Giọng nói hay, cuốn hút, biết nhấn nhá trong từng câu chữ không chỉ quan trọng ở những trường hợp như diễn thuyết, phát biểu trước đám đông mà còn vô cùng cần thiết trong cuộc sống thường ngày.
Chẳng phải tự nhiên mà người ta có câu nói: “Con trai yêu bằng mắt, con gái yêu bằng tai”. Phái nữ luôn thích nghe những lời nói ngọt ngào và bị thu hút cực mạnh bởi những chàng trai có giọng nói trầm, quyến rũ và đầy mãnh lực.
Song, nếu bạn không được trời phú cho điều này thì hoàn toàn có thể rèn luyện qua 5 cách để có giọng nói hay ngay sau đây.
1. Nói chậm, tự tin
Bước đầu tiên để luyện giọng nói cũng như tạo ấn tượng với người khác phái đó chính là nói mạch lạc, rõ ràng, có độ tự tin và nói chậm ở mức vừa đủ.
Việc nói quá nhanh khiến cho âm vực của bạn tăng lên, âm thanh phát ra sẽ cao và nghe giống trẻ con hơn. Chưa kể, nói quá nhanh khiến đối phương khó nghe hết được lời bạn nói. Điều này vô hình chung sẽ làm giảm đi tác động của lời nói đến người nghe trong khi phụ nữ lại thích đàn ông trưởng thành hơn.
5 cách để có giọng nói hay giúp hạ gục đối phương
2. Sử dụng các bài đọc luyện nói
Lời nói được ví như cơ bắp, nếu càng tập luyện thì sẽ càng trở nên đẹp, săn chắc và cuốn hút hơn. Do đó, việc sử dụng các bài đọc để luyện thanh rất tốt, nhất là với những người bị nói lắp.
Chẳng hạn, bạn có thể học thuộc lòng một đoạn thơ, một câu chuyện ngắn, sau đó đọc đi đọc lại trong lúc lái xe, làm việc nhà. Trong khi đọc thơ, hãy tưởng tượng bạn đang phát biểu trên sân khấu, trước hàng ngàn khán giả.
Lúc này, bạn sẽ thả hồn cho cảm xúc, sức mạnh và năng lượng vào từng câu chữ. Cố gắng nói thật chậm để kiểm soát được tốc độ nhấn nhá, ngắt nghỉ. Khi thay đổi điểm nhấn ở từng câu, bạn sẽ nhận thấy một sự thay đổi rõ rệt về mặt ý nghĩa của câu nói
3. Ghi âm và lắng nghe lại giọng nói
Cùng với việc tập đọc như trên thì bạn hãy thư âm lời nói của mình vào điện thoại để nghe lại. Việc này sẽ giúp bạn “check” được giọng của mình đã có chỗ nào chưa ổn, chỗ nào cần sửa lại. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được dần dần và ngày một hay hơn.
Một mẹo khác nữa đó là bạn hãy nghe lại cách bạn nói chuyện điện thoại. Bởi đây mới chính là bài toán đời thường nhất mà bạn đang muốn giải quyết.
4. Tập trung vào những khoảng lặng
Nếu bạn là người thường xuyên phải diễn thuyết trước đám đông thì hãy lưu ý phương pháp tập trung vào khoảng lặng.
Hãy tự tạo điểm nhấn trong giọng nói để thu hút hơn
Mức độ kịch tính và “sức nặng” của một bài phát biểu xuất phát từ những khoảng lặng, tức là khi diễn giả chuyển đổi giữa các phần nội dung. Để tăng thêm sức mạnh cho phần trình bày, bạn có thể sử dụng 4 loại tạm dừng như sau:
Tạm dừng giác quan (Sense Pause): Khi cần người nghe tiếp thu thông tin mới và bắt kịp với ban.
Tạm dừng kịch tính (Dramatic Pause): Khi cần tạo điểm nhấn trong tâm trí người nghe
Tạm dừng nhấn mạnh (Emphatic Pause): Khi cần nhấn mạnh một điểm quan trọng
Tạm dừng khi hoàn thành câu (Sentence-Completion Pause: Để phát biểu hoặc trích dẫn một câu thoại mà mọi người đều quen thuộc, sau đó để người nghe trả lời cho bạn.
5. Ăn uống lành mạnh
Việc ăn uống lành mạnh, đủ chất sẽ giúp bạn có năng lượng trong cơ thể cũng như giúp giọng nói được trong trẻo hơn.
Cụ thể, nếu bạn sắp sửa có một bài phát biểu dài hay họp trong thời gian lâu, hãy ăn nhiều thực phẩm dạng rắn, giàu protein vào buổi sáng. Protein có vai trò rất quan trọng với não bộ giúp duy trì đầu óc tỉnh táo và giọng nói mạnh mẽ.
Để giữ giọng nói luôn trong trạng thái tốt nhất, bạn chỉ uống nước vừa đủ ấm trước và trong khi phát biểu. Tránh uống nước lạnh vì có thể làm lạnh dây thanh quản và giảm độ ẩm của giọng nói.
Ngoài ra, bạn có thể uống nước ấm với chanh và mật ong để giọng nói rõ ràng hơn, cổ họng cũng không bị khàn hoặc đau.
https://cafebiz.vn/vu-khi-hang-dau-cua-dan-ong-giong-noi-tram-on-20220302113513136.chn
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị