Tự sự là gì? Văn tự sự là gì? Là những vấn đề được đông đảo các bạn học sinh quan tâm, đây cũng là kiến thức nền tảng quan trọng của bộ môn ngữ văn? Vậy hãy cùng thapgiainhietliangchi tìm hiểu sâu hơn về văn tự sự qua bài viết sau đây nhé!
Khái niệm, tác dụng văn tự sự
Tự sự là gì?
Tự sự là trình bày, tường thuật lại sự kiện, sự việc đang diễn ra cho người nghe hoặc người đọc.Thông qua một chuỗi các câu viết, nói hoặc hình ảnh để người nghe, đọc có thể dễ dàng hình dung nắm bắt.
Hay nói cách khác tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến các sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc , thể hiện một ý nghĩa nào đó.
Có thể hiểu đơn giản, tự sự là văn bản dùng để kết nối các ý tưởng, khái niệm hoặc sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi các câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh cụ thể.
Văn tự sự là gì?
Thế nào là văn tự sự ? Văn tự sự hay còn có tên gọi khác là văn kể chuyện. Nó là một phương thức trình bày các chuỗi sự kiện, sự việc hiện tượng này đến sự kiện, sự việc, sự hiện tượng khác. Cuối cùng là dẫn đến kết thúc và mang một ý nghĩa nào đó nhất định.
Văn tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Cốt truyện sẽ được khắc họa nhờ một hệ thống các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm chi tiết các sự kiện, xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình của nhân vật, chi tiết về tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong tục, đời sống, văn hóa, lịch sử; thậm chí còn có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng hay hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện lại được.
Dàn bài văn tự sự
Bố cục một bài văn tự sự sẽ bao gồm ba phần:
-
Mở bài: Giới thiệu về nhân vật và sự việc, sự kiện chính của câu chuyện.
-
Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định, qua đó thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt đến cho người nghe.
-
Kết bài: Kết thúc lại câu chuyện, bày tỏ thái độ của người kể.
Đặc điểm của văn tự sự
Nhân vật
Nhân vật trong văn tự sự sẽ là người thực hiện các sự việc và là người được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ góp phần giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các yếu tố tự sự sau: tên gọi, lai lịch, tính cách, vóc dáng, việc làm,…
Sự việc
Sự việc trong văn tự sự thường được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra tại thời gian nào, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể nào thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả,… Sự việc trong văn tự sự sẽ được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến nhất định sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Chủ đề
Mỗi câu chuyện đều sẽ mang một ý nghĩa xã hội nhất định. Ý nghĩa đó được toát lên từ những sự kiện, sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự sẽ có một chủ đề; cũng có văn bản sẽ có nhiều chủ đề, nhưng trong đó có một chủ đề chính.
Lời văn tự sự
Văn tự sự chủ yếu sẽ kể người, kể việc. Khi kể người có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính cách, tài năng, ý nghĩa của nhân vật đó. Khi kể việc sẽ kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay mà các hành động ấy đem lại. Đoạn văn trong văn tự sự thường là đoạn diễn dịch.
Thứ tự kể
Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc nối tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước ta kể trước, việc gì xảy ra ta sau kể sau, cho đến hết. Nhưng để có hiệu quả, gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc ở hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật hồi tưởng mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó.
Ngôi kể
Người đứng ra kể chuyện có thể được xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những ngôi kể chuyện khác nhau. Ngôi kể trong văn tự sự có thể là ngôi thứ nhất, giúp bộc lộ được những tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách trực tiếp, sâu sắc; có thể được kể theo ngôi thứ ba, thể hiện được sự khách quan với câu chuyện đang được kể, phạm vi câu chuyện được kể trong không gian lớn hơn và có thể cùng lúc. Người kể giấu mình đi nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản.
Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc, người nghe đi vào câu chuyện, như giới thiệu nhân vật tình huống, tả người, tả cảnh, đưa ra nhận xét hay đánh giá, bộc lộ thái độ, cảm xúc trước những điều được kể.
Mỗi ngôi kể sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng nhất định, nên chúng ta cần lựa chọn ngôi kể cho thật phù hợp và có thể chuyển đổi ngôi kể linh hoạt trong câu chuyện.
Phương thức biểu đạt trong một bài văn tự sự
Miêu tả trong văn tự sự
+ Miêu tả bên ngoài: như miêu tả ngoại hình nhân vật, làm cho các nhân vật hiện lên có hình dáng riêng, cụ thể; miêu tả cảnh vật làm cho sự việc, sự kiện thêm cụ thể, chi tiết chân thực, cũng như sinh động, gợi cảm.
+ Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn tả được tâm tư tình cảm, cảm xúc, những trạng thái tình cảm của nhân vật, khiến cho nhân vật được thể hiện một cách đầy đủ, sâu sắc hơn.
Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn đạt lại những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. Miêu tả nội tâm một cách gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, cử chỉ, nét mặt hay trang phục của nhân vật để làm nổi bật lên nội tâm của nhân vật lúc đó.
Biểu cảm trong văn tự sự
Biểu cảm trong tự sự bằng cách thức trực tiếp hoặc gián tiếp đều giúp cho nhân vật thể hiện rõ ràng được thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực, có khi cũng là cảm xúc của chính tác giả, người kể chuyện trong quá trình kể chuyện.
Lập luận trong văn tự sự
Lập luận trong văn tự sự được thể hiện thông qua đối thoại: đối thoại giữa các nhân vật, đối thoại của nhân vật với chính mình, người kể chuyện với chính mình, trong đó người kể chuyện hoặc nhân vật sẽ nêu lên được những nhận xét, suy luận, phán đoán, lí lẽ, dẫn chứng của mình…nhằm bày tỏ quan điểm, thuyết phục người nghe (đọc) về một vấn đề nào đó. Hình thức lập luận này làm cho câu chuyện thêm phần triết lý sâu sắc hơn.
Các bước làm bài văn tự sự
Ta cần thực hiện các bước làm bài văn tự sự như sau để làm ra một bài văn tự sự:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài và xác định ý
Bước 2: Lập dàn bài văn tự sự theo đề bài đã cho
Bước 3: Viết một bài văn tự sự
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa
Lưu ý trong văn tự sự sẽ chia làm 2 ngôi kể:
– Ngôi thứ nhất: Xưng tôi và kể lại câu chuyện mình đã tham gia hoặc chứng kiến. Người kể trực tiếp kể ra những suy nghĩ của chính mình. Không bị gò bó bởi người khác, có thể bộc lộ tất tật những gì mình muốn nói.
– Ngôi thứ ba: Người kể chuyện sẽ giấu mặt chỉ gọi các nhân vật bằng tên của họ, không xuất hiện trong chuyện nhưng lại biết tất cả lời nói, hành động của nhân vật có thể kể linh hoạt, tự do, khách quan tất cả những điều xảy ra trong tác phẩm.
– Kết hợp hai ngôi kể trên: Khi kết hợp giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba sẽ giúp cho tác phẩm tự sự linh hoạt hơn, phong phú hơn, cảm xúc cũng được trình bày một cách đặc biệt hơn.
Cách làm bài văn tự sự
Khi viết một bài văn tự sự lớp 6 chúng ta cần chú ý một số yêu cầu tùy thuộc vào dạng bài văn tự sự.
Với bài văn tự sự kể lại chuyện đời thường
-
Biết sắp xếp các sự kiện, sự việc theo một trình tự nhất định có ý nghĩa.
-
Trình bày bài văn tự sự theo một bố cục mạch lạc với 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
-
Tuỳ vào yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn những tình huống và sắp xếp các sự việc sao cho có ý nghĩa.
Với bài văn tự sự kể chuyện tưởng tượng
-
Biết cách xây dựng cốt truyện và tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
-
Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa nào đó và bố cục rõ ràng. (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự đã nói ở trên)
Tùy theo từng dạng bài văn tự sự mà ta cách trình bày dàn ý và viết bài một bài văn tự sự cho phù hợp. Dưới đây là một vài gợi ý hướng dẫn dẫn khi làm bài văn tự sự.
Với dạng bài: Kể lại một câu chuyện em đã được học bằng lời văn của em
-
Yêu cầu cốt truyện không được thay đổi.
-
Chú ý sáng tạo trong phần mở bài và kết luận.
-
Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân minh sao cho linh hoạt trong sáng.
Với dạng bài: Kể về người
Cần chú ý để tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, các sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách cần thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả chi tiết quá nhân vật đó.
Với dạng bài: Kể về một hay nhiều sự việc đời thường
-
Phải biết hình dung trình tự sự việc hợp lý cho xác thực, phù hợp với thực tế.
-
Sắp xếp các sự việc theo thứ tự nhất định nhằm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện
-
Lựa chọn ngôi kể sao cho đúng yêu cầu của bài văn.
Cách kể để một câu chuyện được tưởng tượng:
-
Có thể thay đổi hay thêm phần kết mới cho một câu chuyện dân gian.
-
Hình dung được gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ tích, truyện dân gian.
-
Tưởng tượng được gặp gỡ những người thân trong giấc mơ.
-
Cần phải xác định được đối tượng cần kể là gì? (sự việc hay là con người)
-
Xây dựng các tình huống có xuất hiện sự việc hay nhân vật đó.
-
Tưởng tượng ra các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong một không gian cụ thể như thế nào?
Bài viết trên thapgiainhietliangchi đã cung cấp đến các bạn những kiến thức về văn tự sự, hy vọng rằng sau khi tham khảo bài biết các bạn đã biết được tự sự là gì? Văn tự sự là gì? Đây là kiến thức nền tảng trong môn ngữ văn, vì vậy chúng ta cần nắm rõ để có thể dễ dàng tiếp thu các kiến thức sau này. Bài viết trên chúng tôi cũng đề cập đến các bước làm, cách làm bài văn tự sự hy vọng giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập.