Khi viết phần kỹ năng trong CV tiếng Anh, bên cạnh các kỹ năng cần có trong cv hãy chú ý đưa vào những kỹ năng cụ thể, liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển, đừng ngần ngại gạch đi những kỹ năng công việc không yêu cầu hoặc kỹ năng […]
Khi viết phần kỹ năng trong CV tiếng Anh, bên cạnh các kỹ năng cần có trong cv hãy chú ý đưa vào những kỹ năng cụ thể, liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển, đừng ngần ngại gạch đi những kỹ năng công việc không yêu cầu hoặc kỹ năng quá khái quát. Dưới đây là 5 loại kỹ năng cần tránh đưa vào CV tiếng Anh:
>>>> ĐỌC THÊM: Trung tâm Anh Ngữ ISE – Địa chỉ chuyên dạy Tiếng Anh cấp tốc cho người mất gốc
- Kỹ năng máy tính cơ bản
- Ngôn ngữ bạn không thành thạo
- Kỹ năng không liên quan
- Kỹ năng bạn không có
- Kỹ năng quá khái quát
1. Kỹ năng máy tính cơ bản
Hầu hết nhân viên văn phòng đều quen thuộc với việc dùng email hoặc phần mềm Microsoft Office như Word, Excel. Đưa kỹ năng Word, Excel không giúp gây ấn tượng đặc biệt, trừ khi bạn sở hữu chứng chỉ MOS – một loại chứng chỉ Tin học Văn phòng chuẩn quốc tế do Microsoft Office cấp.
>>>> TÌM HIỂU: Khóa học Tiếng Anh cấp tốc cho người đi làm hiệu quả ngay trong 3 tháng
2. Ngôn ngữ bạn không thành thạo
Nếu chỉ học một khóa ngoại ngữ ngắn hạn rồi bỏ dở, bạn tốt hơn không nên đưa vào phần kỹ năng. Khi đọc các thông tin trên CV, nhà tuyển dụng mong muốn đọc được những kỹ năng bạn đã thành thạo. Ứng viên thường muốn thể hiện năng lực bằng cách đưa thật nhiều thông tin vào CV, kể cả kỹ năng mình không thành thạo, dẫn đến sự kỳ vọng lớn từ nhà tuyển dụng.
3. Kỹ năng không liên quan
Ứng tuyển cho vị trí kế toán, đề cập đến khả năng hội họa chắc chắn không giúp bạn có được công việc này.
Danh sách kỹ năng không nên dư thừa, đó phải là kỹ năng cần thiết cho công việc..
Ví dụ công việc thuộc lĩnh vực digital marketing sẽ cần những kỹ năng:
- Social media (mạng xã hội)
- Content management systems (hệ thống quản lý nội dung)
- Analytics (phân tích)
- Mobile advertising (quảng cáo trên điện thoại)
- Video content (nội dung video)
- Layout and design (dàn trang và thiết kế)
- Interpersonal skills (kỹ năng xã hội)
4. Kỹ năng bạn không có
Việc “bôi vẽ” thêm kỹ năng có thể gây ra nhiều tình huống khó xử. Nhà tuyển dụng có thể hỏi về một tình huống cụ thể bạn áp dụng kỹ năng đó. Không ai muốn tuyển một nhân viên thiếu thành thực, vì vậy họ sẵn sàng đánh trượt hồ sơ của bạn.
>>>> KHÁM PHÁ NGAY: Từ “nên” và “không nên” sử dụng khi viết cv Tiếng Anh
5. Kỹ năng khái quát
Đừng quên chú ý tới ngôn ngữ biểu đạt. Nếu có thể, hạn chế những từ vựng chung chung hoặc khái quát như: creative, focused, experienced and skilled. Bạn nên hướng tới những cụm từ cụ thể hơn.
6. Mẹo để xây dựng mục kỹ năng hoàn hảo
- Phân tích kỹ phần mô tả công việc. Tên công việc là gì? Công việc đòi hỏi phẩm chất nào? Kỹ năng bạn nghĩ là phù hợp cho công việc này? Đặt thật nhiều câu hỏi để làm rõ các yêu cầu.
- Thật cụ thể. Tránh liệt kê những kỹ năng chung – kỹ năng mọi ứng viên đều có thể viết.
Thay vì nói “extensive computer skills” (kỹ năng máy tính mở rộng), hãy liệt kê chính xác kỹ năng đó.
Thay vì nói experienced graphic designer (là thiết kế đồ họa nhiều kinh nghiệm), hãy nói rằng bạn là “seasoned graphic designer with extensive experience using Adobe Photoshop and Adobe Illustrator” (nhà thiết kế đồ họa với nhiều kinh nghiệm sử dụng Photoshop và Illustrator)
- Cá nhân hóa CV. Cùng một vị trí, nhưng lĩnh vực khác nhau sẽ có những đòi hỏi những kinh nghiệm khác nhau. Để CV trở nên phù hợp, cá nhân hóa CV là bước không thể bỏ qua.
>>>> Xem thêm bài viết:
5/5 – (2 bình chọn)