VIETNAM CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY – Cổng thông tin của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trong nhiều năm liền, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam. Năm 2012, bất chấp những khó khăn của của tình hình kinh tế, xuất khẩu cá tra sang quốc gia này vẫn chiếm đến 20,57% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, chỉ xếp sau thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro với các biện pháp bảo hộ mậu dịch, đặc biệt là các vụ kiện chống bán phá giá – luôn là chủ đề nóng của ngành cá tra Việt Nam trong nhiều năm qua.

Trong nhiều năm liền, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam. Năm 2012, bất chấp những khó khăn của của tình hình kinh tế, xuất khẩu cá tra sang quốc gia này vẫn chiếm đến 20,57% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, chỉ xếp sau thị trường Châu Âu. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro với các biện pháp bảohộ mậu dịch, đặc biệt là các vụ kiện chống bán phá giá – luôn là chủ đềnóng của ngành cá tra Việt Nam trong nhiều năm qua.

Mới đây, ngày 14/3/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã có thông báo về quyết định cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần 8 về thuế chống bán phá giá philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Trong quyết định này, DOC đã đột ngột thay đổi quốc gia thay thế để tính giá cá tra của Việt Nam từ Bangladesh thành Indonesia. Đây chính là nguyên nhân khiến cho thuế suất đánh vào mặt hàng này của các doanh nghiệp Việt Nam đều tăng lên hàng chục lần. Theo công bố này, 16 doanh nghiệp của Việt Nam bao gồm Bình An, Hùng Vương, Cadovimex, Anvifish, Docifish,… phải chịu các mức thuế cao, từ 0,77 USD/kg tới 3,87 USD/kg.

Vì đâu nên nỗi?

Nhìn lại hơn 10 năm qua, bên cạnh các vụ kiện chống bán phá giá, ngành cá tra Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại khác. Đó là vì sự bứt phá thần kỳ của cá tra Việt tại thị trường Mỹ đã trực tiếp đe dọa đến “chén cơm” của nông dân nước này. Thật vậy, từ con số khiêm tốn 59 tấn năm 1996, sản lượng xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đã lên đến 3.191 tấn vào năm 2000 và đạt trên 103 nghìn tấn trong năm2012. Thị phần xuất khẩu vào Mỹ đã tăng trưởng khủng, từ 5,2% năm 1996 lên đến 85,4% năm 2000 và đạt 95,9% năm 2012. Trong khi đó, diện tích nuôi cá da trơn ở Mỹ đã giảm hơn một nữa, từ khoảng 67.000 ha xuống còn 33.000 ha, do cá nheo Mỹ không thể cạnh tranh với sản phẩm đến từ Việt Nam cả về phẩm chất lẫn yếu tố giá bán. Vì vậy, Hiệp hội các nhà nuôi cánheo Mỹ (CFA) đã liên tục tìm cách chống lại cá tra Việt. Thậm chí, họ đã công khai các cuộc gặp cấp cao cũng như nỗ lực vận động trực tiếp cácnhà làm luật DOC đưa ra những quyết định bất lợi cho sản phẩm đến từ Việt Nam. Thêm vào đó, những thông tin bôi nhọ hình ảnh cá tra Việt Nam không ngừng rộ lên ở Mỹ, châu Âu và các thị trường khác trong thời gian gần đây.

Như chúng ta đã biết, liên tục 8 năm trước đó, DOC đã chọn Bangladeshlà quốc gia thứ ba để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra Việt Nam. Thậm chí, DOC vẫn tiếp tục áp dụng chính sách này trong quyết định sơ bộ của mình. Việc DOC đột ngột chọn Indonesia – quốc gia có nền sản xuất cá tra hoàn toàn không tương đồng với Việt Nam – để làm cơ sở tính giá cá tra là một quyết định hết sức vô lý, khiến chúng ta không khỏi nghi ngờ về sự công tâm của DOC trong quá trình xem xét.

Như một thực tế không thể phủ nhận, nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, ĐBSCL của Việt Nam được xem là thiên đường cho nghề nuôi cá tra vớinăng suất vượt trội và chi phí tối ưu. Chưa có một đối thủ thủy sản nàocạnh tranh được với cá tra Việt Nam về năng suất: 1ha mặt nước ao nuôi từ 7 đến 8 tháng có thể cho ra 300 đến 400 tấn cá nguyên liệu. Cùng với việc không ngừng mở rộng diện tích và nâng cao trình độ sản xuất, áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, sản lượng cá tra Việt Nam đã liên tục gia tăng trong khi chi phí nuôi trồng được cắt giảm. Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để chứng minh rằng giá thành sản xuất cá tra ở Việt Nam thấp hơn nhiều lần so với chi phí sản xuất ở Hoa Kỳ. Chính yếu tố này đã cho phép cá tra Việt xuất sang thị trường Hoa Kỳ với giá cạnh tranh hơn so với sản phẩm cùng loại tại quốc gia này. Do đó, chúng ta cóđủ luận chứng khởi kiện DOC ra Tòa án thương mại Mỹ để giành lại quyền lợi cho ngành cá tra Việt Nam.

Tuy nhiên, dù chúng ta có niềm tin sẽ giành thắng lợi trong vụ kiện này, nhưng chẳng ai dám chắc rằng DOC và Hiệp hội cá nheo Mỹ sẽ dừng “cuộc chơi” tại đây. Bởi suy cho cùng, với vai trò của mình, DOC khó có thể giữ công tâm để mặc thương mại tự do đe dọa đến lợi ích quốc gia.

Cá tra Việt Nam – lớn nhưng không mạnh

Ngày nay, cá tra Việt đã có mặt trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ ở tất cả các châu lục, chiếm hơn 90% thị phần cá da trơn thế giới. Với vị thế này, chúng ta có quyền nghĩ đến khả năng làm chủ thị trường. Tuy nhiên, điều nghịch lý là ngành cá tra Việt Nam đang dần đánh mất thế chủđộng về giá, và ngày càng phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Chính sự phát triển quá nóng, thiếu huy hoạch trong một thời gian dài đã tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu, khiến ngành cá tra Việt Nam phải đối mặt với những hệ lụy lâu dài. Đã có thời điểm trong khi số doanh nghiệp chế biến fillet chỉ là 70 cơ sở thì lại có đến gần 300 doanh nghiệp xuất khẩu. Do sự mất cân đối này, cộng với áp lực thiếu vốn kinh doanh đã khiến nhiều doanh nghiệp phải liên tục hạ giá bán để giành giật thị trường. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng: chính sự thiếu liên kết, quan niệm cạnh tranh bằng giá theo kiểu “ăn xổi ở thì” của mộtbộ phận không nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy ngành cá tra vào thế “tự làm khổ mình”.

Trông người mà nghĩ đến ta

Rõ ràng, cạnh tranh bằng giá không phải là một chiến lược kinh doanh khôn ngoan. Thực tế ngành gạo của Thái Lan và Việt Nam là một minh chứngcụ thể. Nhiều năm qua, Thái Lan đã rất thành công với chính sách xây dựng thương hiệu gạo cao cấp. Kết quả là, cùng một loại gạo với sự khác biệt không lớn về chất lượng, gạo Thái luôn được bán với giá cao hơn gạoViệt từ vài chục đến vài trăm đô la Mỹ mỗi tấn.

Trong khi đó, cá tra Việt Nam với chất lượng ngon, phù hợp với nhiều kiểu chế biến đã được ưa chuộng trên khắp thế giới. Tại sao chúng ta cứ phải loay hoay mãi trong bẫy giá rẻ để cạnh tranh với cá nheo Mỹ? Trong khi với lợi thế này, cá tra Việt xứng đáng đứng ở vị trí cao hơn cá nheoMỹ trong lòng người tiêu dùng.

Mặc khác, chúng ta hãy thử làm một phép tính đơn giản: với 33.000 ha ao nuôi hiện nay, cá nheo Mỹ chỉ chiếm khoảng 4% thị phần trong nước. Đặt trường hợp ngành cá nheo nước này không bị cạnh tranh bởi cá tra Việt Nam, tức là họ vẫn duy trì được diện tích nuôi ban đầu khoảng 67.000 ha, thì thị phần của cá nheo Mỹ cũng chỉ xấp xỉ 8%. Vậy thì có nên chăng khi chúng ta phải giảm giá bán để giành lấy thị phần không đáng kể của người nông dân Mỹ, để rồi phải gồng mình đối phó với những biện pháp chống trả từ đối thủ cạnh tranh – những người không có sự lựa chọn nào khác khi chén cơm của họ đã bị đe dọa. Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể nhường lại phần nhỏ của miếng bánh thị phần này để đổi lấy những thỏa thuận có lợi hơn cho thương mại của hai nước.

Nâng tầm thương hiệu cá tra Việt Nam – hướng đi phù hợp từ thực tiễn

Đầu năm 2013, Hiệp hội cá Tra Việt Nam đã được thành lập tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang – cái nôi của nghề nuôi cá tra nhằm tạo sựliên kết giữa các thành phần trong chuỗi giá trị, góp phần định hướng và đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy ngành cá tra Việt Nam hướng đến sự phát triển bền vững.

Một trong những vấn đề trọng tâm trong thời gian tới là định vị lại thương hiệu cho cá tra Việt. Đây chính là giải pháp căn cơ giúp ngành cátra thoát khỏi chu kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển. Chúng ta đã định giá thấp để thâm nhập thị trường. Nhưng một khi nền tảng thị trường đã được thiết lập, cá tra Việt cần chuyển sang giai đoạn phát triển chiều sâu theo hướng bền vững. Ngày nay, người ta đã đề cập nhiều hơn đến các vấn đề truy nguyên nguồn gốc, dinh dưỡng cho cá, thực phẩm chức năng, an sinh động vật, môi trường và trách nhiệm xã hội trong nuôitrồng thủy sản, đồng thời quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu thức ăn đầu vào, chọn lựa nguồn nguyên liệu thứcăn sạch với giá trị dinh dưỡng cao.

Trong những nguồn nguyên liệu an toàn giúp cá lớn nhanh, khỏe mạnh, cải thiện chất lượng và sản lượng phi lê phải nhắc đến nguyên liệu Cám Vàng của Công ty TNHH Wilmar Agro Việt Nam (Cần Thơ). Nhờ sử dụng công nghệ hiện đại, chọn lọc nguồn nguyên liệu đầu vào, Cám Vàng vừa góp phầnhạn chế được dịch bệnh, tối thiểu hóa chi phí vừa tạo tiền đề cho việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP, AquaGAP, BAP, ASC,… trongnuôi trồng thủy sản, góp phần nâng tầm cho thương hiệu cá tra Việt. Ngành cá Tra Việt Nam cần nhiều hơn nữa những sản phẩm cam kết chất lượng như Cám Vàng, những nhà tiên phong như Wilmar Agro để toàn ngành có thể đồng hành trong định hướng phát triển thương hiệu cá Tra Việt, vượt qua mọi hàng rào quốc tế, cạnh tranh và bảo hộ thương mại.

Nếu tất cả các doanh nghiệp trong nước đều chọn hướng đi này, tin chắc rằng thương hiệu cá tra Việt sẽ được nâng lên tầm cao mới; và ngànhcá tra của Việt Nam sẽ có được vị thế mới trong hệ thống thương mại toàn cầu.

Nguồn: Thủy sản

 

Rate this post

Viết một bình luận