Vì sao bệnh tiểu đường lại gầy? Ăn gì để tăng cân cho người tiểu đường

Sụt cân có thể là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường tuýp 1. Nguyên nhân là bởi cơ thể bạn không thể tận dụng đường trong máu, lượng calo thường được sử dụng sẽ mất đi. Ngay cả khi khẩu phần ăn giữ nguyên bình thường, thì sự thiếu hụt đường và năng lượng (calo) do chứng tiểu đường cũng sẽ khiến bạn sụt cân. Vậy làm thế nào để tăng cân cho người tiểu đường? Hãy cùng Shop Thiên Sứ tham khảo một số cách dưới đây nhé!

Bệnh tiểu đường thường gầy

Vì sao người bị tiểu đường lại gầy?

Người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 dù ăn uống nhiều hơn bình thường, nhưng do cơ thể không thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, buộc phải tăng cường tiêu hao lipid (mỡ) và protid để bù trừ, làm cho bệnh nhân sụt cân, người gầy còm, xanh xao.

Vì sao bệnh tiểu đường lại gầy

Ngoài ra, nhiều người bị tiểu đường còn do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đột ngột có sự thay đổi lớn. Vốn quen ăn nhiều rau, ít thịt, ít năng lượng, họ bỗng chuyển sang ăn nhiều thịt và đồ béo, ít rau, lối sống ít vận động. Tuyến tụy của họ không có khả năng thích ứng kịp thời với tình trạng thừa đạm, thừa mỡ, đường để sản xuất lượng hormone hợp lý, dẫn đến mắc bệnh tiểu đường.

Ăn gì để tăng cân cho người tiểu đường?

Bạn có biết, không ít trường hợp, có một số bị giảm cân nhanh mà không biết là do bệnh gì? Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân sụt cân nhanh. Thực tế bệnh tiểu đường thường dẫn đến hiện trạng sụt cân không mong muốn. Nếu lờ đi vấn đề này không kịp thời cải thiện cân nặng thì sức khỏe bệnh nhân sẽ rất dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực về sau. Vậy đâu là các lưu ý, thông lệ khác biệt đối với hấp thu dinh dưỡng tăng cân ở đây?

5 lời khuyên nền tảng sau có thể cho bạn một vài gợi mở thiết thực về việc ăn uống:

1. Tăng cường protein và calories để tăng cân cho người tiểu đường

Để tăng nhanh lượng calories cùng protein chủ chốt cho cơ thể, nguồn thực phẩm người tiểu đường nên ưa chuộng là hạt – ngũ cốc, trứng và thịt đỏ (nạc, không mỡ). Bên cạnh 2 yếu tố thiết thực: giàu giá trị dưỡng chất, tránh được hiện trạng tăng cân bất thường, khó kiểm soát; dùng thường xuyên, vừa đủ các nhóm thức ăn kể trên, còn đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sự điều tiết lượng đường trong máu. Đặc biệt với hạt và ngũ cốc, ngoài thêm vào bữa chính, bạn có thể bổ sung trực tiếp chúng như bữa phụ (món uống, bánh quy, salad,..) ngon miệng.

2. Tăng cường chất xơ và khoáng giúp người tiểu đường tăng cân

Dưỡng chất quý giá khác là chất xơ và khoáng, lại tìm thấy dễ dàng trong nhiều nguồn rau củ xanh tự nhiên. Tích cực “xanh hóa” bữa ăn với người tiểu đường thậm chí còn có tác dụng bồi bổ sức khỏe hơn nhiều, so với thực đơn dinh dưỡng thông thường.

Bạn có thể tin dùng một vài đề cử rau củ xanh lý tưởng, như: bí ngô, măng tây; bông cải, cà rốt, khổ qua và hầu hết các loại rau lá xanh sẫm màu.

3. Bổ sung khoa học cacbonhydrat

Với bệnh nhân tiểu đường, việc bổ sung cacbonhydrat (đường bột) cần để tăng cân, nên dựa chủ yếu vào nguồn trái cây tươi và ngũ cốc nguyên chất lành mạnh. Tuy nhiên, nên cân nhắc giữ hàm lượng nạp vào ở mức thật kiểm soát, khoa học.

Những gợi ý lý tưởng giúp bạn tăng cân trong trường hợp này, gồm: ngũ cốc; bánh quy, bánh nướng, bánh mì nguyên cám ít đường sữa; trái cây: táo, chuối, cam, quả việt quất và tất cả các đề cử khác cho vị ngọt cùng lượng tinh bột tự nhiên vừa phải.

4. Trao đổi dinh dưỡng giúp người tiểu đường tăng cân

Khả năng tăng cân bất thường, tăng cân nhưng mất cân bằng dinh dưỡng;… là băn khoăn phổ biến của nhiều bệnh nhân tiểu đường, khi có nhu cầu cải thiện thể trọng. Điều bạn được khuyên làm lúc này, là thảo luận vấn đề trên với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Món ăn, thức uống nào cung ứng tốt năng lượng, nhưng lại gây hại cho đường huyết về lâu dài? Ngược lại, nhóm thực phẩm gì nên tích cực hấp thu mỗi ngày? Hãy trò chuyện và nói ra những điều bạn thắc mắc hoặc lo ngại, để chủ động tăng cân một cách khoa học, trong khi vẫn duy trì tốt chất lượng sức khỏe.

5. Vận động tăng cân cho người tiểu đường

Kết hợp dinh dưỡng với vận động tăng cơ – tăng cân là tiến trình phù hợp bạn nên theo đuổi; để hạn chế tối thiểu tình trạng tăng cân bất thường, đồng thời cải thiện cân nặng tích cực nhất có thể. Lời khuyên của chuyên gia là: hãy khởi động chương trình tập cục bộ, cho các nhóm cơ chính (cơ tay, chân, lưng, ngực và bắp đùi trên); trong thời gian 2-3 lần mỗi tuần.

Bên cạnh đó, cần chú trọng bổ sung đồng thời các gợi ý thực phẩm thích hợp, tốt cho sự phát triển cơ bắp, nhằm đẩy nhanh hiệu quả nỗ lực vận động của bạn.

Ăn gì để tăng cân cho người tiểu đường

Những điều cần lưu ý để tăng cân cho người tiểu đường đúng cách

Sút cân nhanh là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường type 2. Tình trạng này có thể tiếp diễn nếu bệnh không được điều trị hay đường huyết không được kiểm soát tốt. Nếu bị sút cân kéo dài, cơ thể sẽ bị suy nhược, làm giảm khả năng chống chọi bệnh và khiến cho biến chứng tiểu đường xảy ra sớm hơn.

Tuy nhiên, có một vấn đề phải cân nhắc khi thay đổi trọng lượng cho người tiểu đường là cân nặng tăng có thể kéo theo đường huyết tăng. Vì vậy bạn phải có phương pháp tăng cân đúng cách, chúng tôi có 2 cách tăng cân dành cho người bị tiểu đường:

Cách 1: 6 thay đổi cần biết trong chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường

1. Ăn thường xuyên

Bạn có thể cảm thấy no sau khi ăn một lượng thức ăn rất nhỏ. Nếu điều này đúng với trường hợp của bạn, việc ăn ba bữa chuẩn mỗi ngày sẽ khiến bạn không ăn đủ cho từng bữa đó. Thay vì ăn ba bữa lớn mỗi ngày, hãy chia nhỏ bữa ăn của bạn và ăn thường xuyên hơn.

  • Ăn từ năm đến sáu bữa mỗi ngày thay vì hai hoặc ba bữa thông thường.
  • Thêm các món đặc biệt vào đồ ăn để hấp thụ nhiều calo hơn.
  • Ăn nhiều hết mức có thể trong mỗi bữa.

2. Ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng

Hãy cố gắng ăn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao để đảm bảo rằng bạn vẫn đang hấp thụ đủ chất. Việc ăn nhiều hơn chỉ với mục đích tăng cân sẽ không đảm bảo rằng bạn đang khỏe mạnh. Hãy ăn những món dưới đây để hấp thụ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết.

  • Ngũ cốc, mỳ sợi và bánh mỳ nên được làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Hãy tránh các sản phẩm đã qua chế biến.
  • Ăn nhiều hoa quả, rau củ; sản phẩm từ sữa; các loại quả hạch, hạt và thịt nạc.
  • Bạn cũng có thể thử các thức uống lắc hoặc sinh tố.
  • Như thường lệ, hãy kiểm soát chế độ ăn của mình để duy trì lượng đường phù hợp trong cơ thể.

3. Tránh uống các loại nước trước khi ăn

Nhiều người cảm thấy rằng họ ăn không còn ngon miệng khi sử dụng đồ uống trước bữa ăn. Dùng đồ uống sẽ khiến bạn cảm thấy no trước khi thực sự ăn bất kỳ thứ gì. Hãy tránh tình trạng này bằng cách không uống gì ít nhất nửa tiếng trước bữa ăn. Nếu bạn muốn uống thứ gì đó trước bữa ăn; hãy đảm bảo đồ uống này chứa chất dinh dưỡng và calo.

4. Ăn đồ ăn nhẹ phù hợp

Nếu bạn thích ăn nhẹ giữa các bữa chính trong ngày, hãy đảm bảo những món ăn đó cung cấp giá trị dinh dưỡng cao. Các bữa ăn nhẹ sẽ là nhiên liệu bổ sung cho cơ thể nhằm duy trì sức khỏe của bạn giữa các bữa chính; chứ không phải cơ hội để bạn nhấm nháp những thức ăn có hại, đặc biệt khi bạn mắc chứng tiểu đường. Để tăng cân, bạn cần hấp thụ lượng calo nhiều hơn cũng như những chất dinh dưỡng phù hợp. Hãy thử một trong số những món ăn sau để đảm bảo rằng bạn có đủ cả calo và chất dinh dưỡng trong bữa ăn nhẹ của mình:

  • Các loại quả hạch
  • Pho mát
  • Bơ lạc
  • Quả bơ
  • Hoa quả sấy

5. Ăn loại đường bột phù hợp.

Tăng lượng đường bột là cách thức tuyệt vời để lên cân và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, những bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý rằng các chất đường bột có thể ảnh hưởng tới mức đường huyết. Hãy thử ăn những món sau để cung cấp đường bột cho cơ thể mà không tăng đường huyết đến mức nguy hiểm.

  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Các loại đậu
  • Sữa
  • Sữa chua

6. Tăng cân bằng cách ăn các loại chất béo phù hợp

Chất béo là một trong những loại đồ ăn chứa nhiều calo nhất. Với chế độ ăn nhiều chất béo, quá trình tăng cân sẽ diễn ra rất nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên, đối với sức khỏe của bạn, không phải mọi loại chất béo đều giống nhau. Chất béo không bão hòa dạng đơn và đa được coi là chất béo “tốt” với liều lượng vừa phải; và bạn luôn luôn nên tránh các loại chất béo hòa tan và chất béo chuyển hóa. Hãy ăn một số món sau để hấp thụ được các loại chất béo lành mạnh nhất trong chế độ ăn của mình.

  • Dùng dầu ô-liu hoặc dầu hạt cải khi nấu ăn.
  • Ăn các loại quả hạch, hạt và quả bơ.
  • Thử bơ lạc tự nhiên, bơ hạt điều hoặc bơ hạnh nhân.
  • Như thường lệ, hãy kiểm soát mức đường huyết khi bạn thay đổi chế độ ăn để giữ lượng đường này ở mức an toàn.

Cách 2: 3 mục tiêu tăng cân cho người tiểu đường

1. Tìm hiểu cân nặng khỏe mạnh của bạn

Không phải ai cũng có mục tiêu cân nặng khỏe mạnh như nhau bởi cơ thể mỗi người một khác. Rất nhiều người không hiểu cân nặng khỏe mạnh là gì; và vì lý do đó, họ cố gắng hướng tới những mục tiêu sai lệch. Thiếu hay thừa cân đều ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, vì vậy hãy phấn đấu đạt mức cân nặng cơ thể tốt nhất.

  • Chỉ số phổ biến nhất để xác định cân nặng lý tưởng là BMI, hoặc chỉ số khối cơ thể.
  • Có rất nhiều phần mềm tính toán trên mạng có thể giúp bạn xác định chỉ số BMI của mình.
  • Công thức sử dụng để tính chỉ số BMI theo hệ thống đo lường của Anh là cân nặng (đơn vị pound, hoặc lb) / [chiều cao (đơn vị inch)]2 x 703[9]
  • Công thức sử dụng để tính chỉ số BMI theo hệ thống đo lường quốc tế là cân nặng (đơn vị kilogram) / [chiều cao (đơn vị mét)] 2[10]
  • Nhìn chung, chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 thể hiện cân nặng cơ thể bình thường.

2. Hiểu về lượng calo nạp vào

Về cốt lõi, bạn sẽ tăng cân khi nạp vào lượng calo lớn hơn. Khi ăn nhiều hơn, bạn sẽ tăng cân. Tuy nhiên, bạn vẫn nên học cách ước lượng mức calo mình cần hàng ngày để tăng cân.

  • Tính số calo bạn nạp vào hàng ngày qua ăn uống.
  • Bổ sung thêm 500 calo mỗi ngày trong một tuần. Kiểm tra xem bạn có tăng cân không.
  • Nếu bạn không tăng cân, hãy tăng thêm 500 calo mỗi ngày vào tuần sau đó.
  • Hãy thực hiện như vậy cho tới khi cân nặng bắt đầu tăng lên. Duy trì lượng calo nạp vào cho tới khi đạt được cân nặng khỏe mạnh.
  • Lượng calo nạp vào ước tính để lên cân là khoảng 3.500 calo mỗi ngày. Lượng calo này sẽ giúp bạn tăng khoảng 0,45 kg.

3. Tập thể dục

Các bài tập thể dục sẽ giúp bạn tăng cường cơ bắp, dẫn tới tăng cân. Bạn cũng có thể thấy thèm ăn hơn sau khi tập luyện. Bằng cách tăng lượng thức ăn nạp vào và tập thể dục; bạn sẽ chuyển hóa lượng thức ăn tăng thêm thành cơ bắp thay vì mỡ.

  • Nâng tạ hoặc rèn luyện sức mạnh là cách tốt nhất để chuyển hóa lượng calo được nạp thêm vào cơ bắp.
  • Tập thể dục là cách tuyệt vời và lành mạnh để đạt được mục tiêu của bạn.

Lời khuyên để tăng cân cho người tiểu đường

  • Luôn luôn kiểm soát mức đường huyết của bạn khi thay đổi chế độ ăn.
  • Đừng cố đẩy nhanh quá trình để đạt được mục tiêu. Hãy từ từ xem xét đồ ăn nào bạn ưa thích và có lợi nhất cho bạn.
  • Hãy trò chuyện với bác sĩ để tìm hiểu xem họ cho rằng cách nào sẽ là tốt nhất để bạn tăng cân; và vẫn kiểm soát được chứng tiểu đường của mình.

Trên đây là những chia sẻ của Shop Thiên Sứ về cách tăng cân cho người tiểu đường. Hy vọng bài viết đã giúp ích được nhiều cho các bạn. Chúc các bạn cải thiện được cân nặng cũng như sức khỏe của mình nhé!

Tham khảo thêm

5/5 – (2 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận