Vì sao mỗi tối Mặt trăng mọc đều muộn hơn hôm trước? – Kipkis

Vì sao mỗi tối Mặt trăng mọc đều muộn hơn hôm trước?

Trên đây đã nói tới hiện tượng “Mặt trời chưa lặn, Mặt trăng đã mọc” và Mặt trời đã mọc, Mặt trăng chưa lặn”, hiện tượng đó cũng có nghĩa là trăng đầu tháng thường mọc sau khi Mặt trời mọc không lâu. Vào kỳ thượng huyền (mồng 7 hoặc mồng 8 âm lịch – Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng hình thành 1 góc vuông). Mặt trăng mọc vào đúng giữa trưa. Đến ngày rằm lúc Mặt trời lặn cũng là lúc Mặt trăng mọc. Đến kỳ Hạ huyền (22 hoặc 23 âm lịch – Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng hình thành một góc vuông). Mặt trăng mọc vào đúng giữa đêm. Nếu bạn chịu khó quan sát liền mấy ngày, bạn sẽ thấy trung bình mỗi ngày Mặt trăng mọc chậm hơn hôm trước khoảng 50 phút.

Tất cả các thiên thể từ Mặt trời đến các sao phát sáng và các sao không phát sáng đều mọc từ phía đông và lặn ở phía tây, kể cả Mặt trăng cũng vậy, hiện tượng đó là do Trái đất tự quay quanh mình nó gây ra.

Do Mặt trăng không ngừng quay quanh Trái đất, mỗi vòng quay hết 27,32 ngày và hướng quay của Mặt trăng trùng với hướng tự quay của Trái đất: từ tây sang đông, trung bình mỗi ngày chuyển dịch sang đông 13°, Trái đất cũng phải quay 13° thì mới nhìn thấy Mặt trăng. Nói như vậy có nghĩa là mỗi ngày Mặt trăng mọc đều muộn hơn hôm trước khoảng 50 phút. Cũng do góc độ giữa quỹ đạo của mặt trăng và đường chân trời của Trái đất luôn thay đổi nên trong thực tế thời gian Mặt trăng mọc hàng ngày chênh lệch không giống nhau. Bởi vậy tuỳ từng nơi có hôm Mặt trăng mọc muộn hơn hôm trước 20 phút, có hơn mọc muộn hơn hôm trước 80 phút. Đó chính là lý do mỗi hôm Mặt trăng mọc muộn hơn hôm trước.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giải đáp 136 câu hỏi về thiên văn học
  • Nguồn: kenhsinhvien.vn

Rate this post

Viết một bình luận