Viết đoạn văn 200 chữ về vấn đề: giấc mơ vẫy gọi con người

Đề thi thử và đáp án THPT Quốc gia môn văn theo cấu trúc chuẩn năm 2021 dành cho các em thử sức với các câu hỏi có trong đề thi THPT Quốc gia.

Nội dung chính

  • Đề số 1: 
  • Đề số 2:
  • Video liên quan

Xem thêm: Top 5 đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn có đáp án

Đề số 1: 

1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau:

(1) “Giấc mơ của anh hề

Thấy mình thành triệu phú (…)

Giấc mơ người hát xẩm nhục nhằn

Thức dậy giữa lâu đài rực rỡ

Thằng bé mồ côi lạnh giá

Thấy trong tay chiếc bánh khổng lồ

Trên đá lạnh, người tù

Gặp bầy chim cánh trắng

Kẻ u tối suốt đời cúi mặt

Bỗng thảnh thơi đứng dưới mặt trời.

(2) Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất

Cái không thể nào tới được

Đã giục con người

Vươn đến những điều đạt tới

Những giấc mơ êm đềm

Những giấc mơ nổi loạn

Như cánh chim vẫy gọi những bàn tay.

(3) Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…”

(Trích “Giấc mơ của anh hề” – Lưu Quang Vũ)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn thơ ?

Câu 2. Nêu tác dụng của phép đối lập được tác giả sử dụng trong đoạn (1) ?

Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ:

“Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất” ?

Câu 4. Anh / chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng:

“Đời sống là bờ

Những giấc mơ là biển

Bờ không còn nếu chẳng có khơi xa…” ?

Lí giải vì sao ?

2. PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: giấc mơ vẫy gọi con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người mẹ qua nhân vật bà cụ Tứ “Vợ nhặt” – Kim Lân)

Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2021 MÔN VĂN

1. ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận

Câu 2. Tác dụng của phép đối lập được tác giả sử dụng trong đoạn (1):

– Làm rõ sự tương phản giữa ước mơ và hiện thực

– Cho thấy giấc mơ chính là khát vọng của mọi người về một hiện thực tươi đẹp, hạnh phúc trong tương lai; đối lập với hiện thực đau khổ ở hiện tại.

Câu 3. Hai câu thơ:

“Giấc mơ đêm cứu vớt cho ngày

Trong hư ảo người sống phần thực nhất” có thể hiểu là:

– Những giấc mơ tươi đẹp vào ban đêm chính là “liều thuốc an thần”, giúp chúng ta giải tỏa căng thẳng, tạm thời quên đi những khó khăn, mệt mỏi trong cuộc sống thực ban ngày.

– Những điều đến với ta trong giấc mơ chính là cái khát vọng thầm kín nhưng chân thực nhất: đó là những điều ám ảnh ta nhất, khiến ta khát khao muốn đạt được nhất.

Câu 4.

Thí sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lý giải phù hợp thì đều đạt điểm. Gợi ý:

– Đồng tình

– Lý giải:

+ Bờ luôn là cái nhỏ bé, trong khi biển luôn là cái rộng lớn, bao la. Cũng như vậy, đời sống luôn là cái hạn hẹp, nghèo nàn; trong khi đó giấc mơ luôn mở ra một thế giới vô cùng rộng lớn và phong phú.

+ Nếu không có biển, bờ sẽ không còn lí do để tồn tại. Cũng như vậy, nếu không có những giấc mơ, những khát vọng để hướng về những điều tốt đẹp; cuộc đời sẽ trở nên vô vị, mất hết ý nghĩa.

2. ĐÁP ÁN PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: giấc mơ vẫy gọi những con người.

Thí sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận khác nhau để triển khai vấn đề cần nghị luận, tuy nhiên phải đúng trọng tâm mà đề bài yêu cầu. Có thể tham khảo hướng sau:

– Giấc mơ ở đây có thể hiểu là khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp, để làm cho cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. “Giấc mơ vẫy gọi con người” muốn nói về ý nghĩa của giấc mơ trong việc thúc đẩy con người tiến về phía trước.

– Giấc mơ vẽ nên một viễn cảnh tươi đẹp, từ đó tạo ra động lực, niềm cảm hứng để giúp chúng ta tiến về phía trước.

– Giấc mơ giúp chúng ta có đủ sức mạnh để đối mặt và vượt qua những khó khăn

– Giấc mơ giúp chúng ta bớt bận tâm bởi những việc vô bổ; tránh xa những cám dỗ xấu xa để tập trung vào những việc có ích

– Giấc mơ giúp chúng ta có cái nhìn tích cực, lạc quan hơn về cuộc sống

v.v…

Xem thêm tài liệu văn mẫu phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ để

Câu 2 (5,0 điểm)

Mở bài:

– Nêu những nét khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt”

– Nêu ra được vấn đề: vẻ đẹp tâm hồn người mẹ qua nhân vật bà cụ Tứ

Thân bài: 

  1. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ
  2. Giới thiệu: Bà cụ Tứ là một người mẹ nghèo khổ, lam lũ
  3. Vẻ đẹp tâm hồn:

– Bà cụ Tứ là một người rất mực thương con: 

+ Khi biết Tràng lấy vợ, bà vừa ai oán cho hoàn cảnh, vừa xót thương cho số kiếp con mình

+ Khi nghĩ đến cái hiện thực đói khát mà các con mình phải đối mặt, bà đã không cầm được nước mắt

+ Ở bữa cơm đón dâu, bà đã cố gắng, chắt chiu để có được nồi cháo cám, cố gắng để niềm vui của các con không bị gián đoạn

+ Khi nghe tiếng trống thúc thuế vang lên, một lần nữa bà lại khóc khi nghĩ đến cuộc sống của những đứa con mình.

– Bà là một người mẹ nhân hậu, bao dung:

+ Bà chấp nhận việc người phụ nữ theo không con mình, mà lại là theo không ngay giữa nạn đói

+ Không những thế, bà còn bày tỏ lòng yêu thương, cảm thông và biết ơn đối với người đàn bà xa lạ

– Bà cụ Tứ còn là một người mẹ giàu tinh thần lạc quan:

+ Khi hiểu ra việc Tràng lấy vợ, bà đã động viên, an ủi các con tin tưởng vào tương lai: Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời

+ Sáng hôm sau, bà tỏ ra vui vẻ, hoạt bát khác hẳn ngày thường. Bà thu dọn nhà cửa, với niềm tin rằng cuộc đời rồi sẽ tốt đẹp hơn

+ Trong bữa cơm đón dâu, bà toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng về sau

+ Kể cả khi phải ăn sang cháo cám, thái độ của bà vẫn rất vui vẻ.

=> Tất cả những vẻ đẹp tâm hồn ấy đều xuất phát từ một cội nguồn duy nhất: đó là lòng thương con vô bờ bến của người mẹ già nghèo khổ.

  1. Vài nét đặc sắc về nghệ thuật:

– Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo

– Nghệ thuật trần thuật sinh động

– Nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc

Kết luận: Khái quát lại vấn đề, nêu cảm nhận của em về nhân vật.

Đề số 2:

Bạn không nên để thất bại ngăn mình tiến về phía trước. Hãy suy nghĩ tích cực về thất bại và rút ra kinh nghiệm. Thực tế những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân. Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Tôi xin chia sẻ với các bạn câu chuyện về những người đã tìm cách rút kinh nghiệm từ thất bại của mình để đạt được những thành quả to lớn trong cuộc đời.

Thomas Edison đã thất bại gần 10.000 lần trước khi phát minh thành công bóng đèn điện, J.K.Rowling, tác giả của “Harry Poter”, đã bị hơn 10 nhà xuất bản từ chối bản thảo tập 1 của bộ sách. Giờ đây, bộ tiểu thuyết này của bà trở nên vô cùng nối tiếng và đã được chuyển thể thành loạt phim rất ăn khách. Ngôi sao điện ảnh Thành Long đã không thành công trong lần đóng phim đầu tiên ở Hollywood. Thực tế bộ phim Hollywood đầu tay của anh, thất vọng lắm chứ, nhưng điều đó cũng đâu ngăn được anh vùng lên với những phim cực kì ăn khách sau đó như “Giờ cao điểm” hay “Hiệp sĩ Thượng Hải”.

Thất bại không phải cái cớ để ta chần chừ. Ngược lại nó phải là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.

      (Trích Tại sao lại chần chừ?, Tác giả Teo Aik Cher, Người dịch: Cao Xuân Việt Khương, An Bình, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr 39, 40)

Câu 1: (0,5 điểm) Chỉ ra mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: (0,5 điểm) Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng gì?

Câu 3: (1,0 điểm)  Theo anh/chị, “suy nghĩ tích cực về thất bại” được hiểu là gì?

Câu 4: (1,0 điểm) Anh/Chị có cho rằng trong cuộc sống thất bại “là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vươn tới thành công.” không? Vì sao ?

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc- hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống ?

Câu 2: (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài hai lần miêu tả nhân vật Mị ở nhà thống lí Pá Tra:

Lần thứ nhất “… Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa… Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi…”.

Lần thứ hai “… Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi  người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng… Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi…

Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách…”.

(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài; Ngữ văn 12, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, 2015).

Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

——-Hết——-

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN VĂN:

1.ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Mặt tích cực của thất bại mà “người thành công luôn dùng” được nêu trong đoạn trích:

– Những người thành công luôn dùng thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

– Họ có thể nghi ngờ phương pháp làm việc đã dẫn họ đến thất bại nhưng không bao giờ nghi ngờ khả năng của chính mình.

Câu 2. Việc tác giả trích dẫn các câu chuyện của Thomas Edison, J.K.Rowling, Ngôi sao điện ảnh Thành Long có tác dụng:

– Tăng sức thuyết phục đối với người đọc.

– Khẳng định ai thành công cũng phải trải qua thất bại. Nhưng khi thất bại họ không gục ngã, bi quan mà luôn kiên trì cố gắng và họ đã thành công.

Câu 3. Suy nghĩ tích cực về thất bại” có thể hiểu là:  Khi thất bại không nản lòng, từ trong thất bại rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân. Coi thất bại như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân; là động lực tiếp thêm sức mạnh để vươn tới thành công.

Câu 4. HS có thể đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, miễn là lí giải hợp lí thuyết phục.

(Đồng tình/ không đồng tình: 0,25 điểm. Lí giải ý kiến hợp lí: 0,75 điểm)

2. LÀM VĂN

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích phần Đọc-hiểu, viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bản thân cần chấp nhận sự thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống

  • Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Viết sai hình thức đoạn văn trừ 0,25 điểm.

  • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống.

  • Triển khai vấn đề nghị luận:

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: Con người cần chấp nhận thất bại như thế nào để thành công trong cuộc sống .Có thể theo hướng sau:

* Giải thích 

– Thất bại: là hỏng việc, là không đạt được kết quả, mục đích như dự định; Thành công: là đạt được kế hoạch mục tiêu mình đã đề ra ban đầu.

– Trong hành trình để đi đến thành công không tránh khỏi những vấp ngã, thất bại. Nhưng quan trọng nhất ta phải suy nghĩ tích cực về thất bại thì mới có thể thành công.

* Bàn luận :

Thái độ của chúng ta trước thất bại:

– Chúng ta cần có suy nghĩ tích cực về thất bại. Coi thất bại  như là một công cụ để học hỏi và hoàn thiện bản thân.

– Cần bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân của sự thất bại. Rút ra bài học từ những thất bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình.

– Dám đối mặt chấp nhận thất bại, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh.

– Biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, không chán nản và lùi bước trước thất bại.

– Phê phán những con người sống thụ động, tiêu cực, dễ đầu hàng số phận, khi thất bại thì gục ngã hay luôn đổ thừa cho hoàn cảnh.

*Bài học nhận thức và hành động

– Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

– Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 2. Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.

  • Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về  hai đoạn văn; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.
  • Phân tích nhân vật Mị trong hai lần miêu tả, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Khái quát  về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

*Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị…

* Phân tích nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:

Lần thứ nhất:

– Đoạn văn miêu tả cuộc sống của Mị sau khi bị bắt về làm dâu nhà  thống lí Pá Tra . Cuộc sống của Mị bị đày đọa về cả thể xác và tinh thần.

– Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra là sống kiếp ngựa trâu, thậm chí còn thua cả ngựa trâu.

– Mị đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên. Mị bị biến thành công cụ lao động, nô lệ không công cho nhà Pá Tra.

– Mị bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng. Căn buồng Mị ở lúc nào cũng âm u, cửa sổ là một lỗ vuông bằng bàn tay. Mị sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

– Mị bị chai sạn về cảm xúc tinh thần. Mị sống buông xuôi chấp nhận số phận.

Lần thứ hai:

– Đoạn văn làm nổi bật tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, sức sống tiềm tàng của Mị đã trỗi dậy.

– Không khí đón tết rộn ràng ở Hồng Ngài và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh thức Mị, khiến cô hồi sinh.

– Mị uống rượu say “Mị uống ực từng bát”.

– Mị ý thức được sự tồn tại của bản thân “thấy phơi phới trở lại”. Mị nghe thấy tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Mị thấy  “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”, với khát khao tự do.

– Tinh thần phản kháng mạnh mẽ:  Mị lấy miếng mỡ để thắp sáng lên căn phòng tối, nổi loạn muốn đi chơi  chấm dứt sự tù đày.

– Mị quấn tóc, lấy váy chuẩn bị đi chơi trước sự chứng kiến của A Sử, nhưng Mị không buồn quan tâm để ý đến hắn.

– Mị luôn tiềm tàng sức sống mãnh liệt, sức sống ấy luôn âm ỉ trong lòng người con gái Tây Bắc và chỉ chờ có cơ hội để bùng lên mạnh mẽ.

*Nghệ thuật:

– Nghệ thuật trần thuật kết hợp miêu tả hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, giọng văn trầm lắng.

– Nghệ thuật xây dựng khắc họa hình tượng nhân vật độc đáo.

– Ngôn ngữ và lời văn giàu tính tạo hình.

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật đặc sắc.

– Chất thơ, chất trữ tình thấm đựơm.

* Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả:

– Lần thứ nhất: Mị hiện lên là con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Mị cam chịu, chấp nhận kiếp sống ngựa trâu ở đó. Mị là nạn nhân tiêu biểu của ách áp bức cường quyền và thần quyền ở miền núi phía Bắc. Mị bị tê liệt ý thức sống.

– Lần thứ hai: Mị đã thay đổi, ý thức sống, khát vọng sống trỗi dậy mạnh mẽ, đó là hệ quả tất yếu, có áp bức có đấu tranh.

+ Hành động “nổi loạn” của Mị cho thấy khát vọng sống trong Mị vẫn luôn âm ỉ, khi có cơ hội nó lại trỗi dậy mãnh liệt bất chấp ách áp bức bóc lột.

+ Qua việc miêu tả những hành động, cử chỉ cũng như những diễn biến tâm lí hết sức tinh tế đã cho thấy ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của nhà văn tô Hoài. Đồng thời cũng thể hiện niềm tin, tấm lòng nhân đạo của tác giả vào sức sống của người phụ nữ nông thôn miền núi.

Rate this post

Viết một bình luận