PC12: Mẫu văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy? Hướng dẫn mẫu văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy?

Trước những thách thức to lớn trong công tác phòng cháy, chữa cháy, Đảng và Nhà nước buộc phải có những biện pháp tích cực, triệt để nhằm hạn chế, ngăn ngừa những rủi ro trong thực tế có thể diễn ra. Một trong những hoạt động được đánh giá hiệu quả, giải quyết được phần lớn hay loại trừ được bước đầu các sự cố cháy nổ có thể phát sinh đó là nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới. Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy cũng là cũng là căn cứ để chứng minh cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới có đủ điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

1. Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là gì?

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là hoạt động của được chủ đầu tư, chủ phương tiện tiến hành đối với dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy và phải được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng.

Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là văn bản do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu, cấp cho cơ sở phương tiện giao thông cơ giới trước khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư, chủ phương tiện đề nghị.

Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là kết quả của quá trình kiểm tra kết quả nghiệm thu của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, thủ tục kiểm tra được tiến hành theo quy định tại Khoản 3, Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, cụ thẻ:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy  kèm theo báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và giải pháp phòng cháy và chữa cháy và văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền; Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước); Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở mới nhất năm 2022

– Thời hạn nộp hồ sơ:  tối thiểu trước 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc tối thiểu trước 07 ngày làm việc đối với các công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy so với ngày chủ đầu tư, chủ phương tiện đề nghị tổ chức kiểm tra nghiệm thu.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:

Trường hợp 1:hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy;

Trường hợp 2: hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và ghi thông tin vào 02 bản Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy .

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, dự án, công trình nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với các dự án công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xem xét, ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trả lại hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư, chủ phương tiện. Trường hợp không chấp thuận kết quả nghiệm thu thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Yêu cầu: Người được cơ quan, tổ chức cử đến liên hệ nộp hồ sơ phải có Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền, xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.

Nhìn chung, thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được quy định khá đầy đủ, cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phân công, phối hợp triệt để nhằm đảm bảo việc nghiệm thu được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và thích hợp với các tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy.

Xem thêm: Đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy hưởng lương như thế nào?

2. Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy dùng để làm gì?

Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là văn bản bắt buộc mà cơ sở phải có, đây cũng là văn bản thể hiện kết quả, ý thức của cơ sở trong công tác phòng cháy chữa cháy, là văn bản thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động nghiệm thu của mình.

Chứng minh cho tầm quan trọng của văn bản này, tại Khoản 9 Điều 15 Nghị định 136/2020 nêu rõ: Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.

Việc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy mà đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào hoạt động, sử dụng là hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy dẫn đến cơ sở, phương tiện giao thông,…có thể bị áp dụng hình thức tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

3. Mẫu PC12: Mẫu văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

…..(1)…..

…..(2)…..

Xem thêm: Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy

——-

Số: ……….

……, ngày  tháng  năm 

Kính gửi: ………………(3)……..………..

Căn cứ Nghị định số …../2020/NĐ-CP ngày …../…../2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy số …………/TD-PCCC ngày ….. tháng…..năm……… của ………(2)…………………………

Xét hồ sơ và văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy số…….. ngày….. tháng…..năm……… của: ………………….(3)……………………

Người đại diện theo pháp luật là ông/bà: …… Chức vụ: ………

Xem thêm: Những công trình yêu cầu phải có thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy

Căn cứ biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu ngày …..tháng…..năm……. của………………….,

……(2)….. chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của …………(4)………… với các nội dung sau:

Địa điểm xây dựng / chế tạo / hoán cải: …………

Chủ đầu tư/chủ phương tiện: ………

Đơn vị tư vấn giám sát: …………..

Đơn vị thi công: ……………

Quy mô công trình/phương tiện: …………

Nội dung được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:

Xem thêm: Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy

………..

Các yêu cầu kèm theo:

– Thực hiện đúng quy trình, quy định về vận hành sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan;

– Duy trì liên tục chế độ hoạt động bình thường của hệ thống, thiết bị phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan đã được lắp đặt theo đúng chức năng trong suốt quá trình sử dụng;

– ………(5)………………

Nơi nhận:

– ……………;

– ……………;

Xem thêm: Hỏi về thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

– Lưu: ………

…..(6)……

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

4. Hướng dẫn mẫu văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy?

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp;

(2) Tên cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;

(3) Tên chủ đầu tư/chủ phương tiện;

(4) Tên công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;

(5) Ghi các yêu cầu khác khi cần thiết;

Xem thêm: Xử phạt hành chính khi phạm quy định về kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy

(6) Quyền hạn, chức vụ của người ký.

Rate this post

Viết một bình luận