Võ Judo Là Gì Và Những Thông Tin Hữu Ích Về Môn Võ!

Tổng Hợp Các Thông Tin Về Môn Võ Judo!

Võ Judo là môn võ khá được ưu chuộng tại Việt Nam, đặc biệt là với giới trẻ. Vậy võ Judo là gì? Trong võ võ Judo có mấy đai? Võ phục của Judo ra sao? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu các thông tin chi tiết về môn võ này nhé!

1. Võ Judo là gì?

Võ Judo hay Nhu Đạo là một môn thể thao vô, một hình thức nghệ thuật – giải trí vô cùng thú vị của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Nền tảng cho bộ môn Judo là môn võ cổ truyền Jūjitsu.

Mục đích chính của Judo là lấy nhu thắng cương. Do đo, thay vì sử dụng các binh khí, võ Judo sẽ tận dụng các đòn ra từ tay, chân để phòng thủ. Các đòn tấn công thường là quật ngã, khóa tay – chân, siết cổ,…

Về thời gian ra đời, Judo được sáng lập vào năm 1882 bởi giáo sư môn thể chất Kano Jigoro. Đến nay, môn võ phát triển rộng khắp và được ưa chuộng tại rất  nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Võ phục của võ Judo?

Võ phục của Judo có thể là màu trắng hoặc xanh dương. Đi kèm với võ phục sẽ có các đai thắt với màu sắc tương ứng với cấp bậc của người luyện võ.

Thông thường, đai thắt lưng Judo sẽ có chiều dài khoảng 2.5m.

3. V

õ judo có mấy đai?

Trong Judo, màu sắc đai thể hiện trình độ của người tập võ. Trong đó, Judo có 10 cấp bậc cùng 6 màu đai khác nhau. Cụ thể là:

  • Cấp 6: Đai màu trắng.
  • Cấp 5: Đai màu vàng.
  • Cấp 4: Đai màu cam.
  • Cấp 3: Đai màu xanh lá cây.
  • Cấp 2: Đai màu xanh lam.
  • Cấp 1: Đai màu nâu.
  • Đẳng 1 đến đẳng 5: Đai có vạch màu trắng.
  • Đẳng 6 đến đẳng 8: Đại có đoạn màu trắng và đỏ.
  • Đẳng 9 đến đẳng 10: Đai co màu đỏ.

>>> Tìm hiểu rõ hơn về bộ môn đấu vật – môn thể thao yêu cầu cao về sức khỏe của người tập!

4. Luật thi đấu của Judo

  • Trước khi thi đấu, võ sĩ cùng trọng tài sẽ tiến gần vào diện tích an toàn, đứng ở chính giữ đối xướng với nhau để thực hiện nghi thức chào.
  • Sau khi chào, trọng tài và giám biên sẽ bước tới ranh rời của “vùng nguy hiểm” và thực hiện 1 lần chào tiếp theo. Sau đó đi về vị trí quy định của mình.
  • Thời gian thi đấu là 5 phút với cả nam và nữ. Thời gian thi đấu được thông báo chấm dứt bằng tiếng chuông hoặc dụng cụ kê vang đi lớn để võ si và khán giả có thể nghe được.

5. Nghi thức chào của Judo

Trước khi bắt đầu hay khi kết thúc mỗi buổi tập luyện, thi đấu các võ sư sẽ phải chào nhau, đồng thời chào tổ sư và huấn luyện viên, trọng tài để thể hiện lòng kính trọng.

6. Đặc điểm của môn võ Judo

Các đặc điểm chính và tiêu biểu nhất trong môn võ Judo có thể kể đến như sau;

6.1. Judo là một môn

thể thao năng động

Judo đòi hỏi người tập phải có đủ sức khỏe cũng như tinh thần tốt trong suốt quá trình tập luyện hay thi đấu. Bởi các tư thế võ của Judo như quật, siết cổ,… đòi hỏi một sức đủ lớn để chấn áp đối thủ.

>>> Bật mí đôi nét về bộ môn võ Aikido và Wushu đến từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản!

Đồng thời, các động tác này cũng phải thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.

6.2. Judo áp dụng nguyên tắc “lấy nhu thắng cương”

Trong Judo, “lấy nhu thắng cương” được coi là một nguyên tắc không thể thay đổi. Chính vì vậy, khi tập luyện, người tập cần có thời gian dài và tuân thủ nguyên tắc nghiêm ngặt.

Từ các kỹ thuật cơ bản cho đến nâng cao, khi được tập luyện nhuần nhuyễn, Judo giúp người tập phát huy khả năng thể chất của mình ở mức tốt nhất.

6.3. Võ judo là một môn võ đơn giản

Theo các chuyên gia, các động tác kỹ thuật của Judo là rất đơn giản, dễ tập luyện và không phân biệt với bất cứ đối tượng tập luyện nào.

6.4. Judo tốt cho thể chất cũng như sự phát triển trí tuệ, đạo đức

Cùng với việc nâng cao khả năng về thể chất, Judo tác động hiệu quả với sự phát triển về trí tuệ, đạo đức của người tập. Do đó, các chuyên gia vẫn nhận định Judo không chỉ là một môn võ đơn thuần, nó là cả một nét truyền thống đặc biệt của người Nhật Bản.

6.5. Judo – ngôn ngữ quốc tế

Không chỉ phát triển tại quê nhà, ngày nay, Judo phát triển ngày một mạnh mẽ và phổ biến trên thế giới. Trong đó có cả Việt Nam. Chính vì vậy, Judo còn được coi là một ngôn ngữ quốc tế.

>>> Click để xem ngay WWE là gì, WWE là diễn hay thật?

7. Sự du nhập của Judo vào Việt Nam

Nâm 1954, võ Judo được truyền bá vào Việt Nam bởi Suzuki Choji, – một sĩ quan trong quân đội Nhật Bản. Sau đó, năm 1962, Hòa Thượng Thích Tâm Giác sau khi đi tu nghiệp ở Nhật Bản cũng mang Judo về giảng dậy tại Sài Gòn.

>>> Bật mí về bộ môn taekwondo và môn đấu kiếm nếu bạn đang muốn tìm hiểu những môn thể thao võ thuật đang được giới trẻ ưa chuộng!

Từ đó cho đến nay, Judo ngày càng phát triển và nhận được sự yêu thích của đông đảo người tập luyện.

8. Kết luận

Trên đây là các thông tin về võ Judo mà Thể Thao Đông Á muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có tự tin hơn nếu đang phân vân lựa chọn việc có nên học võ Judo hay không.

Thể Thao Đông Á chúc bạn luôn khỏe mạnh!

>>> Click ngay muốn tham khảo các dụng cụ tập võ thuật đang được sale off với giá rẻ để tập luyện võ thuật hàng ngày ngay trong hôm nay nhé!

Rate this post

Viết một bình luận