Vì sao xuất hiện bệnh thối móng tay? Cách điều trị bệnh thối móng tay

Bệnh thối móng tay là bệnh lý về móng đối với những người thường xuyên tiếp xúc chất bẩn, hóa chất. Bệnh không chỉ khiến chúng ta đau đớn vùng móng mà còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Rất nhiều người tâm sự rằng do bị móng tay bị thối mà họ rất ngại ngần, tự ti mỗi khi giao tiếp với mọi người. Vậy vì đâu lại xuất hiện bệnh? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng Shop Thiên Sứ tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

ệnh thối móng tay là nỗi lo của nhiều người

Vì sao xuất hiện bệnh thối móng tay?

Bệnh thối móng tay là sự phá hủy móng tay do nhiễm nấm gây nên. Bệnh này thường xuyên xuất hiện ở những ai làm việc trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nguồn nước bẩn, hóa chất độc hại… Móng tay bị thối thường rất khó điều trị, đòi hỏi phải kiên trì trong thời gian dài và rất hay tái phát. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh không biết rằng do đâu mà mình lại bị thối móng tay, coi thường các dấu hiệu xuất hiện ban đầu của bệnh để rồi không chữa trị kịp thời.

Bệnh thối móng tay rất khó điều trị

Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thúi móng tay

Bệnh thúi móng tay do nấm và vi khuẩn gây nên, khiến móng và vùng xung quanh móng bị tổn thương. Các tác nhân gây ra bệnh chủ yếu là:

– Nấm hạt men (Candida albicans): gây tổn thương trên bề mặt móng khiến bề mặt móng trở nên sần sùi, gồ ghề, mất đi vẻ sáng bóng, có nhiều chất bẩn đóng lên. Những tổn thương từ phía trong mầm móng sẽ dần tiến ra xung quanh móng gây sung đỏ, lên mủ, mùi khó chịu.

– Nấm sợi tơ (Dermatophytes): nhóm nấm này phát triển mạnh trên da và keratin là thành phần chính của móng và tóc. Chúng bám dưới móng, bắt đầu phát triển gây tổn thương trên bề mặt móng nhưng bắt đầu từ vùng xung quanh tiến vào phía trong mầm móng, gây thúi móng tay.

Vậy do đâu mà chúng ta bị những loại nấm trên tấn công và gây bệnh? Lý do hàng đầu chắc hẳn đến từ việc vệ sinh tay chân hằng ngày của chúng ta. Nếu chúng ta vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, nhất là ở những vùng móng tay, móng chân sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập. Bên cạnh đó, những ai thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc lâu ngày với nguồn nước bẩn, hóa chất độc hại cũng tiềm tàng nguy cơ mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, nếu các bạn dùng chung đồ dùng, dụng cụ làm móng, bồn tắm… chung với người nhiễm bệnh cũng tạo điều kiện cho bệnh thúi móng tay xâm nhập.

Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị bệnh thối móng tay

Rất nhiều người chủ quan mà bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của bệnh thối móng khiến tình trạng bệnh ngày một nặng hơn, có nguy cơ mất móng và nhiễm trùng nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để biết chúng ta đang có nguy cơ bị thối mong tay?

Dấu hiệu đầu tiên về bệnh các bạn cần lưu ý đó chính là sự thay đổi màu sắc của một hay nhiều móng tay. Móng của chúng ta dần chuyển sáng màu trắng, đâu hoặc vàng, có thể lan rộng làm móng trở nên dày hơn hoặc bị nứt. Móng tay cũng bị mất đi độ bóng, giòn hơn và dễ gãy. Kèm theo đó là móng bị mưng mủ, có mùi hôi, sưng lên gây đau nhức.

Bệnh thối móng ban đầu chỉ xuất hiện ở 1 – 2 ngón, nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan ra nhiều ngón xung quanh, khiến toàn bộ móng của chúng ta bị phá hủy.

Bật mí cách điều trị bệnh thối móng tay hiệu quả

Làm thế nào để điều trị bệnh móng tay bị thối hiệu quả, trả lại cho bạn một bàn tay khỏe đẹp để tự tin trong giao tiếp hằng ngày? Hãy tham khảo ngay cách cách chữa trị dưới đây và tìm cho mình phương pháp điều trị thích hợp nhất nhé!

Những cách điều trị bệnh thúi móng tay hiệu quả

1. Điều trị thúi móng tay bằng các phương pháp tự nhiên

– Dầu dừa: dầu dừa có chứa Linoleic acid là một chất chống viêm rất tốt, giúp cải thiện chất sừng ở móng. Ngoài ra, dầu dừa còn có chứ Axit caprylic được sử dụng như một chất làm sạch tự nhiên thay cho các loại hóa chất. Chúng ta chỉ cần sử dụng dầu dừa xoa nhẹ nhàng vào vùng móng và vùng xung quanh. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng, tình trạng thối móng tay của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy.

– Tỏi: tỏi có thành phần allicin dồi dào, là chất kháng sinh tự nhiên giúp trị bệnh thối móng hiệu quả. Tỏi kháng khuẩn tốt, giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, nấm, ký sinh gây ra bệnh thối móng. Các bạn đem tỏi giã nát, cho vào một ít giấm ăn rồi dùng để đắp lên vùng móng bị nấm. Để trong khoảng 30 phút cho các tinh chất trong tỏi thấm vào vùng da, giúp tiêu diệt nấm móng hiệu quả.

– Sả: sả cũng điều trị móng tay bị thối rất hiệu quả nhờ thành phần tinh dầu dồi dào và những tinh chất đặc biệt khác. Sả có công dụng sát trùng, sát khuẩn cực tốt, có khả năng kháng viêm, giúp chúng ta nhanh chóng cải thiện tình trạng nấm móng tay chân của mình, ngăn ngừa sự thâm nhập của vi khuẩn. Các bạn có thể nấu nước sả để trị bệnh nấm móng tay.

2. Điều bệnh trị hư thối móng tay bằng thuốc tây

Y học phát triển, nhiều loại thuốc ra đời giúp chúng ta điều trị bệnh thối móng tay hiệu quả. Hai loại thuốc phổ biến là thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống tác dụng toàn thân.

– Thuốc bôi tại chỗ: khi bị thối móng tay, chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc bôi như Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Exoderil, Terbinafin, BSI… Các bạn vệ sinh sạch sẽ vùng móng tay bị thối rồi bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2 – 3 lần.

– Thuốc uống: các loại thuốc điều trị bệnh thối móng hiệu quả phải kể đến Ketoconazole, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole, Terbinafine… Đặc biệt là Itraconazol được xem là thuốc đặc hiệu nhất để điều trị bệnh thối móng tay, giúp tiêu diệt nấm và vi khuẩn hiệu quả. Lưu ý là khi dùng thuốc kháng nấm, chúng ta phải có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Trong thời gian dùng thuốc kháng nấm, bệnh nhân nên tránh xa rượu, bia và những thức uống có chứa cồn khác vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho gan.

Bệnh thối móng thường rất khó điều trị, thường phải kéo dài ít nhất từ 3 – 6 tháng, có trường hợp lên đến 12 tháng. Nếu không điều trị kịp thời, móng sẽ bị nhiêm trùng nặng, rất đau đớn, có thể bị hủy hoại. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị nấm móng thường có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định của bác sỹ. Ngay cả khi đã điều trị hết, bệnh vẫn có thể tái phát nếu chúng ta ngưng dùng thuốc ngay. Do đó chúng ta cần kiên nhẫn và duy trì để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý:

Đối với bệnh thối móng thì thuốc tây chỉ có tác dụng ức chế những con nấm, chứ không tiêu tiêu diệt hoàn toàn. Nó sẽ tái phát trở lại khi bạn không còn dùng thuốc và có thể tái phát nặng hơn trước nhiều. Chính vì vậy, Shop Thiên Sứ sẽ giới thiệu cho bạn một loại thuốc đông y chuyên điều trị nấm móng một cách an toàn và hiệu quả, đặc biệt là không tái phát trở lại.

3. Điều bệnh trị hư thối móng tay bằng thuốc Đông Y

Tham khảo chi tiết: tại đây

Những điều cần lưu ý để phòng tránh và điều trị bệnh thối móng tay hiệu quả

Bệnh móng tay bị thối hoại tử rất khó điều trị, gây đau đớn và mất thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh thối móng tay?

Phòng ngừa bệnh

– Giữ tay chân luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên. Sau khi làm việc trong môi trường ẩm thấp cần rửa sạch, lau khô bàn tay, bàn chân ngay.

– Cắt tỉa móng tay cẩn thận, không nên để quá dài, cũng không nên dùng chung dụng cụ làm móng chung với người khác.

– Không dùng khăn ướt, không dùng chung khăn với người khác.

– Lựa chọn giày dép hút thoải mái, tránh bí bách, khí lưu thông dễ dàng.

– Tránh sử dụng găng tay, tất, giày kín trong thời gian dài gây bí bách cho vùng móng.

– Hạn chế sinh hoạt ở những nơi công cộng như hồ bơi.

– Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí tận tâm nhất: 0969.336.702 – 0938.264.300

Fanpage: Nấm Móng Tay

Có thể bạn quan tâm >>>>>

Mời bạn đánh giá post

Rate this post

Viết một bình luận