Xã hội học là gì? Cơ hội nghề nghiệp của ngành Xã hội học

Ngành Xã hội học là một ngành có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển của xã hội. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết ngành xã học là ngành đào tạo như thế nào, muốn học ngành này thì phải thi các môn nào, hay thắc mắc về cơ hội nghề nghiệp có ngành xã hội học thì hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Xã hội học học gì?

Xã hội học (tiếng Anh là Sociology) là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử. Là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

Xã hội học là gì?

Xem thêm: Company Profile

2. Ngành xã hội học học gì?

Ngành Xã hội học với chương trình đào tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển. 

Ngành xã hội học

Cụ thể bao gồm: sự đa dạng văn hóa, văn hóa phổ thông, bản sắc xã hội, bất bình đẳng, giới, chính trị, tôn giáo, chủng tộc và dân tộc, gia đình và họ hàng, giáo dục, phát triển và thay đổi xã hội, kinh tế, dân số, môi trường xã hội đô thị, khoa học và công nghệ, vv…

Ngành Xã hội học góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ an sinh xã hội, giúp xây dựng xã hội ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn. Chính vì vậy, Xã hội học là một trong những ngành nghề rất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển của xã hội ngày nay.

Xem thêm: Leadership là gì?

3. Học xã hội học ra trường làm gì?

Các công việc của ngành xã hội học

Ngành Xã hội học là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với vị trí việc làm đa dạng. Sinh viên theo học ngành Xã hội học khi ra trường đủ năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau thuộc các lĩnh vực như:

  • Làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng: Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện.

  • Làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.

  • Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn: Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội.

  • Làm việc trong lĩnh vực dịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng.

  • Làm việc trong lĩnh vực hành chính công: Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.

  • Làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu.

Các chuyên ngành thuộc ngành Xã hội học rất thiết dụng trong xã hội hiện đại, phù hợp với những người năng động, không ngại giao tiếp, có óc quan sát và tinh thần dấn thân vì xã hội.

Xem thêm: Doanh số là gì

4. Ngành xã hội học làm việc ở đâu?

Ngành xã hội học làm việc ở đâu

Với những vị trí công việc trên, sinh viên sau khi ra trường có thể làm tại các đơn vị như:

  • Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội;

  • Bộ phận tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng của công ty;

  • Tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trung tâm;

  • Cơ quan hành chính nhà nước các cấp;

  • Các cơ quan về truyền thông đại chúng và xuất bản.

Mức lương ngành Xã hội học

  • Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.

  • Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Xã hội học và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

5. Những tố chất cho thấy bạn phù hợp với ngành xã hội học

Những yếu tố cho thấy bạn phù hợp với ngành xã hội học

Xã hội học là ngành khoa học xã hội do đó đòi hỏi người học có sự nhạy cảm với các sự kiện, vấn đề xã hội. Có niềm đam mê nghiên cứu, vận dụng được các công cụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội. Ngành Xã hội học rất phù hợp với những người muốn góp sức mình nhằm cải tạo xã hội, nâng cao chất lượng sống của con người. Một số tố chất cần thiết của người nghiên cứu xã hội học:

  • Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội;

  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;

  • Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;

  • Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu;

  • Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội;

  • Thích học các môn xã hội.

6. Ngành xã hội học thi khối nào?

Ngành xã hội học thi khối nào

Ngành Xã hội học được xét tuyển theo 4 khối chính thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:

  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)

  • Khối D01 (Toán, Anh, Văn)

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)

  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)

Ngoài ra cũng như các ngành khác, luôn có những sự lựa chọn thay thế dưới đây ở một số trường:

  • Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)

  • Khối A16 (Toán, KHTN, Văn)

  • Khối C01 (Văn, Toán, Lý)

  • Khối C14 (Văn, Toán, GDCD)

  • Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)

  • Khối C19 (Văn, Sử, GDCD)

  • Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)

  • Khối D04 (Văn, Toán, Tiếng Trung)

  • Khối D14 (Văn, Sử, Anh)

  • Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)

  • Khối D78 (Văn, KHXH, Anh)

  • Khối D83 (Văn, KHXH, tiếng Trung)

7. Các trường đào tạo ngành xã hội học

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Xã hội học, nếu bạn muốn theo học ngành này có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:

Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Đại học Công đoàn

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hồng Đức

  • Đại học Khoa học – Đại học Huế

  • Đại học Đà Lạt

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM

  • Đại học Mở TP.HCM

  • Đại học Văn Hiến

  • Đại học Tôn Đức Thắng

  • Đại học Cần Thơ

  • Đại học Bình Dương

 

Ta chung, chúng ta có thể thấy ngành xã hội học là một ngành có nhiều triển vọng trong tương lai, là một lựa chọn đáng để các bạn học sinh – sinh viên nên học. Nếu bạn là sinh viên ngành xã hội học vừa ra trường và đang có nhu cầu tìm một công việc đúng ngành nghề với mức lương cao thì Jobpro.vn à một địa chỉ tham khảo chất lượng và uy tín nhất. 

Trên đây, là những chia sẻ về ngành xã hội học mà các bạn có thể tham khảo khi theo học ngành xã hội học. Bất cứ công việc nào cũng đòi hỏi rất nhiều ở sự nỗ lực, cố gắng và trau dồi bản thân không ngừng nghỉ mới mong gặt hái được nhiều thành quả.

Hi vọng, các bạn sinh viên khi đã chọn theo học ngành nghề này thì cũng hãy vững tin với nghề và không ngừng cố gắng, chắc chắn các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công!

 

Rate this post

Rate this post

Viết một bình luận