Những chi cá voi và cá heo nào hay bị mắc cạn và ở đâu?
Cá voi hoa tiêu, cá nhà táng, cá voi mõm khoằm và cá heo biển sâu là những thú có vú dưới biển dễ bị mắc cạn cả đàn. Cá voi tấm sừng, gồm tất cả các bộ cá voi lớn trừ cá nhà táng, rất hiếm khi mắc cạn.
Nếu những con thú này bị mắc cạn, chúng bị khô đi rất nhanh, cơ thể nóng lên, ngạt thở hoặc tổn thương nghiêm trọng trong nội tạng.
Người ta gặp các cá thể thú này mắc cạn ở rất nhiều nơi, nhưng mắc cạn tập thể thì gặp ở Tây Úc, New Zealand (mỗi năm khoảng 300 con) và bờ biển phía Đông của Bắc Mỹ và Patagonia của Chile. Tuy vậy, thỉnh thoảng chúng cũng mắc cạn tập thể ở biển Bắc.
Khi lên cạn, những con thú này có thể bị mất nước, ngạt thở hoặc tổn thương nội tạng.
Cá voi và cá heo định hướng bằng cách nào?
Giống như chim di cư, một số loài cá voi di chuyển hàng năm với những khoảng cách rất xa. Vào mùa đông, cá voi di cư từ các vùng biển lạnh ở phía Bắc đến vùng biển ấm hơn ở phía Nam, còn cá voi ở phía Nam lại di chuyển lên phía Bắc. Sau mùa đông, chúng lại di cư ngược lại.
Những loài cá voi có răng nhỏ hơn, như là cá heo, có khả năng định vị dưới nước rất tốt. Trong các hành trình của mình, chúng tự biết định hướng bằng cách phát ra các sóng âm thanh dưới dạng tiếng ồn lách cách. Khi những sóng âm thanh này va vào một vật thể, chúng sẽ phản xạ lại dưới dạng tiếng vọng đến tai của cá heo. Âm thanh dội lại càng nhanh tức là con mồi, vật cản hoặc bờ biển càng gần.
Tuy nhiên, ở các loài cá voi tấm sừng to lớn, do chúng có tấm sừng thay cho răng ở hàm trên để lọc nhuyễn thể, tức là các sinh vật phù du và cá nhỏ trong nước, nên hệ thống định vị dưới nước của chúng không phát triển lắm.
Cách định vị bằng tiếng vang này hoạt động cực kỳ tốt. Tuy vậy, trong một số hoàn cảnh, phản xạ âm thanh trở nên không đáng tin cậy, cụ thể là khi ở các vịnh nước nông hoặc vịnh hình bán nguyệt, nơi có kè dưới nước đầy cát hoặc bờ phù sa. Những kiểu bờ biển và những vật cản như vậy không tạo ra tiếng vọng rõ ràng từ bất kì phương hướng cụ thể nào, vì thế hệ thống báo động của cá voi bị mất tác dụng.
Ngay cả ơ vùng biển Wadden của Đức, những con cá voi như con cá nhà táng chưa trưởng thành này cũng thỉnh thoảng được tắm rửa.
Từ trường của Trái Đất có ảnh hưởng như thế nào?
Các loài cá voi như là cá voi hoa tiêu không chỉ sử dụng khả năng định vị dưới nước để tự định hướng mà cũng giống như chim di cư, dường như chúng còn dựa vào các đường từ trường của Trái Đất, bởi vì tuyến đường di cư của chúng thường chạy song song với các đường từ trường này. Những dao động nhỏ của từ trường Trái Đất cũng có tác dụng như một loại bản đồ.
Người ta đã tìm thấy nhiều tinh thể sắt khoáng vật trong hộp sọ của những con vật này. Cá voi có thể bị nhầm lẫn khi gặp phải nhiễu loạn địa từ gần bờ biển. Các từ trường chạy vuông góc với đất liền cũng được cho là góp phần gây ra những vụ mắc cạn tập thể của cá voi ở một số khu vực bờ biển nhất định.
Cứ vài năm, những cơn bão mặt trời và các điểm đen mặt trời xuất hiện giữa đợt hoạt động tăng cường trên bề mặt Mặt Trời cũng gây ra những biến đổi khá lớn cho từ trường Trái Đất. Vào những thời điểm này, cá nhà táng, một loài cá cũng dùng địa từ học như một hệ thống định vị tự nhiên, lại bị lạc đường và mắc cạn ở Biển Bắc.
Các thiết bị định vị dưới nước của quân đội hoạt động mạnh làm sai lệch rất nhiều khả năng định hướng của thú có vú dưới nước.
Vì sao cá voi và cá heo bị mắc cạn?
Các lỗi định vị được cho là nguyên nhân chính khiến cá voi mắc cạn, nhưng toàn bộ các lý do khác vẫn chưa được điều tra để kết luận đầy đủ.
Một trong những lý do dẫn đến lỗi định vị là hành vi sinh hoạt tập thể của nhiều loài cá heo có lối sống theo đàn và có con đầu đàn. Ví dụ: trong trường hợp của cá nhà táng, một con đực dẫn đường từ biển Bắc Cực trở về vùng biển ấm hơn; ngược lại, trong đàn cá voi sát thủ thì con đầu đàn lại là một con cá mẹ hoặc cá bà.
Nếu con đầu đàn mất định hướng, mà có lẽ là do chúng nhầm lẫn hoặc bị các loài ký sinh tấn công tai, thì khả năng nghe chính xác các tiếng vọng của âm thanh mà chúng phát ra sẽ không còn, kết quả là cả đàn đều đi nhầm đường. Nếu con đầu đàn bị mắc cạn ở vùng nước nông, những con khác sẽ ở lại với nó, thậm chí kể cả việc đó dẫn đến cả đàn cùng chết.
Như các nhà nghiên cứu đã quan sát được, đôi khi cá voi sát thủ ở bờ biển Nam Phi có sự gắn kết bầy đàn chặt chẽ đến mức những con được cứu sau khi bị mắc cạn vẫn quay lại vùng bờ biển đó nếu một con khác vẫn còn mắc cạn và kêu cứu.
Nhưng mắc cạn cũng có những nguyên nhân tự nhiên khác. Đôi khi, những con cá heo dạt vào bờ biển vì chúng chạy trốn khỏi cá voi sát thủ và những kẻ săn mồi khác ở các vùng nước nông hơn hoặc vì chúng đã đi quá xa vào vùng nước nông trong lúc mải săn những đàn cá khác.
Có lúc, những cá thể thú có vú này dạt vào bãi biển trong tình trạng đã chết do bị thương trong khi va đập vào tàu thuyền, mắc lưới đánh cá, bị cá mập tấn công hoặc bị ốm do ký sinh trùng tấn công và gây bệnh.
Những tác động nào của con người càng làm cho chúng mắc cạn nhiều hơn?
Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, tiếng ồn dưới nước do các con tàu, các dàn khoan hay thiết bị định vị dưới nước của quân đội cũng tác động rất xấu đến việc xác định phương hướng và giao tiếp của các loài thú có vú dưới nước. Chúng chạy trốn khỏi những đợt sóng âm thanh trong tình trạng hoảng loạn. Và do mật độ sóng âm thanh dưới nước cao hơn nhiều so với trong không khí nên âm thanh truyền dưới nước nhanh gấp 5 lần so với trong không khí.
Các hoạt động định vị dưới nước của quân đội bằng những âm thanh rất to có tác động đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ, sau các cuộc điều quân của NATO, cá voi mõm khoằm đã chết dạt vào bờ biển của Síp, quần đảo Canary và quần đảo Bahamas. Những âm thanh này có độ ồn trên 200 decibel, tạo ra những bọt khí trong mạch máu và các cơ quan bên trong cơ thể của thú có vú dưới nước (tương tự như bệnh thợ lặn), cản trở lưu thông máu, gây tắc nguồn cung cấp máu làm cho chúng chết.
Những ai có thiện chí giúp đỡ đều được hoan nghênh, vì những con thú này cần được làm mát và giữ ẩm.
Bạn có thể làm gì để giúp những con cá voi và cá heo bị mắc cạn?
Khi một con cá voi được phát hiện mắc cạn thì thường không còn mấy thời gian để có thể cứu được nó. Các đội cứu hộ thường chỉ cố gắng làm mát cơ thể cho chúng, giữ cho chúng không bị khô và phối hợp với các đơn vị chức năng để đưa những con vật to lớn này trở về biển nhanh và nhẹ nhàng nhất có thể.
Ở một số nước, người ta thiết lập các đường dây nóng để huy động được nhiều người hỗ trợ một cách nhanh nhất. Tuy vậy, với nhiều con vật đã kiệt sức thì ngay cả những biện pháp khẩn cấp này cũng vẫn là quá muộn.