Viêm kết mạc trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách chăm sóc mắt

Viêm kết mạc trẻ sơ sinh được xem là bệnh về mắt phổ biển với dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đỏ mắt. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến thị lực.

Viêm kết mạc tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tổn hại về mắt, khiến trẻ quấy khóc khó chịu.

Viêm kết mạc trẻ sơ sinh là gì?

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là một nhiễm trùng hoặc kích thích phần màng trong suốt có mạch máu phủ lên lòng trắng của mắt và bên trong mí mắt của trẻ sơ sinh. Đây là một vấn đề khá phổ biến, hình thức nghiêm trọng nhất trong số đó là do lậu gây ra.

Triệu chứng viêm kết mạc trẻ sơ sinh

Nếu phần lòng trắng của một hoặc cả hai mắt – nơi gần với mí mắt của trẻ sơ sinh có màu đỏ thì rất có thể con bạn đang bị viêm kết mạc.

Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động cố gắng chống lại nhiễm trùng, mắt của bé có thể chảy nước mắt, chảy gỉ nhiều và cảm giác quạu khó chịu.

Nếu nhận thấy các triệu chứng bên trên, ngay lập tức cho trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa ( tốt nhất là bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc chuyên khoa mắt ) để được khám và điều trị kịp thời.

Điều quan trọng là phải nhanh chóng điều trị tránh việc lây lan và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của việc nhiễm trùng ảnh hưởng đến mĩ mắt và các mô mắt xung quanh.

Mắt đỏ nhẹ và mí mắt sưng tấy có thể là triệu chứng của viêm kết mạc tạm thời do mắt trẻ sơ sinh bị bẩn hoặc tiếp xúc với chất bẩn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Viêm kết mạc do virus

Nếu con của bạn trước đó bị viêm màng kết hoặc xuất hiện các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, thì bé có thể bị viêm kết mạc do virus.

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm kết mạc trẻ sơ sinh.

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Nếu đôi mắt của bé xuất hiện nhiều gỉ màu vàng gây ra sưng phù mí mắt và khó mở mắt, thì nguyên nhân có thể do các loại vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu hay Haemophilus ( một loại vi trùng thuộc loại cầu trực khuẩn).

Ngoài ra, cũng có một dạng viêm kết mạc nghiêm trọng hơn xảy ra do người mẹ bị nhiễm chlamydia hoặc bệnh lậu khi sinh con.

Viêm kết mạc do dị ứng

Phản ứng dị ứng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, nhưng nếu mắt bé ngứa và sưng lên, chảy nước mũi, chảy nước mắt thậm chí là chảy máu thì bé có thể đang bị dị ứng với các chất kích thích như phấn hoa, lông động vật, bụi bặm hoặc khói thuốc lá…

Viêm kết mạc do thuốc nhỏ mắt

Thuốc nhỏ mắt được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng nó có thể gây kích ứng với mắt của trẻ sơ sinh và gây ra viêm kết mạc. Trường hợp này thường được gọi là viêm kết mạc hóa học.

Đường ống tuyến lệ bị tắc nghẽn

Khoảng 20% trẻ sơ sinh được sinh ra với một hoặc một phần đường ống tuyến lệ bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn có thể dẫn đến các triệu chứng giống như viêm kết mạc như xuất hiện nhiều gỉ trắng hay vàng.

Các chất kích thích khác

Bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng mắt và mí mắt đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

Căn cứ vào các nguyên nhân khác nhau, các bác sĩ sẽ có pháp đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng bé.

Điều trị bệnh viêm kết mạc trẻ sơ sinh

Do tính chất cấp tính của bệnh cho nên ngay sau khi sinh trẻ cần được theo dõi, chăm sóc mắt và vệ sinh thân thể tốt. Nếu thấy có biểu hiện viêm kết mạc trẻ cần được điều trị ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Viêm kết mạc trẻ sơ sinh cần phải điều trị dứt điểm ngay bằng thuốc kháng sinh dạng tiêm, dung dịch, mỡ; rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Người chăm sóc trẻ cần chú ý khi vệ sinh, tra thuốc, nhỏ thuốc mắt cho trẻ sơ sinh phải hết sức cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh gây xước da, niêm mạc mắt trẻ. Trước khi vệ sinh, tra thuốc mắt cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn.

Do da và kết mạc trẻ sơ sinh mỏng, nhạy cảm của, khi lau rửa vệ sinh mắt cho trẻ phải hết sức nhẹ nhàng, tránh gây sang chấn.

Để phòng bệnh viêm kết mạc, ngay sau khi sinh trẻ cần được tra thuốc mỡ tetracyclin 1% hoặc nhỏ mắt bằng dung dịch cloramphenicol 0,4%, argyrol 1% theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ mắc bệnh này chủ yếu do bị nhiễm khuẩn qua đường âm đạo của mẹ khi sinh (do bệnh nhiễm khuẩn sinh dục của người mẹ) nên trước khi mang thai người mẹ cần khám phụ khoa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm sinh dục để phòng bệnh cho trẻ khi sinh.

Khi gặp viêm kết mạc trẻ sơ sinh hãy đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra.

Tài liệu tham khảo:

Rate this post

Viết một bình luận