Việc làm sau khi ra trường dành cho cử nhân ngành tiếng Anh thương mại – JobsGO Blog

Đánh giá post

Tiếng Anh thương mại là ngành nghề chưa bao giờ hết *hot* tại Việt Nam với cơ hội việc làm phong phú khi ra trường. Nhưng đôi khi nhiều cơ hội quá lại khiến các bạn sinh viên phân vân về sự lựa chọn của mình. Hôm nay, JobsGO sẽ mang đến những thông tin tham khảo về cơ hội việc làm của ngành học được yêu mến này để giúp các bạn hiểu rõ hơn và đưa ra lựa chọn đúng đắn hơn.

 

Việc làm sau khi ra trường dành cho cử nhân ngành tiếng Anh thương mại

1.Tiếng Anh thương mại học gì?

 

Tiếng Anh thương mại là ngành học nghiên cứu và đào tạo các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực ngoại ngữ và kinh tế thương mại. Nói cách khác, đây là ngành học đào tạo kết hợp ngành ngôn ngữ Anh và ngành kinh tế thương mại. Tuy nhiên, các kiến thức được kết hợp  nhiều hơn, nâng cao tính ứng dụng qua lại giữa 2 ngành.

Như vậy có thể thấy, tiếng Anh thương mại là ngành học có tính ứng dụng rất cao và đa dạng lĩnh vực. Khối kiến thức đào tạo của ngành cũng hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong quá trình tìm kiếm và ứng tuyển nhiều công việc phổ biến hiện nay. Tiếng Anh thương mại thật sự là ngành học mang lại lợi ích gấp đôi cho những sinh viên của ngành.

2.Tiềm năng ngành tiếng Anh thương mại

 

Ngay từ khi xuất hiện, tiếng Anh thương mại đã là một ngành rất thu hút với chương trình đào tạo chuẩn được công nhận, cũng như có nhiều học phần ứng dụng thú vị. Thực tế nghề nghiệp hiện  nay cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành tiếng Anh thương mại là rất lớn. 

Tiềm năng của ngành học này thể hiện rõ nét nhất ở tính ứng dụng đa dạng chuyên ngành. Kết hợp với yêu cầu mở rộng quan hệ kinh doanh quốc tế, sinh viên ngành tiếng Anh thương mại sẽ sở hữu công cụ kép trong tay để làm việc và phát triển kiến thức rộng hơn nữa. Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng ứng viên có kiến thức kinh tế và biết ứng dụng ngoại ngữ của các doanh nghiệp ngày càng cao. Các ứng viên ngành học khác cũng đang rất nỗ lực hoàn thiện khả năng ngoại ngữ bên cạnh chuyên ngành của mình. Vậy nên, sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại thực sự đang nắm nhiều lợi thế trong tay hơn.

>> 5 việc làm thú vị dành cho các “thánh” ngoại ngữ

Việc làm sau khi ra trường dành cho cử nhân ngành tiếng Anh thương mại

3.Ngành tiếng Anh thương mại ra trường làm gì?

 

Nắm trong tay một ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành kinh tế thương mại, cơ hội việc làm của các cử nhân ngành Tiếng Anh thương mại sau khi ra trường là rất phong phú, đa ngành nghề. Một số công việc tiêu biểu có thể kể đến như sau:

  • Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại tại các doanh nghiệp

Khác với sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế, sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại được trang bị vốn kiến thức kinh tế thương mại nhất định. Đó chính là lý do ngành học này dễ hòa nhập với văn hóa quan hệ của các doanh nghiệp hơn. Các vị trí quan hệ quốc tế, đối ngoại này thường làm việc chung hoặc liên kết với phòng PR- Quan hệ công chúng để giải quyết các vấn đề xung quanh việc hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Các vị trí BTV chuyên môn tại các cơ quan truyền thông

Vị trí biên tập viên, phóng viên, nhà báo, chuyên viên chuyên mục kinh tế trong các cơ quan truyền thông luôn tìm kiếm những ứng viên có khả năng làm việc linh hoạt, đa ngành như các cử nhân Tiếng Anh thương mại. Với vốn kiến thức và ngoại ngữ của mình, sinh viên tiếng Anh thương mại có thể cập nhập nhanh chóng thông tin kinh tế thế giới và cả trong nước. Bên cạnh đó, các kỹ năng ngành truyền thông sẽ được bổ trợ thêm qua quá trình làm việc với đội ngũ, học tập và nâng cao chuyên môn.

  • Các vị trí nghiệp vụ tại các tổ chức kinh tế-xã hội của Việt Nam và quốc tế

Các vị trí này có thiên hướng nghiên cứu nhiều hơn, nếu theo đuổi sự nghiệp tại đây, các bạn tân cử nhân cần xác định khả năng làm việc nghiên cứu chuyên sâu của bản thân. Bên cạnh các cuộc nghiên cứu chuyên sâu, những dự án nghiên cứu thị trường và tình hình kinh tế xã hội cũng được thực hiện rất nhiều. Trong những mô hình dự án như vậy, vốn tiếng Anh và sự năng động của ngành thương mại sẽ giúp các bạn có nhiều lợi thế hơn.

  • Các vị trí tại các bộ phận chức năng của các doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh nước ngoài hoặc doanh nghiệp vốn nước ngoài (kinh doanh, hải quan, xuất-nhập khẩu dịch vụ khách hàng, marketing, retail sales)

Sở hữu những lợi thế nhất định, không khó để các cử nhân Tiếng Anh thương mại làm việc tại các phòng chức năng cơ bản của các doanh nghiệp. Đặc biệt hơn, với mô hình doanh nghiệp đa quốc gia, liên doanh nước ngoài hoặc vốn đầu tư nước ngoài, các lợi thế của sinh viên ngành học này sẽ được phát huy một cách tự do với nhiều cơ hội thăng tiến. Khi làm việc trong môi trường này, sinh viên ngành Tiếng Anh thương mại có thể cân nhắc ưu tiên ứng tuyển các vị trí hoạt động mạnh tại môi trường ngoài, năng động và giao tiếp nhiều, vì đây chính là thế mạnh của các bạn. Hơn nữa, các bạn cũng tránh được sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sinh viên khối ngành kinh tế.

  • Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ Anh hoặc kinh tế thương mại

Một vị trí mang tính nghiên cứu khác chính là công việc giảng dạy. Các nghề nghiệp như giảng viên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đều có khả năng phù hợp với sinh viên ngành tiếng Anh thương mại. Tuy nhiên, công việc này cần quá trình học tập, nghiên cứu tại trường học trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu là một sinh viên thích môi trường làm việc tại các cơ sở giáo dục, bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch học tập cao hơn để nắm bắt cơ hội cho mình.

>> Người giỏi ngoại ngữ nên làm nghề gì?

education, school, learning, teaching and people concept - group of students and teacher talking in classroom

4.Những trường đại học đào tạo ngành tiếng Anh thương mại tại Việt Nam

 

Là một ngành học có  tiềm năng phát triển lớn trong tương lai gần, rất nhiều trường đại học, cao đẳng đã đưa giáo trình đào tạo Tiếng Anh thương mại vào hệ giống giảng dạy chung. Một số trường đào tạo ngành Tiếng Anh thương mại tốt nhất có thể kể đến như:

Đại học Ngoại thương

Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Thương mại

Đại học hàng hải

Đại học Hoa Sen

Đại học tài chính Marketing TP.HCM

Đại học Ngân hàng TP.HCM

Cao đẳng Kinh tế đối ngoại (thuộc Bộ công thương)

Tại các trường đại học trên, các khối xét tuyển sẽ bao gồm khối A1, D1, D10, D14, đều là những khối học phù hợp với chuyên ngành.

 

Tiếng Anh thương mại là một ngành đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Cùng với sự phát triển vô cùng năng động của kinh tế Việt Nam, tương lai cơ hội việc làm của các bạn cử nhân Tiếng Anh thương mại là vô cùng lớn. JobsGO Blog hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát, dễ hiểu hơn về cơ hội việc làm của ngành học này. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của blog để tìm hiểu thêm nhiều thông tin nữa nhé.

Rate this post

Viết một bình luận