Hình ảnh cô vợ làm thịt con cá Rồng của chồng nuôi, con cá có giá trị cao nhưng cô vợ không biết nên đã ra tay làm thịt trong lúc anh chồng đi làm. Câu chuyện dở khóc dở cười được anh chồng ghi lại đăng tải lên MXH gây sốt
Với những người yêu thích cá cảnh, cá Rồng luôn được xem là loài nhận được tình cảm đặc biệt. Người trong giới cho rằng, cá Rồng có thể xua đuổi tà khí, mang lại may mắn thịnh vượng… cho gia chủ.
Cũng bởi vậy mà cá Rồng có giá trị kinh tế cao trên thị trường, những con thuộc dạng quý hiếm giá trị có thể lên tới cả tỉ đồng.
Mới đây, một hình ảnh cô vợ vô tình làm thịt con cá do chồng nuôi đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ dân mạng bởi hành động liên quan tới con cá Rồng.
Hình ảnh chú cá Rồng bị làm thịt. Ảnh từ facebook
Được biết, cá Rồng là loài cá nguyên thủy, đã tồn tại từ khoảng hơn 200 triệu năm trước. Trên thế giới hiện nay còn lại khoảng 10 loài thuộc dòng cá Rồng còn sinh tồn.
Video đang HOT
Cô vợ khoe ảnh cạo vẫy chú cá Rồng để làm món ăn cho chồng
Tuy nhiên sau khi làm sạch chú cá cô vợ chưa biết làm món gì thì thấy chồng về, cô đã nhẹ nhàng hỏi: “Con cá này làm món gì ngon anh”.
Câu chuyện được anh chồng chia sẽ lên facebook. Nhiều người tỏ ra đau xót thay cho anh vì mất đi con cá quý.
Nuôi cá sông quý hiếm đuôi đỏ như son, bán 300-450.000 đồng/kg
Cá lăng đuôi đỏ là loài cá nước ngọt sống ở lưu vực nước sâu, chảy xiết, lắm thác ghềnh. Loài cá đặc sản quý hiếm này đàng được người dân xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) nuôi dọc lưu vực sông Sêrêpốk và bán với giá từ 300-450.000 đồng/kg.
Cá lăng đuôi đỏ là loài cá nước ngọt sống ở lưu vực nước sâu, chảy xiết, lắm thác ghềnh. Nhiều địa phương tại tỉnh Đắk Lắk đã phát triển nghề nuôi cá lăng, tuy nhiên cá lăng đuôi đỏ được người dân xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột nuôi dọc lưu vực sông Sêrêpốk được nhiều người biết đến và tạo nên thương hiệu đặc sản riêng của vùng.
Do giá trị kinh tế cao nên cá lăng đuôi đỏ sông Sêrêpốk đang bị khai thác tràn lan, có nguy cơ cạn kiệt ngoài tự nhiên.
Cá lăng đuôi đỏ là loại cá da trơn, sản vật trên dòng sông Sêrêpốk hùng vĩ (dòng sông chảy ngược từ Đông sang Tây). Giá trị kinh tế loài cá này mang lại khá cao nên trong những năm gần đây, người dân đã tổ chức đánh bắt tràn lan khiến cá lăng đuôi đỏ đang dần cạn kiệt.
Trước nguy cơ loài cá quý mất dần trên dòng Sêrêpốk, năm 2005, các hộ dân ở xã Hòa Phú đã có sáng kiến đưa cá lăng đuôi đỏ từ tự nhiên về nuôi trong ao, hồ, môi trường nước tỉnh, dọc sông lưu vực sông Sêrêpốk để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn nguồn gen cá lăng đuôi đỏ tự nhiên.
Ông Hoàng Quốc Bài, thôn 5 là một trong những hộ nuôi cá lăng đầu tiên ở xã Hòa Phú cho biết, gia đình ông tận dụng 0,5 ha mặt hồ nước bên cạnh dòng sông Sêrêpốk để nuôi cá lăng đuôi đỏ. Để có nguồn cá giống, gia đình mua cá lăng đuôi đỏ còn nhỏ mà bà con dân chài, đánh bắt trên sông với giá với giá bán 300.000 đồng/kg về nuôi.
Cá lằng đuôi đỏ giống sau khi mua được, đem thả vào ao, hồ, cho cá ăn cám cá đậm đặc, hỗ trợ dinh dưỡng để cá phát triển, khi cá lớn được khoảng từ 3 đến 4 lạng cho cá ăn các loại thức ăn truyền thống như cá con, tôm tép… Sau hơn 1 năm thả nuôi, lứa cá giống đầu tiên của gia đình xuất bán đạt trọng lượng từ 3 – 7 kg/con, trừ các khoản chi phí gia đình thu về 270 triệu đồng.
Cá lăng đuôi đỏ có giá bán trên thị trường khoảng từ 300.000-450.000 đồng/kg.
Thành công bước đầu từ mô hình đưa cá lăng đuôi đỏ vào môi trường nước tỉnh để nuôi của gia đình ông Hoàng Quốc Bài, ngày càng nhiều hộ dân ở xã Hòa Phú thực nghiệm đưa cá lăng đuôi đỏ vào các ao, hồ nuôi. Năm 2009, người dân xã Hòa Phú đã thành lập Câu lạc bộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với 16 thành viên nuôi thả cá lăng trên diện tích gần 10 ha.
Theo các hộ dân địa phương, để cá lăng đuôi đỏ phát triển tốt trong môi trường nước tỉnh, người dân xã Hòa Phú đã đào kênh dẫn nước từ sông Sêrêpốk ra vào ao nuôi vừa tạo môi trường nước tự nhiên, tận dụng nguồn thức ăn thực sinh cho cá.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Hòa Phú ông Từ Văn Hợi, hiện nay, các hộ gia đình nuôi cá lăng đuôi đỏ ở xã Hòa Phú phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm, đầu ra cho sản phẩm chủ yếu tại các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Cá lăng được đưa từ môi trường tự nhiên sông Sêrêpốk vào ao nuôi phát triển tốt, tuy nhiên lại không thể sinh sản, nhân giống được nên người dân không thể phát triển thêm được nguồn con giống, nếu người dân phát triển số lượng đàn cá lớn mà không cạnh tranh được với thị trường thì nghề nuôi cá lăng sẽ không duy trì nhân rộng được.
Để chủ động phát triển nghề nuôi cá lăng trong ao nuôi, ngành nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột đã hỗ trợ người dân về vốn, con giống để phát triển mở rộng chăn nuôi. Năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn MasterBrand lập Dự án Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú – Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”. Đồng thời, đơn vị phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú – Buôn Ma Thuột.
Theo bà Hồ Thị Cẩm Lai, Phó Trưởng phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, việc xây dựng nhãn hiệu cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú – Buôn Ma Thuột là việc làm cần thiết, nhằm khẳng định giá trị của cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú, khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi, nhân giống loài cá đặc sản. Đồng thời, xây dựng thương hiệu cho cá lăng đuôi đỏ còn góp phần quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi, tạo việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn nguồn gen quý cá lăng đuôi đỏ.
Theo Phạm Văn Cường (TTXVN)
“Ông trùm” trồng lan hồ điệp công nghệ cao đút túi cả chục tỷ/năm Thây ông Viêt Kiêu đi mua may điêu hoa 2 chiêu sô lương lơn đê phuc vu hoa lan, nhiêu ngươi xung quanh đêu bao la hâm dơ. Bô me la ngươi Viêt Nam nhưng sinh ra va lơn lên trên đât nươc Trung Quôc, ông Vu Manh Hung vơi dang ngươi vam vơ, khuôn măt hiên lanh nhin đi nhin lai không…