Nhiều thí sinh e ngại ngành văn học vì không biết tốt nghiệp sẽ làm gì. Trong thực tế, cơ hội nghề nghiệp của ngành này khá rộng mở.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhóm ngành KHXH – nhân văn – du lịch đứng thứ 4/8 về nhu cầu nhân lực tại TP.HCM giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025, với 16.200 người. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của nhóm ngành này trong phát triển xã hội.
Nhiều hướng nghề nghiệp
Nhiều thí sinh, phụ huynh e ngại ngành văn học vì không biết tốt nghiệp ra trường làm gì. Trong thực tế, cơ hội nghề nghiệp của ngành này khá rộng mở vì ở đâu cần kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, ở đó có đất “dụng võ” cho sinh viên ngành văn học. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp văn học có thể làm việc trong các lĩnh vực như:
Giảng dạy và nghiên cứu văn học: trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và các trung tâm nghiên cứu.
Báo chí, truyền hình, thông tin đại chúng: đảm nhiệm công việc phóng viên, biên tập báo; biên tập viên, phóng viên truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản phim; dẫn chương trình…
Một giờ học của sinh viên ngành văn học.
Văn phòng: làm công việc hành chính, quản trị văn phòng, quản lý hệ thống văn bản ở các cơ quan văn hóa, chính trị và kinh tế; hoặc làm trong các doanh nghiệp ở vị trí thư ký, hành chính, nhân viên văn phòng, lưu trữ, thông tin, thư viện, biên tập website.
Biên tập, xuất bản: làm công tác biên tập – xuất bản sách; chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại phim ảnh; biên soạn từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo…
Sáng tác văn học, nghệ thuật: sáng tác ca từ nhạc; phê bình văn học nghệ thuật; làm nhà thơ, nhà văn.
Lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ.
Truyền thông, quan hệ công chúng, ngoại giao: các công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, truyền thông, công tác đối ngoại, ngoại giao.
Quản lý nhà nước: liên quan đến chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, phát triển văn hoá xã hội; bảo tồn văn hoá phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.
Theo ngành văn học, sinh viên có thể làm nhiều công việc.
Học văn học tại ĐH Tây Đô
Chương trình đào tạo ngành văn học của Đại học Tây Đô được thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu thời đại và sự tiến bộ của xã hội. Trong quá trình đào tạo, bên cạnh tiếp nhận những kiến thức chung, kiến thức cơ sở và chuyên ngành, sinh viên còn được học tập và trau dồi những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của khối ngành đào tạo.
Sinh viên được học nhiều kỹ năng khác bên cạnh lý thuyết ngành văn học.
Với phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, trong khóa học, sinh viên còn được đi thực tế ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, từ đó áp dụng lý thuyết vào thực tế, kiểm chứng những kiến thức được học từ sách vở.
Ngoài ra, chương trình đào tạo ngành văn học của Đại học Tây Đô còn chú trọng nhu cầu tìm việc. Ngoài những học phần cơ bản, sinh viên được bổ sung kỹ năng nghề nghiệp như: kỹ năng nghiệp vụ văn phòng; nghiệp vụ phát thanh, truyền hình; nghiệp vụ báo chí; kỹ năng quay video và chụp hình.
Năm nay ĐH Tây Đô áp dụng 2 hình thức xét tuyển đối với ngành văn học (mã ngành 7229030) là xét điểm thi THPT quốc gia và xét học bạ THPT. Với hình thức xét học bạ, thí sinh đạt tổng điểm 3 môn xét tuyển từ 18 điểm trở lên. Điểm xét tuyển là điểm trung bình cả năm lớp 12 hoặc điểm trung bình cả năm lớp 10, cả năm lớp 11 và học kỳ I lớp 12.
Ban tư vấn tuyển sinh ĐH Tây Đô: 68 Trần Chiên, KV Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, Cần Thơ; hotline: 0939 028 579 – 0939 440 579; website www.ts.tdu.edu.vn.