[WeTrekology] Chống thấm nước là gì? Tìm hiểu về chống thấm nước – Waterproof

Ngày đăng 15/01/2018 02:10 PM

13.099 lượt xem

Có thể ở đâu đó, chúng ta đã bắt gặp các đồ dùng, trang bị được gắn mác chống nước, chống thấm nước, chống bám nước hay kháng nước. Vậy những thuật ngữ trên có nghĩa là gì và đâu là sự khác biệt?

Bài viết dưới đây hi vọng mang lại cho WeTrekers (những người đam mê outdoor) cái nhìn rõ ràng hơn về sự khác nhau của các khái niệm liên quan đến khả năng bảo vệ khỏi tác động của nước (water protection), đặc biệt tập trung tới các trang bị phục vụ hoạt động giải trí ngoài trời hay còn gọi là trang bị outdoor (Outdoor gear).
 

tim-hieu-ve-chong-tham-nuoc-waterproofing-wetrek.vn

I. PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ CHỐNG THẤM NƯỚC

Bảo vệ khỏi tác động của nước được chia làm 3 dạng: Kháng nước (Water-resistant), Chống bám nước (Water-repellent), Chống thấm nước (Waterproof).
 
Theo định nghĩa được trích trong từ điển Oxford English Dictionary

  • Kháng nước (Water-resistant): có khả năng kháng sự thâm nhập của nước ở một mức độ nào đó nhưng không hoàn toàn.
  • Chống bám nước (Water-repellent): không dễ bị thâm nhập bởi nước do đã được xử lý bằng một lớp phủ chống nước bề mặt
  • Chống thấm nước (Waterproof): hoàn toàn không để nước thấm qua hoặc không thể bị hư hại bởi nước.

1. Kháng nước (Water-resistant): Đây là cấp độ bảo vệ thấp nhất trong 3 dạng trên. Một trang bị được gắn nhãn “kháng nước” đồng nghĩa với việc trang bị đã được sản xuất hoặc chế tạo sao cho nước khó thâm nhập vào bên trong trang bị hơn.
 
2. Chống bám nước (Water-repellent): Đây là cấp độ cải tiến từ kháng nước. Một trang bị được gắn nhãn “chống bám nước” đồng nghĩa với việc trang bị đã được xử lý lớp bề mặt sao cho khi tiếp xúc với nước, giọt nước bị cô lập, đọng thành từng giọt (hydrophobic) và lăn ra khỏi bề mặt trang bị.
 
3. Chống thấm nước/Chống nước (Waterproof): Đây là cấp độ bảo vệ cao nhất. Một sản phẩm được gọi là chống thấm nước cần đảm bảo tuyệt đối nước không thể thấm qua dưới bất kể điều kiện nào, có nghĩa rằng sản phẩm vừa cần được sản xuất từ chất liệu có đặc tính chống nước, vừa cần được kết cấu chống nước. Kết cấu chống nước sẽ khác nhau ở các trang bị khác nhau; ví dụ ở lều hay trang phục là bọc đường may (seam taping), ở ba lô, túi, túi khô là ép cao tần (high frequency welding), ở trang bị điện tử như máy quay GoPro là sử dụng gioăng cao su.

 
Mặc dù được định nghĩa khá rõ ràng nhưng hiện tại chưa có một tiêu chuẩn chung nào được thiết lập để phân loại sản phẩm chống nước.

II. CÁC TIÊU CHUẨN VÀ CHỈ SỐ CHỐNG NƯỚC THƯỜNG GẶP

1. Chỉ số chống nước của vải – Waterhead Rating

Waterhead Rating – Chỉ số chống nước của vải, hay của lớp phủ chống nước của vải (chủ yếu là lớp phủ PU – Polyurethane), thường thấy trên lều trại, trang phục, được thử nghiệm và so sánh dựa trên một phép đo có tên gọi “Cột áp thủy tĩnh” (Hydrostatic Head – viết tắt là HH). Giải thích một cách đơn giản, số đo độ cao của “cột áp thủy tĩnh” này (theo đơn vị milimét) sẽ biểu thị lượng nước mà vải có thể chống chịu được trước khi để nước thấm qua.
 
Thông thường chỉ số chống nước trên trang phục thường lớn hơn nhiều so với trên lều, bởi trang phục sẽ luôn cọ xát trên cơ thể, tiếp xúc với balo hay các bề mặt rắn khác, bởi vậy sẽ cần có chỉ số cao hơn.
 
Xem thêm bải viết Chỉ số chống nước của lều – Waterhead Rating là gì?
 
2. Chỉ số bảo vệ chống xâm nhập – IP Rating

Phần lớn các trang thiết bị điện, điện tử sử dụng chỉ số IP để đánh giá mức độ chống nước. Thang đo chống nước của chỉ số này chạy từ 1 đến 8. (Chỉ số IP bao gồm 2 chữ số, chữ số thứ nhất biểu thị chỉ số mức độ chống xâm nhập chất rắn, xin không đề cập trong bài viết này. Chữ số thứ 2 biểu thị chỉ số mức độ chống xâm nhập chất lỏng. Khi một chỉ số không được xác định sẽ được kí hiệu là X. Ví dụ IPXX, IPX7, IP6X)

– Chỉ số chống nước của vải, hay của lớp phủ chống nước của vải (chủ yếu là lớp phủ PU – Polyurethane), thường thấy trên lều trại, trang phục, được thử nghiệm và so sánh dựa trên một phép đo có tên gọi “Cột áp thủy tĩnh” (Hydrostatic Head – viết tắt là HH). Giải thích một cách đơn giản, số đo độ cao của “cột áp thủy tĩnh” này (theo đơn vị milimét) sẽ biểu thị lượng nước mà vải có thể chống chịu được trước khi để nước thấm qua.Thông thường chỉ số chống nước trên trang phục thường lớn hơn nhiều so với trên lều, bởi trang phục sẽ luôn cọ xát trên cơ thể, tiếp xúc với balo hay các bề mặt rắn khác, bởi vậy sẽ cần có chỉ số cao hơn.Xem thêm bải viếtPhần lớn các trang thiết bị điện, điện tử sử dụng chỉ số IP để đánh giá mức độ chống nước. Thang đo chống nước của chỉ số này chạy từ 1 đến 8. (Chỉ số IP bao gồm 2 chữ số, chữ số thứ nhất biểu thị chỉ số mức độ chống xâm nhập chất rắn, xin không đề cập trong bài viết này. Chữ số thứ 2 biểu thị chỉ số mức độ chống xâm nhập chất lỏng. Khi một chỉ số không được xác định sẽ được kí hiệu là X. Ví dụ IPXX, IPX7, IP6X)

III. MỨC ĐỘ CHỐNG NƯỚC PHỔ BIẾN TRÊN CÁC TRANG BỊ OUTDOOR

IV. HƯỚNG DẪN TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG NƯỚC CHO TRANG BỊ CỦA BẠN

(còn tiếp)

Rate this post

Viết một bình luận