Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì

Vết thương lành nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phục hồi của vết thương. Một số loại thức ăn cần tránh vì có thể làm chậm quá trình lành vết thương hở và để lại sẹo.

Nội dung chính

  • Viêm da mủ kiêng ăn gì?
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Thực phẩm giàu tinh bột và lượng đường cao
  • Thực phẩm cay nóng
  • Tránh xa các chất kích thích có hại
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
  • Viêm da mủ nên ăn gì?
  • Video liên quan

Vết thương hở là những dạng vết thương có thể thấy được như da bị rách, đâm thủng, cắt hay vết mổ,… Các dấu hiệu của vết thương hở bao gồm chảy máu, sưng tấy đỏ xung quanh vết thương,… Bên cạnh đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu trên bề mặt da. Quá trình lành vết thương sẽ trải qua 3 giai đoạn đó là:

  • Giai đoạn viêm: Các mạch máu sẽ thắt chặt lại nhằm ngăn ngừa tình trạng mất máu và tiểu cầu kết tập lại thành cục máu đông. Các tế bào bạch cầu chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và các thành phần dị nguyên khác.
  • Giai đoạn nguyên bào sợi: Các sợi protein, collagen bắt đầu phát triển bên trong vết thương. Sự tăng trưởng của collagen sẽ giúp kích thích các cạnh của vết thương co vào và đóng lại. Tại vị trí vết thương các mạch máu nhỏ hình thành nhằm cấp máu cho các tế bào da mới được tạo nên.
  • Giai đoạn tái tạo: Cơ thể tiếp tục bổ sung collagen và tinh chỉnh vùng bị thương và giúp vết sẹo mờ dần.

Ngoài việc chăm sóc và xử trí vết thương hở đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Trong các giai đoạn của quá trình lành vết thương, nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cho quá trình này diễn ra nhanh chóng và không để lại sẹo.

Một số thực phẩm cần kiêng khi bị vết thương hở bao gồm:

  • Đường và thực phẩm có hàm lượng đường cao: Đường có tác động đến collagen nằm trên bề mặt lớp biểu bì. Đặc biệt trong giai đoạn nguyên bào sợi và giai đoạn tái tạo của vết thương hở, nếu sử dụng đường sẽ làm quá trình này chậm lại và vết thương sẽ lâu lành hơn.
  • Gừng: Việc sử dụng quá nhiều gừng sẽ cản trở hình thành cục máu đông trong giai đoạn viêm.
  • Sữa đã tách kem: Sữa đã tách kem có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin và đáp ứng quá trình viêm tự nhiên của cơ thể. Vì vậy sử dụng sữa tách kem sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn viêm, tác động đến việc hình thành cục máu đông và chậm lại quá trình liền sẹo.
  • Thịt chó: Thịt chó chứa nhiều đạm và năng lượng. Do đó trong giai đoạn tái tạo của vết thương, khi da đang trong quá trình lành nếu sử dụng thực phẩm chứa nhiều đạm sẽ dẫn đến tình trạng sẹo lồi, sần và cứng hơn.
  • Thịt bò: Là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng lại khiến vết thương sậm màu và hình thành sẹo thâm.
  • Thịt hun khói: Có thể làm hao hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu trong cơ thể cần cho quá trình tái tạo tế bào.
  • Trứng: Trong giai đoạn tái tạo vết thương đang dần hình thành da non, trong khi đó trứng có đặc tính thúc đẩy quá trình tăng sinh mô sợi collagen. Vì vậy, nếu ăn trứng sẽ hình thành sẹo lồi ở vết thương.
  • Rau muống: Rau muống là thực phẩm ưu thích của nhiều người có tính mát, giải độc tốt, lợi tiểu, nhuận tràng và sinh da thịt,… Vì vậy, nếu ăn rau muống sẽ để lại sẹo lồi cho vết thương.
  • Thịt gà: Làm cho vết thương lâu lành và bị ngứa.
  • Hải sản, đồ tanh: Đây đều là những thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị vết thương hở hải sản hay những đồ ăn tanh sẽ gây ngứa, khó chịu cho người bệnh.
  • Các món chế biến từ gạo nếp: Đồ nếp là món ăn ưa thích của người Việt Nam. Tuy nhiên, các món ăn từ gạo nếp có đặc điểm dễ nóng làm cho vết thương trở nên sưng tấy hơn, mưng mủ trong giai đoạn viêm. Ngoài ra, nếu ăn đồ nếp thường xuyên trong giai đoạn tái tạo có thể dẫn tới sẹo lồi.

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì

Ăn rau muống sẽ để lại sẹo lồi cho vết thương.

Tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của vết thương hở và cơ địa từng người mà thời gian ăn kiêng sẽ khác nhau. Đối với những vết thương nhẹ, thông thường thời gian có thể kéo dài từ 5-7 ngày, đây là khoảng thời gian đủ để tái cấu trúc các mô bị tổn thương. Người bệnh có thể theo dõi bằng mắt thường thông qua các dấu hiệu như vết thương đã liền lại, khô, lên da non,… để cân bằng lại nhu cầu dinh dưỡng. Đối với những vết thương nghiêm trọng như vết mổ, người bệnh nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và tham khảo chế độ dinh dưỡng của các chuyên gia.

Để vết thương mau chóng hồi phục, bệnh nhân cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế như vệ sinh chăm sóc vết thương đúng cách hàng ngày, bổ sung nước và vitamin C, tuyệt đối không gãi hay tác động tiêu cực lên vết thương,… Ngoài ra, việc ăn kiêng có thể làm giảm các chất dinh dưỡng khỏi khẩu phần ăn. Kiêng khem quá mức sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và thậm chí là phản tác dụng. Vì vậy. người bệnh nên tham khảo, tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn phù hợp.

Tóm lại, quá trình lành vết thương có nhiều yếu tố tác động. Ngoài việc chăm sóc và vệ sinh vết thương đúng cách, bệnh nhân cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tránh những loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương. Khi có những vết thương hở nghiệm trọng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Thông thường những chấn thương nhẹ gây chảy máu ít thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thương ở những vị trí nguy hiểm, có nguy cơ nhiễm trùng lớn, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị vết thương rách da tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Viêm da mủ kiêng ăn gì và nên ăn gì là tốt nhất là một trong các yếu tố có thể giúp tình trạng này nhanh chóng chấm dứt. Việc thức ăn đưa vào cơ thể quyết định nhiều đến sự chuyển hóa của da. Vì vậy đối với người bệnh viêm da mủ thì nên ăn gì và kiêng gì là điều hết sức cần thiết.

Viêm da mủ kiêng ăn gì?

Để nhanh chóng dứt điểm căn bệnh này đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị viêm da mủ bằng thuốc bôi, thuốc uống và một chế độ kiêng khem khoa học. Viêm da mủ kiêng ăn gì cũng là một trong những vấn đề người bệnh cần chú ý, quan tâm. Sau đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên loại bỏ khỏi thực đơn hằng ngày:

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì

Không chỉ sữa bò mà các chế phẩm từ sữa như phomai, bơ, kem, sữa chưa… đều có khả năng khiến tình trạng mưng mủ, sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Các dưỡng chất có trong sữa sẽ làm tăng lượng insulin trong máu, kích thích gan sản sinh ra chất IGF-1 – chất đóng vai trò quan trọng trong điều tiết hoạt động tế bào. Bên cạnh đó sử dụng sữa bò sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, gây dầu thừa bít tắc tại các lỗ chân lông.

Thực phẩm giàu tinh bột và lượng đường cao

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì

Người mắc viêm da mủ thường có xu hướng tiêu dùng nhiều loại thực phẩm chứa tinh bột, đường trắng như: Gạo trắng, bún, phở khô, bánh mì trắng, khoai tây, bánh kẹo

Với hàm lượng carbohydrate dồi dào có trong thành phần, việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm này trở thành nguy cơ làm tăng đường huyết, gây tình trạng khó tiêu, cơ thể sản sinh ra nhiều IGF – 1 hơn. Từ đó khiến biểu hiện trên da kéo dài dai dẳng, liên tục xuất hiện tổn thương mới…

Thực phẩm cay nóng

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì

Người quan tâm tới chủ đề viêm da mủ kiêng ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua danh sách các loại thực phẩm cay nóng. Không chỉ có hại cho làn da, đây còn được xem là nguyên nhân khiến các bệnh lý khác khởi phát.

Lạm dụng các gia vị như ớt, tiêu, mù tạt, hoặc các loại hoa quả như vải, mít, sầu riêng, đồ nếp sẽ làm gia tăng lượng độc tố tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng tới hoạt động của gan thận và dạ dày, khiến vết thương trên da khó lành.

Tránh xa các chất kích thích có hại

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì

Đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích là những yếu tố nguy hiểm hàng đầu đối với bệnh nhân viêm da mủ. Việc lạm dụng các chất này sẽ làm suy giảm hoặc thậm chí tiêu diệt các lợi khuẩn, dưỡng chất, vitamin trong cơ thể. Dẫn tới da bị thiếu nước, trở nên khô ráp, lão hóa nhanh, nổi mụn viêm, tăng men gan, suy thận, viêm loét dạ dày, giãn mạch máu.

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì

Tác hại của thức ăn nhanh và đồ ăn có sẵn luôn được xem là yếu tố không thể thiếu trong danh sách “viêm da mủ kiêng ăn gì”. Mặc dù nhận được sự ưa chuộng của giới trẻ nhưng thường xuyên sử dụng các thực phẩm này sẽ tạo điều kiện để các chất bảo quản độc hại, chất béo, phẩm màu tấn công, gây rối loạn hormone, tuyến bã nhờn.

Từ đó làm cho viêm da mủ tái đi tái lại nhiều lần, để lại tổn thương sâu khó phục hồi. Với những trường hợp viêm da mủ ở trẻ sơ sinh đang bú mẹ, nếu mẹ thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi da của trẻ.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline hỗ trợ miễn phí: 02862857515

Tư vấn sức khỏe online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

Viêm da mủ nên ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu những loại thực phẩm nên tránh xa, người bệnh cần tích cực bổ Bổ sung thực phẩm chứa acid béo trong thực đơn hằng ngày. Omega 3 sẽ có tác dụng chống viêm, làm liền sẹo, thúc đẩy sản sinh collagen và màng bảo vệ tự nhiên. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, dầu cá, quả óc chó…

Vết thương bị mưng mủ kiêng ăn gì

Tăng cường lợi khuẩn probiotics thông qua các loại sữa chua ít đường, sữa chua hoa quả, sữa chua uống… Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, thường xuyên bổ sung dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm khả năng sưng viêm.

Ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa vitamin A, D, C, E và kẽm để phục hồi da, tái tạo tế bào mới, tăng cường chất đẩy lùi thâm sẹo.

Uống nước trà xanh hoặc sử dụng dạng bột để giảm bã nhờn, chống oxy hóa với EGCG.

Tích cực đào thảo độc tố trong gan, thận qua da một cách hiệu quả với nước đỗ đen, đỗ xanh hoặc các loại chè với lượng đường thấp.sung dưỡng chất để thúc đẩy nhanh thời gian điều trị, tăng khả năng làm lành da.

Ngoài ra, người bệnh phải tích cực thăm khám và tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ, bên cạnh đó, không nên sử dụng các loại kem bôi không rõ nguồn gốc vì như vậy chỉ làm cho bệng tình ngày càng năng hơn.

Viêm da mủ kiêng ăn gì và nên ăn gì là các thắc mắc mà hầu như bệnh nhân nào trong tình trạng viêm da mủ cũng đều mắc phải. Vì vậy hiểu được các loại thực phẩm cần tránh và nên ăn sẽ giúp bệnh tình nhanh chóng qua khỏi. Bệnh nhân có thể liên hệ Hotline hoặc nhấp vào KHUNG CHAT để các chuyên gia giải đáp các thắc mắc.

TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE

(Được sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline hỗ trợ miễn phí: 02862857515

Tư vấn sức khỏe online bấm > > TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

Rate this post

Viết một bình luận