Vendor là gì? Tìm hiểu các Hình thức và Khái niệm liên quan đến Vendor

Chắc hẳn bạn đã từng ít nhất một lần nghe đến thuật ngữ Vendor nhưng lại không biết Vendor là gì? Ngoài Vendor còn có các thuật ngữ tương đồng khiến bạn khiến bạn dễ bị nhầm lẫn. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về những thuật ngữ này ngay sau đây nhé.

Giải thích Vendor nghĩa là gì?

Vendor là gì?

 

– Thường thì các thuật ngữ thuộc lĩnh vực kinh tế khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nó sẽ không sát được nghĩa. Với từ Vendor bạn có thể hiểu nó chỉ đối tượng là nhà cung cấp. Đối tượng này có thể là cá nhân, nhóm, tổ chức tham gia vào lĩnh vực công nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho một đối tượng khác là khách hàng (có thể là cá nhân, nhóm, tổ chức khác thuộc chuỗi hoạt động sản xuất kinh tế). Miễn sao sản phẩm, dịch vụ được Vendor cung cấp là để tiêu dùng.

– Vendor có thể lựa chọn nhiều hình thức bán hàng hóa, dịch vụ tùy thuộc vào từng trường hợp, quy mô của từng tổ chức Vendor:

  • Hình thức B2B: doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Hình thức B2C: doanh nghiệp cho người tiêu dùng.
  • Hình thức B2G: doanh nghiệp cho chính phủ.

– Ví dụ: nhà sản xuất linh phụ kiện xe máy là Vendor cung cấp hàng hóa cho những nhà sản xuất khác để lắp ráp các bộ phận trở thành xe máy. Xe máy được bán buôn hoặc bán lẻ. Các siêu thị cũng được coi là một dạng Vendor, họ mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán cho người tiêu dùng.

Tóm lại, Vendor là gì? Nó là mắt xích cuối cùng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất cũng như bán ra thị trường, tạo ra liên kết tiếp theo trong chuỗi.

Các thuật ngữ đồng nghĩa với Vendor

vendor nghĩa là gì

  • Seller

Thuật ngữ này cũng khá quen thuộc vì nó thường xuyên xuất hiện trên đường phố hay những bản tin tuyển dụng. Thực chất ý nghĩa của từ này là người bán, đồng nghĩa với Vendor là nhà cung cấp. Tuy nhiên bản chất của nó lại chỉ hướng đến cá nhân nhiều hơn.

  • Supplier

Về cơ bản thì “Vendor” và “Supplier” đều mang nghĩa là nhà cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Tuy nhiên “Supplier” về bản chất thì chỉ chuyên về các đối tượng công ty, doanh nghiệp.

  • Affiliate

Từ này mặc dù cũng được hiểu là đối tượng nào đó đi cung ứng sản phẩm ra thị trường và nhận được các khoản hoa hồng. Tuy nhiên “Affiliate” chỉ được dùng để bán hàng qua hình thức tiếp thị liên kết để nhận được các khoản hoa hồng.

Giải đáp những thuật ngữ liên quan đến Vendor

1. Vendor managed inventory là gì?

  • Định nghĩa:

vendor managed inventory là gì

Vendor managed inventory viết tắt là VMI được hiểu là việc hoạch định và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong đó Vendor chịu trách nhiệm về mức độ tồn kho của nhà bán lẻ.

– Vendor – nhà cung cấp được tiếp cận với các dữ liệu liên quan đến hàng hóa trong kho cùng như các dữ liệu kinh doanh của nhà bán lẻ để có trách nhiệm điều phối các đơn đặt hàng, giao hàng cũng như lên kế hoạch tồn kho của nhà bán lẻ. Mục đích ở đây là để cho hoạt động kinh doanh luôn được duy trì ở mức tối ưu nhất.

– VMI được ứng dụng bởi rất nhiều chuỗi bán lẻ nổi tiếng trên thế giới. Khi bạn áp dụng VMI thì việc bóp méo hay khuếch đại thông tin về nhu cầu thị trường được chuyển từ nhà bán lẻ đến nhà cung ứng sẽ được giảm thiểu. Hiện tượng cháy hàng diễn ra ít hơn, giảm thiểu được chi phí vận chuyển hàng hóa.

– Thêm vào đó, với mô hình VMI, các nhà cung cấp sẽ chủ động được việc quản lý, bổ sung hàng tồn kho cho nhà bán lẻ thay vì chỉ nhận đơn hàng và vận chuyển theo đúng yêu cầu của nhà bán lẻ như trước.

  • Các dạng VMI hiện nay:

công ty vendor là gì

– Vendor sẽ trực tiếp khảo sát tồn kho tại kho của nhà bán lẻ; cung cấp ngay lập tức số lượng hàng tồn kho mà Vendor mang theo.

– Vendor trực tiếp khảo sát tồn kho tại kho của nhà bán lẻ. Tiếp theo sẽ tiến hành đặt đơn hàng mới và sẽ được giao trong tương lai. Việc vận chuyển đơn hàng mới này sẽ do bên Vendor hoặc nhà bán lẻ chịu trách nhiệm (tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên).

– Nhà bán lẻ sẽ báo cáo số lượng hàng tồn kho cho nhà cung cấp định kỳ, có thể là theo ngày, theo tháng… Nhiệm vụ của Vendor là phân tích dữ liệu nhận được và lên đơn hàng cho nhà bán lẻ.

– Vendor sẽ truy vấn trực tiếp dữ liệu tồn kho, kinh doanh, kế hoạch sản xuất, giảm giá… của nhà bán lẻ để từ đó ra quyết định bổ sung hàng tồn kho.

– Vendor sắp xếp một nhân viên quản lý hàng tồn kho làm việc tại kho hàng của nhà bán lẻ để thực hiện quản lý tất cả các công đoạn giám sát tồn kho, đặt hàng, báo cáo…

  • Thế mạnh của VMI

Lợi ích vendor managed inventory

– Về cấp độ chuỗi cung ứng: 

Sẽ giảm thiểu được tồn kho đến mức tối ưu nhất. Đồng thời giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển do nhà cung cấp chủ động hơn trong việc đặt và giao hàng.

Gia tăng được doanh số thông qua việc giảm thiểu được rủi ro cháy hàng tồn kho.

– Về nhà cung ứng:

Nắm bắt được tình hình cũng như nhu cầu kinh doanh của khách hàng.

Nâng cao được chất lượng dịch vụ, mức độ hợp tác với nhà các nhà bán lẻ.

Thông qua các số liệu cụ thể, chính xác giúp phân tích thị trường tốt hơn.

Góp phần tăng doanh thu thông qua việc phân tích và dự báo chính xác thị trường.

– Về nhà bán lẻ:

Hạn chế được tình trạng cháy hàng.

Góp phần tăng lợi nhuận thông qua việc giảm chi phí tồn kho.

Xây dựng, thiết lập được mối quan hệ của chuỗi cung ứng với nhà cung cấp.

Việc quản lý các danh mục hàng hóa đã có nhà cung cấp hỗ trợ.

– Về người tiêu dùng cuối cùng: Mức độ dịch vụ được gia tăng đồng thời giảm được tình trạng phải chờ hàng hay hết hàng.

  • Hạn chế của VMI:

VMI thành công chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa Vendor và nhà bán lẻ. Nếu như thiếu đi sự tin tưởng trong việc trao đổi dữ liệu với nhau sẽ làm mất cân bằng hàng tồn kho, hết hàng…

Trách nhiệm của nhà cung cấp sẽ cao hơn rất nhiều.

2. Công ty Vendor là gì?

Công ty Vendor cũng là nhà cung cấp, cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Tuy nhiên đối tượng của nó là công ty, doanh nghiệp.

Các sản phẩm, dịch vụ mà công ty Vendor cung cấp là để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa với mục đích bán lại.

Tìm hiểu về Vendor Samsung – Mô hình Vendor nổi bật nhất

Vendor Samsung là gì?

  • Vendor Samsung là gì?

Hiểu một cách đơn giản chính là các nhà cung cấp của Samsung. Trở thành Vendor Samsung là mơ nước của rất nhiều doanh nghiệp Việt bới nguồn xuất hàng rất ổn định. Doanh thu của các doanh nghiệp hỗ trợ cho Samsung có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Bên cạnh đó thì Samsung luôn sẵn sàng cử các chuyên gia để trực tiếp tư vấn, làm việc cũng như hỗ trợ cho các Vendor để cái tiến quy trình sản xuất; góp phần tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng.

  • Tiêu chí quan để Samsung lựa chọn nhà cung ứng

– Mức độ cạnh tranh

– Năng lực, trình độ của nguồn nhân lực.

– Giao hàng đúng hẹn

– Năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp

– Khả năng ứng phó với rủi ro.

Tiêu chí để trở thành một Vendor Samsung

  • Những yêu cầu bắt buộc dự trên các tiêu chí

5 tiêu chí trên được xếp vào 3 nhóm yêu cầu về:

Economic (Kinh tế): đảm bảo cạnh tranh toàn diện về chi phí, chất lượng, công nghệ, nguồn nhân lực nhằm tối đa hóa sức mạnh cho các nhà cung cấp; tạo ra một hệ sinh thái phát triển bền vững.

Social (Xã hội): đảm bảo tuân thủ các vấn đề liên quan đến nhân quyền, môi trường làm việc… nhằm đảm bảo xây dựng một hệ thống quản lý minh bạch, cởi mở. Cùng với đó là sự tham gia của tất cả các bên trong chuỗi cung ứng.

Environmental (Môi trường): Samsung chỉ hợp tác với các nhà cung ứng được chứng nhận Eco Partner. Đảm bảo các chính sách bảo vệ môi trường khi sản xuất, sử dụng hóa chất độc hại đúng chuẩn…

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn hiểu được Vendor là gì ? cùng với một số khái niệm liên quan. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có cho mình những thông tin thú vị và bổ ích.

Hãy thường xuyên theo dõi chúng https://mayruaxemini.vn để cập nhật cho mình những thông tin mới và chính xác nhé.

Rate this post

Viết một bình luận