“Xin chào bác sĩ, tôi là Ngọc, năm nay 44 tuổi, các bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm tai ngoài mạn tính. 3 ngày nay tôi vẫn đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ và có nhiều biến chuyển tích cực. Tôi được biết chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh này. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bệnh viêm tai ngoài kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi, hiệu quả và không tái phát về sau?”
Chào chị Ngọc, đầu tiên chúng tôi cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi vào hòm thư điện tử của bệnh viện An Việt. Chúng tôi khẳng định, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi của chị Ngọc cũng như toàn bộ độc giả về viêm tai ngoài kiêng ăn gì và viêm tai ngoài nên kiêng ăn gì ở bài viết sau đây.
1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh viêm tai ngoài
Trong quá trình chữa bệnh viêm tai ngoài thì chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và thời gian điều trị.
Theo các chuyên gia thì tuân thủ chế độ dinh dưỡng cũng là một phương pháp điều trị bệnh tật rất hiệu quả. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng quyết định chính yếu đến sức khoẻ con người.
Có nhiều nguyên liệu, thực phẩm, món ăn có thể giúp giảm đau nhanh, giảm viêm sưng, đào thải dịch mủ khi mắc bệnh viêm tai ngoài. Nhiều thực phẩm, món ăn có thể giúp rút ngắn được thời gian điều trị bệnh, thúc đẩy hiệu quả chữa bệnh.
Song bên cạnh đó, cũng có rất nhiều thực phẩm, món ăn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị, có thể kích thích phản ứng viêm sưng, gây đau nhức,…
2. Bệnh viêm tai ngoài nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì chị Ngọc cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống và thực phẩm hàng ngày.
Chị Ngọc và bạn đọc nên lưu ý hạn chế hoặc kiêng kị những thực phẩm sau trong chế độ ăn uống.
-
Bị viêm tai ngoài kiêng ăn gì? Thực phẩm khô cứng như các loại hoa quả sấy khô cứng (khoai lang sấy, mít sấy,…), cam thảo, kẹo cứng, và đặc biệt tránh nhai kẹo cao su. Khi ăn các loại đồ ăn này sẽ khiến hàm phải hoạt động với tần suất nhiều hơn bình thường, ảnh hưởng đến chức năng và quá trình hồi phục của bộ phận loa tai.
-
Đồ ăn chứa nhiều đường, ngọt như đường, sữa, kẹo ngọt, kẹo dẻo, chè, đồ sấy,… sẽ khiến cơ thể kích thích giải phóng insulin quá mức bình thường. Bệnh nhân ăn nhiều nhóm đồ ăn này sẽ làm gia tăng triệu chứng bệnh gồm đau nhức tai, ù tai, có áp lực trong tai.
-
Đồ ăn, thực phẩm cay nóng gồm ớt, hạt tiêu, mù tạt, sa tế, tương ớt,… hoặc các món ăn quá nóng sẽ làm giảm hoặc thậm chí mất khả năng thính lực, ù tai.
-
Không ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp, sẽ khiến triệu chứng bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian bệnh.
-
Không sử dụng chất kích thích, rượu, bia, cafein, thuốc lá,… khi đang điều trị bệnh.
-
Các món ăn làm từ gạo nếp, xôi, hải sản nhiều đạm như tôm, ghẹ, cua,… thịt đỏ như thịt bò, thịt chó,… sẽ kích thích sưng mủ ở tai, gây đau nhức, sưng đỏ ở tai.
3. Bệnh viêm tai ngoài nên ăn gì?
Bên cạnh lưu ý bệnh viêm tai ngoài kiêng ăn gì thì chị Ngọc và độc giả cũng nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm, đồ ăn cần thiết cho quá trình điều trị bệnh.
-
Vitamin A như cà rốt, cà tím, cà chua, gan bò,… giúp bảo vệ niêm mạc lót ở loa tai, hỗ trợ điều trị viêm tai ngoài, tăng khả năng thính lực, bảo vệ màng nhĩ.
-
Vitamin C, rau có màu xanh đậm như rau mồng tơi, rau cải, rau chân vịt,… hoa quả mọng nước như cam, chanh, dâu tây, việt quất,… Nhóm thực phẩm này giúp giảm nhanh các triệu chứng ù tai, đau sưng tai,…
-
Thực phẩm nhiều kẽm, nhất là lạc luộc, sẽ rất tốt cho người bị viêm tai ngoài có triệu chứng ù tai, sưng đỏ, chóng mặt,…
-
Chất béo tốt, nhiều dưỡng chất, omega như dầu oliu, dầu cá, dầu dừa, cá hồi, cá biển, dầu đậu nành,…
-
Cung cấp thêm iot để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh như cá biển, rong biển,…
4. Những lưu ý trong điều trị viêm tai ngoài
Không chỉ chế độ dinh dưỡng mà cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị và hồi phục bệnh.
Chị Ngọc và độc giả nên chú ý những điều sau:
-
Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc ngoài và các cách điều trị không rõ hiệu quả.
-
Dùng thuốc nhỏ tai, nước muối sinh lý, oxy già,… để vệ sinh tai và giảm đau sưng.
-
Sau khi tắm phải lau khô tai, tránh để nước đọng trong tai.
-
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress,…
Chị Ngọc và độc giả thân mến, trên đây là giải đáp cho câu hỏi viêm tai ngoài kiêng ăn gì và nên ăn gì để tốt cho quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm các thông tin tại website benhvienanviet.com hoặc liên hệ hotline 1900.2838 để được tư vấn trực tiếp.