Xác định và tính phản lực liên kết | Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí – HUMG

PHẢN LỰC LIÊN KẾT

Xác định phản lực liên kết và tính phản lực liên kết (Cơ lý thuyết 1)

Xin chào! Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn xác định phản lực liên kết, và tính nó một cách dễ dàng, đơn giản nhất… giúp các bạn dễ dàng tìm hiểu. ^^

1. Các khái niệm cơ bản và các định nghĩa.

Lực:

Lực là đại lượng biểu thị tác dụng cơ học tương hỗ giữa các vật, có tác dụng làm biến đổi trạng thái của vật hoặc làm biến dạng vật. Lực là đại lượng vectơ. Vectơ lực được xác định bởi 3 yếu tố:

– Điểm đặt

– Phương, chiều

– Cường độ

Đơn vị của lực là: N

Momen:

Mô men lực là một đại lượng trong vật lý, thể hiện tác động gây ra sự quay quanh một điểm hoặc một trục của một vật thể. Nó là khái niệm mở rộng cho chuyển động quay từ khái niệm lực trong chuyển động thẳng.

Biểu thức mô men lực:

{\displaystyle {\vec {M}}={{\vec {F}}.d}}

Trong đó:

  • M: momen lực (N.m)
  • F: lực tác dụng (N)
  • d: là khoảng cách từ tâm quay đến giá của lực F gọi là cánh tay đòn của lực F

Cơ hệ:

Tập hợp các chất điểm hoặc các vật thể mà trạng thái cơ học có liên quan với nhau gọi là cơ hệ.

Hệ lực:

Tập hợp các lực đặt trên một cơ hệ hoặc một vật thể nào đó gọi là hệ lực.

Hệ lực cân bằng:

Là hệ lực tương đương với không. Hệ lực cân bằng không gây một tác dụng cơ học nào lên cơ hệ cả.

2. Các Phản lực liên kết thường gặp

+ Liên kết cố định (gối cố định): Tại gối cố định có hai phản lực liên kết là H và V theo hai phương là x và y, chọn chiều tùy ý. (Tính ra âm kết luận ngược chiều quy ước).

 

+ Gối di động: Tại gối di động có một phản lực liên kết là V theo phương vuông góc với phương trượt, chọn chiều tùy ý. (Tính ra âm kết luận ngược chiều quy ước).

 

+ Liên kết ngàm (đây là liên kết cứng): Tại liên kết ngàm có hai phản lực liên kết là H và V theo hai phương là x và y và một mômen là M chống lại sự quay, chọn chiều tùy ý. (Tính ra âm kết luận ngược chiều quy ước).

3. Các bước tính phản lực liên kết.

Bước 1: Xác định và ký hiệu các PLLK lên hình.

Bước 2: Chia các lực ra gồm: Lực hoạt động và PLLk.

Bước 3: Xét cân bằng: Cho tổng các lực bằng 0.

Bước 4: Kết luận.

4. Các ví dụ và bài tập mẫu.

Bài 1: Cho cơ hệ cân bằng như hình vẽ. Cho biết: M = 20 kN.m, lực phân bố đều q = 1 kN/m, P = 0,6 kN, AB = CD = a = 0,6m, AC = b = 2m.

Xác định phản lực liên kết tại A và C.

 

Bài làm.

Bước 1:  Xác định và ký hiệu các phản lực liên kết lên hình.

Bước 2: Chia các lực ra gồm: Lực hoạt động và Phản lực liên kết.

Các lực tác dụng lên dầm AD:

Bước 3: Xét cân bằng: Cho tổng các lực bằng 0, giải hệ phương trình, tìm phản lực liên kết.

Bước 4: Kết luận.

 

Bài 2: Cho cơ hệ cân bằng như hình vẽ. Cho biết: P = 100N, q = 20N/m, AD = BD = 1m, BC = 2m, M = 50 Nm.

Xác định phản lực liên kết tại A, C và lực liên kết tại B.

 

Bài làm.

 

Các lực tác dụng lên thanh ABC:

Chọn Hệ tọa độ như hình vẽ, Mômen quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương.

Chúc các bạn thành công!!

Admin: Mr. Shin

Liên hệ: Bộ môn Kỹ thuật cơ khí – Đại học Mỏ Địa chất.

Số điện thoại: 0243.755.0500

Đào tạo đại học: Chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy.

Đào tạo đại học: Chuyên ngành Máy và Tự động thủy khí.

Đào tạo Sau đại học: Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí.

Trang Fanpage: https://www.facebook.com/ktck.humg/

Email: bomonktck.humg@gmail.com

Website: www.ktck-humg.com

Rate this post

Viết một bình luận