Vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì? Mẹ bầu cần biết khi sinh bé.

Giải đáp cho chị em đi đẻ thắc mắc vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì. Để chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ, tránh cập rập. Bởi thời gian ở lại bệnh viện của bà bầu có thể kéo dài để đảm bảo phục hồi cơ thể. Vậy lựa chọn vật dụng như thế nào là hợp lý? Hãy cùng Công ty CHTECH lên danh sách ngay dưới đây.

Xem thêm: IVF là gì, Phòng ICU là gì

1. Vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì

Mẹ bầu chuẩn bị vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì

Mẹ bầu chuẩn bị vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì

Có nhiều trường hợp mẹ muốn sinh thường, nhưng bác sĩ yêu cầu phải sinh mổ. Thực tế, có nhiều lý do buộc mẹ bầu phải tiến hành mổ lấy thai.

  • Đường ra của thai bị cản trở hoặc rau tiền đạo
  • Khung chậu méo, hẹp
  • Tử cung dị dạng
  • Hẹp âm đạo
  • Thai nhi suy dinh dưỡng, bị thiếu máu
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài

Sau đây là những thứ mẹ bầu sinh mổ cần chuẩn bị trước để luôn trong tư thế sẵn sàng vào phòng mổ.

1.1 Đi sinh cần mang những gì?

Gần đến ngày dự sinh, ngoài việc lên dây cót tinh thần và bồi bổ sức khỏe thật tốt. Vấn đề vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì cũng cần đặc biệt quan tâm. Có một số món đồ tuy nhỏ nhưng rất cần thiết và hữu ích cho cả mẹ và bé trong những lúc cần kíp.

Giỏ đồ đi sinh

  • Đầu tiên là giỏ đồ đi sinh cho 2 mẹ con. Bạn có thể mua sẵn ngoài tiệm hoặc tự lên list đồ tùy chọn. Nếu bạn muốn tự tay sắm sửa mọi thứ thì nên mua sớm, có thể bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai.
  • Những món đồ cho mẹ gồm quần áo mặc ở bệnh viện, xuất viện, đồ lót và các vật dụng cá nhân. Những món đồ chuẩn bị cho bé gồm quần áo trẻ sơ sinh, rơ lưỡi, nước muối sinh lý, sữa công thức, dụng cụ pha sữa phòng trường hợp sữa mẹ không về kịp.

1.2 Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh cho mẹ và mẹ

Những vật dụng theo mùa

  • Vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì cũng tùy thuộc xem mẹ đi sinh vào mùa nào. Ví dụ, nếu là mùa hè khá oi nóng, mẹ nên chọn các loại quần áo chất liệu mát mẻ, mềm mại, rộng thoáng. Đồ cho bé cũng ưu tiên chất liệu cotton. Đừng quên mua cho mình một bình nước để uống khi khát.
  • Nếu mẹ bầu sinh vào mùa đông thì rất cần mang theo đồ giữ ấm, quần áo dày để tránh gió lùa. Có thể mua thêm chiếc chăn bông để ủ ấm cho bé con.(vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì)

Tài chính

  • Chi phí viện phí của mỗi ca sinh mổ không giống nhau tùy thuộc vào việc chọn phòng, dịch vụ và bệnh viện. So với sinh thường, sinh mổ tốn kém hơn đôi chút, cao hơn từ 2-3 triệu đồng.
  • Trung bình mỗi ca sinh mổ dao động từ 5-10 triệu đồng. Phòng thường có mức phí từ 100-200 nghìn đồng/giường, phòng dịch vụ khoảng 300 ngàn đến 1 triệu đồng/giường hoặc hơn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần có tiền dắt túi để mua bất cứ thứ gì mình muốn khi không có người nhà ở đó.
  • Thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt là tại cơ sở khám chữa bệnh, nơi có lượng người ra vào rất đông mỗi ngày, do đó, mẹ bầu nên có ý thức tự bảo vệ mình. Bằng việc đeo khẩu trang y tế và luôn mang theo nước rửa tay khô sát khuẩn mọi lúc mọi nơi.

2. Đồ cần mang vào phòng mổ đẻ

Đồ cần mang vào phòng mổ đẻ

Đồ dùng cá nhân của mẹ bầu trước/trong lúc chuyển dạ. Khi mẹ bầu thấy bị ra huyết hoặc vỡ ối thì đây là dấu hiệu cho một cuộc vượt cạn sắp xảy ra. Đồ dùng cá nhân cho mẹ vào phòng sinh mổ cần mang theo những gì cơ bản gồm có:

  • Băng vệ sinh để dùng trong thời gian ở phòng chờ sinh
  • Bỉm dạng dán dành cho người lớn, khi sinh mổ cần 3 miếng để dùng cho lúc vỡ ối và vào phòng sinh.

chuan-bi-do-sinh-cho-me-va-be

– Đồ dùng sau sinh mổ

  • Sau khi mẹ bầu được đưa lên bàn sinh mổ sẽ có nhân viên y tế thông báo với người nhà lấy các món đồ sau:
  • Băng bạch tuyết: Chuẩn bị trước số lượng 2 – 3 bịch và lúc đưa cho y tá mang vào phòng sinh chỉ cần 1 bịch.
  • Bỉm người lớn để trải dưới, nên chọn size lớn nhất
  • 1 mũ len, tất chân

– Quần áo cho bé

Chuẩn bị đồ vào phòng mổ đẻ cho bé cần có những món sau:

  • 1 áo dài tay dạng sơ sinh
  • 1 áo khoác len hoặc cotton dài tay để giữ ấm cho bé khi ra đời
  • 1 tã dán hoặc tã quấn chéo hình tam giác vì bé chưa mặc quần được
  • 1 đôi bao tay, 1 đôi vớ chân, 1 mũ đội đầu (Vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì)

– Khăn và chăn dùng cho bé

  • Sau khi bé ra khỏi bụng mẹ sẽ cần 2-3 chiếc khăn để lau. Loại cần dùng ở đây là khăn xô kích cỡ như khăn tay hay khăn mặt.
  • Khăn và chăn quấn bé là món đồ không thể thiếu cần chuẩn bị. Gồm một chiếc khăn mỏng, mềm, kích thước lớn, dùng để quấn cơ thể bé sau khi mặc đồ xong.
  • Chiếc thứ hai là chăn dày để quấn bé ở vòng ngoài cùng. Bạn có thể mua loại khăn chuyên dụng được bán sẵn ở cửa hàng.

Chuẩn bị giấy tờ khi đi sinh

  • Chuẩn bị các loại giấy tờ có liên quan khi đi sinh mổ
  • Khi đi sinh, tất cả mẹ đầu đều cần mang theo đầy đủ hồ sơ, sổ khám thai, kết quả siêu âm, xét nghiệm. Lời khuyên đến mẹ là nên sắp xếp chúng theo thứ tự từng tuần để bác sĩ tiện theo dõi.( vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì )
  • Một điều nữa cần lưu ý là trước khi đi sinh, mẹ cần khám thai tại bệnh viện nơi dự định mổ ít nhất 4 – 8 tuần gần nhất. Để bác sĩ có thể theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ và bé, cũng như tiến hành làm hồ sơ đi sinh. Kể cả trong trường hợp mẹ phải nhập viện cấp cứu khi sinh, nhân viên y tế cũng sẽ dễ dàng tra cứu thông tin.
  • Các loại giấy tờ tùy thân mẹ bầu cần mang đó là bản gốc/photo CMND/CCCD, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu, tất cả mỗi loại 2 bản.

Bài viết liên quan: phòng mổ áp lực dương, Phòng mổ Hybrid là gì?

3. Các vấn đề cần biết khi vào phòng mổ đẻ

3.1 Các vấn đề cần biết khi vào phòng mổ đẻ

  • Phụ nữ với thiên chức làm mẹ là món quà tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng. Sau khi trải qua một thai kỳ khỏe mạnh, chắc chắn ai cũng không khỏi hồi hộp mong ngóng gặp con. Quá trình vượt cạn đầy đau đớn về thể xác, nhưng cũng là giây phút ngọt ngào khi nhìn ngắm khuôn mặt bé yêu của mình.
  • Để giúp các mẹ lần đầu mang thai an tâm vượt cạn thành công. Dưới đây là các vấn đề cần biết khi vào phòng mổ đẻ. ( Vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì?)

– Trước khi lên bàn mổ

  • Khoảng 8 tiếng trước khi lên bàn mổ, mẹ không nên ăn gì. Vì khi gây mê, dạ dày chứa thức ăn có thể gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Gia tăng nguy cơ nghẽn đường thở, dẫn tới đột tử.
  • Những ngày trước khi phẫu thuật sinh mổ, mẹ chỉ dùng thức ăn dễ tiêu. Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều chất xơ, chất béo, đồ ngọt. Việc dùng thuốc và uống nước cũng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các vấn đề cần biết khi vào phòng mổ đẻ

– Vệ sinh

  • Trước khi lên bàn mổ mẹ cần vệ sinh lông vùng kín. Đừng ngần ngại trao đổi với nhân viên y tế nếu muốn tự thực hiện hoặc có yêu cầu riêng.
  • Ngoài ra, việc trang điểm, đeo đồ trang sức, sơn móng tay móng chân là không cần thiết. Tốt nhất, mẹ bầu nên cất chúng ở nhà trước khi đến bệnh viện.

Các vấn đề cần chú ý trước khi vào phòng mổ đẻ

3.2 Lưu ý sau khi sinh mổ

  • Thông thường, quá trình mổ đẻ kéo dài khoảng 20 phút. Ngay sau khi sinh xong, mẹ có thể thấy buồn nôn, ngứa toàn thân. Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần hỏi bác sĩ. Để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng tới chất lượng sữa. Dẫu biết là các cơn đau có thể làm phiền mẹ, nhưng mẹ hãy cố gắng suy nghĩ tích cực để không bị trầm cảm sau sinh sẽ rất nguy hiểm.
  • 12 tiếng sau mổ là mẹ có thể ăn uống bình thường. Nhưng khi cần đi vệ sinh nên có người đỡ lúc di chuyển. Vì tác dụng của thuốc tê có thể làm mẹ mất thăng bằng, chóng mặt.
  • Sau 24 tiếng sinh mổ mẹ có thể di chuyển nhẹ nhàng để tránh bị máu đông, táo bón, dính ruột. Tuy nhiên, mẹ cần tuyệt đối tránh gập người phía trước.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn, nhất là với những người lần đầu làm mẹ không khỏi phân vân trong vấn đề vào phòng mổ đẻ cần mang theo những gì. Công ty cơ điện lạnh Chtech là đơn vị chuyên thiết kế, thi công, xây lắp phòng sạch đạt chuẩn GMP. Việc lựa chọn sinh mổ tại cơ sở y tế có phòng mổ đạt chuẩn sẽ đảm bảo tiêu chí an toàn cho hai mẹ con.

Rate this post

Viết một bình luận