Viêm nướu răng (viêm lợi) là bệnh lý thường gặp, không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng và diễn biến của bệnh. Vậy viêm nướu răng nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này.
Viêm nướu răng nên ăn gì?
8 loại thực phẩm tốt nhất
Viêm nướu thường là do các mảng bám trên răng gây kích ứng, mẩn đỏ và sưng nướu. Ban đầu lợi bị sưng đỏ và rất dễ chảy máu, nhất là khi đánh răng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị đau nhức, sưng má và răng miệng có mùi hôi khó chịu. Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh nên bổ sung 8 loại thực phẩm dưới đây vào khẩu phần ăn.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa, mà còn có tác dụng làm sạch mảng bám và các chất tồn dư trong khoang miệng. Giúp kích thích tuyến nước bọt, nước bọt được tiết nhiều ra sẽ giải quyết tình trạng khô miệng. Trong nước bọt cũng có chất diệt khuẩn tự nhiên, giúp làm sạch khoang miệng.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung thêm thực phẩm giàu chất xơ như: Rau cải, súp lơ, xà lách, táo, lê,… Tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ trong vài ngày có thể cải thiện tình trạng bệnh viêm nướu. Bệnh này cũng rất dễ tái phát, vì vậy nên dụng thường xuyên và lâu dài để ngăn ngừa viêm nướu tái phát.
Viêm nướu răng nên ăn gì – Ăn gừng
Trong Đông Y, gừng có tính ấm, vị cay, có khả năng kháng khuẩn cao, giúp chống viêm, tiêu đờm, giải độc và giảm đau hiệu quả. Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, hợp chất zingibain có trong gừng có khả năng hỗ trợ giảm đau nhanh, tiêu diệt cac vi khuẩn gây viêm (đặc biệt là viêm các mô mềm trong miệng). Từ đó giúp giảm đau nhức, kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng viêm nướu răng lan rộng.
Để giảm sưng đau do viêm nướu, cách đơn giản nhất là đắp gừng tươi vào chỗ viêm. Ngoài ra, bạn có thể súc miệng bằng nước gừng, uống trà gừng hoặc ngâm rượu gừng cũng rất tốt. Lưu ý chỉ nên dùng một lượng gừng vừa đủ, không lạm dụng phương pháp này vì tiêu thụ quá nhiều gừng có thể khiến cơ thể nóng lên, gây ra một số bệnh lý khác.
Sử dụng trà xanh
Trong trà xanh có tới 30% polyphenols – một hợp chất vô cùng tốt cho sức khỏe răng miệng. Trong đó có lượng lớn Catechin (còn gọi là EGCG), là chất chống ôxy hóa hoàn toàn tự nhiên, hỗ trợ ngăn ngừa tổn thương các tế bào hiệu quả. Epigallocatechin gallate (EGCG) và epicatechin gallate (ECG) có trong trà xanh cũng giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây mảng bám.
Đặc biệt, trà xanh còn có tác dụng chống hôi miệng. Đặc tính chống vi khuẩn của loại trà này giúp giảm lượng vi khuẩn và axit có trong miệng, giúp hơi thở sạch sẽ và dễ chịu hơn.Thành phần fluoride có trong trà xanh cũng giúp làm chắc men răng, phòng ngừa sâu răng. Chính vì vậy, nếu bạn sử dụng trà xanh hằng ngày thì bệnh viêm nướu sẽ nhanh chóng được đẩy lùi, răng miệng cũng khỏe mạnh hơn.
Thực phẩm chứa axit lactic
Đối với trẻ em bị viêm nướu răng, bạn có thể cho các bé sử dụng sữa chua có chứa axit lactic. Theo các chuyên gia, axit lactic có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, từ đó kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, hợp chất này còn có khả năng kìm hãm sự phát triển của một số loại vi sinh vật gây viêm nhiễm.
Xem thêm: Viêm Nướu Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Vì vậy, người bị bệnh viêm nướu nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều axit lactic. Lựa chọn tốt nhất là sữa chua, phô mai, dưa muối, bánh mì, bún,…
Viêm nướu răng nên ăn gì – Tỏi
Trong tỏi có hàm lượng lớn alliin, sau khi bị oxy hóa sẽ chuyển thành allicin – một hoạt chất kháng sinh kháng khuẩn rất mạnh. Trong tỏi cũng chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, người Việt thường dùng tỏi để sát khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức.
Bổ sung thêm tỏi vào bữa ăn hằng ngày giúp giảm sưng viêm vùng nướu hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể đắp tỏi trực tiếp vào vị trí viêm, sử dụng kết hợp tỏi và gừng, hoặc sử dụng tỏi ngâm rượu để trị viêm nướu. Lưu ý nếu đắp tỏi trực tiếp thì không nên để quá lâu để tránh bị bỏng rát, sau khi dùng có thể khiến hơi thở có mùi nên bạn cần súc miệng lại bằng nước sạch.
Trái cây chứa Vitamin C
Vitamin C hỗ trợ cải thiện sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin C thì có thể gặp phải các tình trạng: Chảy máu chân răng, viêm răng, viêm lợi, mao mạch kém dẻo dai, cơ thể suy nhược mệt mỏi, suy thận, thấp khớp mạn,…..
Tuy bạn có thể bổ sung vitamin C tổng hợp nhưng tốt hơn hết là nên tiêu thụ vitamin C tự nhiên từ các loại quả như: Ổi, cam, chanh, bưởi, dâu tây, đu đủ,… Sau khi ăn các loại quả này bạn cần súc miệng lại bằng nước để loại bỏ lượng acid tồn đọng trong khoang miệng, hạn chế tình trạng sưng nhức do viêm nướu.
Mật ong
Theo Đông y, mật ong có khả năng kháng khuẩn và khử trùng tốt, giúp ngăn ngừa viêm và làm lành các niêm mạc bị tổn thương. Theo các nghiên cứu Tây y, mật ong có chứa nhiều hợp chất giúp điều trị viêm nướu hiệu quả. Trong đó, Hydrogen peroxide là hoạt chất kháng sinh tự nhiên tiêu diệt các vi khuẩn, virus và nấm men gây bệnh. Từ đó ngăn ngừa vi sinh vật gây hại, kiểm soát tình trạng viêm lợi.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong mật ong còn có tác dụng làm thay đổi nồng độ pH trong khoang miệng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Viêm Lợi Trùm Chữa Trị Thế Nào Để Đem Lại Hiệu Quả?
Defensin 1 trong mật ong cũng là một loại protid có tác dụng kháng sinh mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và giúp tăng cường hệ miễn dịch tổng thể. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất trong mật ong cũng giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh viêm nhiễm.
Để chữa viêm lợi, bạn có thể uống nước mật ong ấm hằng ngày, hoặc kết hợp mật ong với bột quế, mật ong với chanh, mật ong với muối,… Sau khi sử dụng nên súc miệng lại thật kỹ để loại bỏ lượng đường tồn đọng trong khoang miệng, ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh viêm lợi.
Khi bị viêm nướu răng không nên ăn gì?
Nếu như các loại thực phẩm kể trên có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm nướu, thì các loại thực phẩm dưới đây có thể khiến tình trạng viêm nướu nghiêm trọng hơn. Khi bị viêm nướu răng, bạn nên tránh sử dụng 4 loại thực phẩm dưới đây.
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường và có tính axit
Các loại thực phẩm này chính là “thủ phạm” tạo ra mảng bám, cao răng, khiến vi khuẩn tích tụ, sinh sôi, xâm nhập và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Vì vậy, hãy tránh xa các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột và axit như: bánh ngọt, bánh kem, hoa quả sấy khô, soda,… để nướu khỏe mạnh hơn.
Không nên bỏ lỡ: Top 10+ Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà Nhanh Nhất, Hay Nhất 2022
Các loại thịt dai
Bạn cần sử dụng một lực nhai rất lớn để nhai các loại thịt dai như: thịt bò, thì gà, thịt trâu,… Khiến lợi viêm bị tác động mạnh, gây đau và chảy máu. Ngoài ra, các loại thịt này rất dễ mắc vào kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, tấn công và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Đồ ăn quá nóng, quá lạnh
Thực phẩm quá nóng gây bỏng rát, thực phẩm quá lạnh gây ê buốt, khiến vết thương đau nhức và chảy máu. Quá trình điều trị và phục hồi viêm nướu sẽ bị kéo dài, thậm chí không hiệu quả. Vì vậy bạn nên kiêng các loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh khi bị viêm nướu.
Thực phẩm gây khô miệng
Nước bọt giúp duy trì độ ẩm, diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, đồng thời bảo vệ nướu khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Nếu bạn bị khô miệng thì vi khuẩn sẽ không ngừng sinh sôi nảy nở, xâm nhập và mô mềm gây ra tình trạng viêm nướu. Để ngăn ngừa tình trạng này, khi bị viêm lợi bạn nên kiêng các loại thực phẩm dễ gây khô miệng như: rượu, bia, nước tăng lực, nước ngọt có ga, cà phê,…
Một số lưu ý trong quá trình điều trị viêm nướu răng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm lợi, nhưng đó không phải là tất cả. Để nướu răng nhanh hồi phục, trong quá trình điều trị bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
Xem thêm: Bị Viêm Lợi Nên Ăn Gì? Kiêng Ăn Gì Nhanh Khỏi Nhất? Giải Đáp Chi Tiết
- Bạn có thể tự điều trị viêm nướu nhẹ tại nhà, nhưng nếu tình trạng bệnh đã chuyển biến nặng thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào mức độ viêm, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp, ngăn ngừa tình trạng tụt lợi và rụng răng sau này.
- Luôn giữ khoang miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày sau bữa ăn để loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn gây hại. Ngoài ra nên súc miệng thật sạch để loại bỏ những vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau khi ăn để loại bỏ thức ăn giắt trong kẽ răng, ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu.
- Uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để ngăn ngừa khô miệng, hạn chế quá trình sinh sôi của vi khuẩn.
- Nướu khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, nướu viêm thường có màu đỏ tươi, chảy máu và đau nhức khi chạm nhẹ. Bạn nên lưu ý các dấu hiệu này để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh để tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nên khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để lấy cao răng, kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng.
- Lưu ý trải răng đúng cách để không gây tổn thương lợi, dùng bàn chải có lông mềm và thay bàn chải khoảng 3 – 4 tháng một lần.
Trên đây là gợi ý những loại thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm lợi, hy vọng sau khi đọc bài viết bạn đã viết viêm nướu răng nên ăn gì. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn làm tổn thương răng miệng. Đồng thời nên khám răng định kì để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các vấn đề về răng miệng.