Vì Sao Nên Uống Trà Hoa Đậu Biếc “Butterfly Pea”

Hoa đậu biếc ngoài vẻ đẹp mong manh rực rỡ có thể trồng để làm cảnh trong nhà thì chúng còn có thể dùng làm thuốc trị bệnh không thua gì những loại cây thuốc khác.

Hoa đậu biếc – loài thảo dược trị bệnh đa công dụng

Nếu chưa biết hoa đậu biếc là gì thì bạn có thể bắt đầu từ tên gọi tiếng Anh của hoa đậu biếc là “Butterfly Pea”. Tên khoa học của cây hoa đậu biếc là “Clitoria ternatean”, là một giống cây thuộc họ nhà đậu nhưng lại có hoa rất sặc sỡ, vẻ ngoài bắt mắt.
Hoa đậu biếc không chỉ được trồng trong nhà làm cảnh, làm dàn leo tỏa bóng mát mà ở các đất nước Đông Nam Á, người ta tận dụng tối đa những đặc tính trong trị bệnh của loài thảo dược này để dùng làm thuốc, làm trà uống bồi bổ sức khỏe.
Với màu xanh tím biêng biếc vô cùng đẹp mắt, hoa đậu biếc được dùng nhiều trong việc chế tạo phẩm màu tự nhiên. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có rất nhiều tác dụng khác trong làm thuốc đông y trị bệnh và là thực phẩm được sử dụng nhiều.

Proanthocyanidin có trong hoa đậu biếc là một loại chất chống oxy hóa đem lại hiệu quả cực kỳ cao, vượt gấp mấy lần vitamin E và vitamin C, có công dụng rất tốt trong làm đẹp và điều trị các bệnh liên quan đến trí não như lưu thông máu, tăng cường trí nhớ,…

Sắc xanh tím trong cây hoa đậu biếc có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe
 

Đặc tính điều trị bệnh từ rễ và hạt cây hoa đậu biếc

Nếu chẳng may dính độc do nọc rắn, bò cạp, hạt và rễ cây hoa đậu biếc có thể thâm nhập vào đẩy các chất độc ra, giúp nạn nhân tránh được sự tàn phá của nọc độc. Vỏ của rễ cây còn là vị thuốc giúp lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.
 

Rễ và hạt cây hoa đậu biếc có thể giúp cơ thể thải hết độc tố, là một chất kích thích nôn ói để giải phóng chất độc. Ngoài ra, rễ cây hoa đậu biếc tuy có vị đắng nhưng lại là bài thuốc rất tốt giúp kháng khuẩn, trị nấm, giảm đau, hạ sốt nhanh chóng.Nếu chẳng may dính độc do nọc rắn, bò cạp, hạt và rễ cây hoa đậu biếc có thể thâm nhập vào đẩy các chất độc ra, giúp nạn nhân tránh được sự tàn phá của nọc độc. Vỏ của rễ cây còn là vị thuốc giúp lợi tiểu, nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.

Hoa đậu biếc – bài thuốc trị rất nhiều bệnh 

 

Hạt của cây hoa đậu biếc khi đem xông khói rồi để bệnh nhân hít vào có thể trị được tức thì trạng thái nấc cụt, đau sưng họng. Chính bởi đặc tính trị sưng, kháng viêm tốt mà rễ cây hoa đậu biếc còn được nấu thành cao để uống phòng các bệnh ngoài da, còn tinh dầu chiết xuất từ hạt có thể dùng làm thuốc bôi trị viêm khớp cực hiệu quả.

Tác dụng của hoa đậu biếc đối với sức khỏe

Không thua kém gì rễ và hạt, hoa và lá cây đậu biếc cũng có nhiều công dụng thần kỳ trong điều trị bệnh cho con người. Lá và hoa cũng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Đun nước hoa và lá cây đậu biếc lên uống giúp giảm sưng đau do viêm họng hoặc có thể dùng để rửa vết thương, giảm phù nề và ngăn mưng mủ.

 

Uống trà hoa đậu biếc mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe, ngừa lão hóa 
 

Nước hoa đậu biếc được hãm như trà uống cùng mật ong còn giúp bổ não, kích thích lưu thông máu huyết, tránh bạc tóc và tăng cường khả năng thị lực. Uống trà hoa đậu biếc đều đặn mỗi ngày giúp người già cải thiện khả năng ghi nhớ và ngăn chặn nguy cơ ung thư, làm chậm tiến trình lão hóa của cơ thể.

Chuẩn bị pha trà hoa đậu biếc

  • 02gram hoa đậu biếc khô
  • 02 thìa đường (hoặc mật ong)
  • 1-2 lát chanh
  • Nước sôi 90 độ

Tiến hành pha trà hoa đậu biếc

  • Cho 02gram hoa đậu biếc khô vào bình pha. Bổ sung một chút nước để tráng hoa
  • Đổ nước tráng, bổ sung 450 – 500ml nước sôi và ủ trong 3-5 phút
  • Sau khu ủ, rót ra chén, bổ sung đường hoặc mật ong để thưởng thức
  • Thêm lát  chanh để tăng hương vị

Tips: Có một chi tiết thú vị là khi thêm chanh, nước trà hoa đậu biếc của bạn sẽ chuyển từ xanh sang tím (đậm nhạt). Lý giải cho điều này là bởi hoa đậu biếc rất nhạy cảm với nồng độ axit nên có sự thay đổi màu khi có tác động. Bạn có thể thưởng thức nóng hoặc đá tùy thích nhé!

Chúc các bạn thành công!

Tips: Có một chi tiết thú vị là khi thêm chanh, nước trà hoa đậu biếc của bạn sẽ chuyển từ xanh sang tím (đậm nhạt). Lý giải cho điều này là bởi hoa đậu biếc rất nhạy cảm với nồng độ axit nên có sự thay đổi màu khi có tác động. Bạn có thể thưởng thức nóng hoặc đá tùy thích nhé!Chúc các bạn thành công!

-sưu tầm-

 

Rate this post

Viết một bình luận