Đa phần trẻ cắn móng tay sẽ tự dừng lại, nhưng nếu tình trạng này diễn ra lâu hơn hoặc nếu đó là thói quen mà bạn không thể chấp nhận được, thì vẫn có những cách đơn giản để giúp con từ bỏ.
1. Tại sao trẻ tự cắn móng tay?
Con bạn có thể cắn móng tay vì bất kỳ lý do nào – tò mò, buồn chán, căng thẳng, thói quen hoặc bắt chước. Cắn móng tay là thói quen phổ biến nhất trong danh sách các “thói quen thần kinh”, bao gồm mút ngón tay cái, ngoáy mũi, xoắn hoặc giật tóc và nghiến răng. Thói quen này cũng có nhiều khả năng tiếp tục ở tuổi trưởng thành.
Trong quá trình lớn lên, trẻ có thể gặp nhiều lo lắng, căng thẳng và áp lực mà cha mẹ không biết. Vì thế, bạn không cần phải quá lo lắng nếu trẻ tự cắn móng tay:
- Ở mức độ vừa phải, không đến mức gây thương tích cho bản thân
- Trong vô thức, chẳng hạn như khi đang xem tivi
- Để phản ứng với các tình huống căng thẳng, chẳng hạn như đứng trước đám đông hoặc làm bài kiểm tra.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, trẻ cắn móng tay nghiêm trọng có thể báo hiệu sự lo lắng quá mức. Theo đó, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ nếu:
- Việc cắn móng tay khiến đầu ngón tay đau hoặc chảy máu
- Trẻ cũng đang thực hiện các hành vi đáng lo ngại khác, chẳng hạn như ngoáy da, nhổ lông mi hoặc tóc
- Trẻ ngủ không ngon giấc.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thói quen cắn móng tay của con đột ngột xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Cả hai trường hợp đều cần được tư vấn tâm lý và điều trị bởi các chuyên gia.
2. Trẻ cắn móng tay phải làm sao?
2.1. Giải quyết những lo lắng của con
Trước khi bạn cố gắng ngăn chặn hành vi bất thường của trẻ thì điều cần thiết là giải quyết các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hành vi đó.
Nếu bạn nghi ngờ điều gì có thể khiến con lo lắng như: lần chuyển nhà gần đây, sự rạn nứt trong gia đình, vào trường học mới hoặc một buổi biểu diễn văn nghệ sắp tới, hãy cố gắng gợi con trải lòng về những lo lắng của bản thân, cho bạn biết điều gì đang thực sự khiến bé phiền lòng.
2.2. Đừng cằn nhằn hoặc trừng phạt
Bố mẹ có thể không làm được gì nhiều nếu như bé không thực sự muốn ngừng cắn móng tay. Giống như các thói quen thần kinh khác, trẻ tự cắn móng tay có xu hướng vô thức.
Nếu con bạn thậm chí còn không biết mình đang cắn móng tay, thì việc cằn nhằn và trừng phạt con là khá vô ích. Ngay cả người lớn cũng phải rất nỗ lực để từ bỏ được những thói quen vô thức tương tự như thế này. Khi việc trẻ cắn móng tay thực sự làm bạn phiền lòng, hãy đặt ra các giới hạn và quy tắc hợp lý để trẻ dần nhận thức và không tái phạm.
Cần lưu ý không nghiêm trọng quá vấn đề và đẩy sự việc đi quá xa. Việc kìm nén cơn bực tức có thể mở màn cho một cuộc chiến tranh lâu dài và mệt mỏi.
Nhìn chung, miễn là con bạn không tự làm tổn thương mình và không quá căng thẳng thì cách tốt nhất là cắt móng tay gọn gàng cho bé, nhắc nhở con rửa tay thường xuyên với xà phòng và cố gắng tập trung chú ý vào chỗ khác. Nếu gây áp lực để bắt con dừng lại, bạn sẽ chỉ khiến bé thêm căng thẳng và có nguy cơ tăng cường hành vi.
Hơn nữa, bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào từ phía bạn – chẳng hạn như sơn dung dịch có mùi khó chịu lên móng tay của bé, sẽ giống như một hình phạt. Trẻ càng ít bị quấy rầy khi thực hiện thói quen này, thì càng có xu hướng tự dừng lại khi đã sẵn sàng, và dễ cảm thấy thoải mái khi nhờ bố mẹ giúp đỡ.
2.3. Giúp đỡ khi con muốn dừng lại
Nếu đang bị bạn bè đang trêu chọc, trẻ có thể sẵn sàng dừng thói quen này lại và cần bạn giúp đỡ.
Trước tiên, hãy hỏi con về việc bị trêu chọc và khuyến khích con nói cho bạn biết cảm giác, suy nghĩ của bé. Hứa với con rằng bố mẹ vẫn yêu thương con bất kể móng tay của con trông như thế nào. Sau đó, bố mẹ có thể từ từ chuyển sang những giải pháp khả thi khác.
2.4. Nói về kế hoạch từ bỏ thói quen
Hỏi con nguyên nhân gây lo lắng là gì và giới thiệu những cách để từ bỏ. Hai mẹ con nên cùng nhau đọc những quyển sách về chủ đề như Phải Làm Gì Khi “Nghiện” Những Thói Quen Xấu: Hướng Dẫn Trẻ Từ Bỏ Cắn Móng Tay và hơn thế nữa.
Tiếp theo, quyết định xem bố mẹ nên giúp đỡ con như thế nào. Con muốn bạn nhắc nhở khi bé sơ suất, hay điều đó sẽ khiến bé bực bội? Những đứa trẻ lớn thường không thích bố mẹ xen vào cuộc sống của chúng quá nhiều.
2.5. Giúp bé nhận thức được thói quen
Bố mẹ khuyến khích để con có thể tự nhận thức về thời điểm hay cắn móng tay. Tìm cách nhắc nhở một cách thầm lặng những lúc bé quên – như một cái chạm nhẹ vào cánh tay hoặc nói một từ mật mã thay vì chỉ thẳng lỗi của bé, khiến trẻ cắn móng tay xấu hổ.
Có thể hữu ích khi đeo băng dính trên đầu ngón tay hoặc sơn vài lớp để khiến việc cắn móng tay trở nên khó khăn hơn. Nếu con muốn thử sơn móng tay bằng dung dịch có vị đắng có thể cân nhắc, nhưng hãy kiểm tra nhãn mác. Một số dung dịch có chứa các thành phần như ớt cayenne, có thể gây cay mắt nếu trẻ dụi.
Đôi với bé gái, bạn có thể dẫn con đến tiệm làm nail, nhờ đó bé sẽ ngừng cắn móng tay để giữ gìn bộ móng đẹp mắt.
2.6. Đưa ra một giải pháp thay thế
Đề xuất 1 – 2 hoạt động thay thế. Ví dụ, cho bé chơi đất sét khi đi xe đường dài, hoặc cầm một viên đá nhẵn khi đọc sách. Cho con bạn tập thói quen thay thế vài phút trước khi đi học hoặc trước khi đi ngủ. Ngoài ra, hãy dạy trẻ một số kỹ thuật thư giãn khi cảm thấy muốn cắn móng tay, ví dụ như hít thở sâu hoặc nắm chặt và thả tay ra.
Nếu con đủ lớn, hãy dạy con cách sử dụng cây giũa móng và để một cái trên bàn cạnh giường ngủ hoặc ở vị trí thuận tiện trong phòng tắm.
Tạo cho con có nhiều cơ hội chạy nhảy và vui chơi bên ngoài để đốt cháy năng lượng, xua tan căng thẳng và lo âu. Một số trẻ em thấy rằng làm đồ thủ công và nghệ thuật là một cách tốt để giúp đôi tay của chúng bận rộn và thư giãn. Đối với những đứa trẻ khác, học chơi một loại nhạc cụ cũng có thể hữu ích.
2.7. Kiên nhẫn thử lại
Giải thích cho con rằng mỗi người sẽ phù hợp với mỗi kỹ thuật khác nhau và khuyến khích trẻ thử nhiều giải pháp nếu cách đầu tiên không hiệu quả. Càng lớn tuổi, trẻ càng có nhiều trách nhiệm hơn trong nỗ lực từ bỏ thói quen này.
Cuối cùng, hãy cho con biết bố mẹ luôn bên cạnh con. Để bé nghỉ ngơi khi cần, dành nhiều tình cảm và sự quan tâm dù trẻ có từ bỏ thói quen cắn móng tay thành công hay không. Cuối cùng thì sự kiên nhẫn và bền bỉ cũng sẽ được đền đáp.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Nguồn tham khảo: babycenter.com