Hiện nay, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý đang có mức độ phổ biến cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế người bệnh nên để ý những dấu hiệu giúp nhanh chóng đến bệnh viện điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Xét nghiệm Anti-CCP là một trong những xét nghiệm chẩn đoán giúp bác sĩ kịp thời phát hiện bệnh viêm khớp dạng thấp ngay từ giai đoạn sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn có tính chất phổ biến cao, bệnh xảy ra khi các bao hoạt dịch quanh khớp bị viêm nhiễm, tổn thương. Lâu dần, tình trạng này sẽ làm phá huỷ các đầu khớp và sụn khớp, thậm chí làm tổn thương cả xương trong khớp, gây mất chức năng cơ xương khớp, nguy hiểm nhất là tàn phế.
Bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
Vì thế, bệnh nhân cần chú ý đến những dấu hiệu để kịp thời đến bệnh viện chẩn đoán bệnh càng sớm sẽ càng tăng hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp, giúp nhanh chóng cải thiện triệu chứng và trở về cuộc sống bình thường như trước đây.
Việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng trên cơ thể người bệnh cùng các xét nghiệm viêm khớp như: Yếu tố dạng thấp (RF – rheumatoid factor), tốc độ máu lắng và protein phản ứng C (CRP – C-reactive protein).
Bệnh viêm khớp dạng thấp được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm tuỳ vào trường hợp
Tuy nhiên, có một vấn đề là RF không hoàn toàn đặc hiệu cho bệnh viêm khớp dạng thấp mà cũng có thể xuất hiện ở trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý tự miễn, nhiễm khuẩn khác hoặc ngay cả người già khỏe mạnh. Còn đối với tốc độ máu lắng và CRP thường là dấu hiệu của những phản ứng viêm nói chung, vì thế phần nào gây ảnh hưởng, tạo nhiều khó khăn cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.
Trong những năm trở lại đây, định lượng tự kháng thể IgG kháng peptid citrullin mạch vòng (antibody to cyclic citrullinated peptide – anti-CCP đã được các chuyên gia y tế sử dụng nhiều hơn trong việc chẩn đoán bệnh viêm khớp, do đây là kỹ thuật định lượng anti-CCP thế hệ 2 trong huyết thanh hay huyết tương có tính đặc hiệu cao trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp.
Tìm Hiểu Về Xét Nghiệm Anti-CCP
Hệ miễn dịch trong cơ thể người sẽ sinh ra những kháng thể anti CCP có vai trò chống lại peptide citrullinated vòng. Citrulline là chất được sản xuất tự nhiên trong cơ thể, thuộc quá trình chuyển hóa arginine (là một loại acid amin).
Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, quá trình chuyển đổi lại có xu hướng làm sản sinh những cấu trúc trung gian, tạo nên vòng tuần hoàn có tên gọi là peptide citrullinated. Theo nhiều nghiên cứu, sự biến đổi này và sự sản xuất kháng thể anti-CCP trong cơ thể thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm Anti-CCP là gì? Xét nghiệm Anti-CCP là xét nghiệm được thực hiện nhằm giúp bác sĩ phát hiện ra những kháng thể CC, đồng thời đo lường được kháng thể CCP có trong cơ thể. Từ đó, giúp nâng cao giá trị chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp có kết quả chính xác nhất.
Tìm hiểu về ý nghĩa của xét nghiệm Anti-CCP
Kháng thể CCP được đánh giá là có độ nhạy cùng độ đặc hiệu cao, vì thế xét nghiệm đem lại nhiều giá trị trong chẩn đoán, đặc biệt là khi kết hợp xét nghiệm anti-CCP cùng với yếu tố dạng thấp. Đây cũng là một phương pháp tầm soát bệnh viêm khớp dạng thấp đem lại hiệu quả cao hiện nay.
Khi Nào Cần Thực Hiện Xét Nghiệm Anti-CCP
Xét nghiệm Anti-CCP không được sử dụng như những xét nghiệm sàng lọc thông thường mà chỉ được thực hiện trong những trường hợp nhất định theo chỉ định của bác sĩ bao gồm:
-
Được chỉ định thực hiện cùng với xét nghiệm RF, thông qua đó giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp có kết quả chính xác hơn.
-
Có thể được chỉ định tiếp theo một xét nghiệm RF âm tính (-), trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng lâm sàng có cảm giác đau khớp, viêm khớp đối xứng. Đây là những biểu hiện khiến cho bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Xét nghiệm Anti-CCP được thực hiện trong trường hợp nào?
Bên cạnh đó, xét nghiệm Anti-CCP còn được chỉ định trong trường hợp đánh giá những tiến triển của viêm khớp dạng thấp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp không đặc hiệu, nhưng bệnh nhân lại có những triệu chứng lâm sàng liên quan, mặc dù không hội tụ đầy đủ các triệu chứng tiêu chuẩn để xác định bệnh nhưng lại khiến cho bác sĩ có những nghi ngờ cần tiến hành xét nghiệm để xác định lại.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm Anti-CCP trong một số trường hợp xuất hiện những triệu chứng bất thường bao gồm:
-
Bệnh nhân bị sưng đau ở khớp kèm theo sốt cao.
-
Người mệt mỏi.
-
Có cảm giác đau nóng ở các khớp bàn tay, cổ tay, bàn chân.
-
Cơn đau thường gặp ở những khớp lớn như vai, cổ, khuỷu tay và đầu gối.
-
Phát hiện bệnh nhân có những nốt sần ở dưới da, nhất là vị trí khuỷu tay.
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Các Chỉ Số Khi Xét Nghiệm Anti-CCP
Ý nghĩa xét nghiệm anti ccp có giá trị chẩn đoán cao giúp phát hiện bệnh lý viêm khớp dạng thấp, còn về ý nghĩa của chỉ số Anti-CCP được hiểu như sau:
-
Đối với người bình thường khoẻ mạnh thì giá trị chỉ số anti-CCP huyết tương sẽ < 17 U/mL.
-
Nhưng khi giá trị chỉ số anti-CCP ≥ 17 U/mL sẽ có ý nghĩa là (+) tính.
Đối với bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ có ngưỡng tối ưu (optimal cut-off) của anti-CCP là 17 u/mL, độ nhạy của xét nghiệm sẽ ở mức 67,4% và độ đặc hiệu ở mức 97%.
Về nguyên tắc, sau quá trình xét nghiệm thu được kết quả anti CCP cần được đánh giá kết hợp cả những triệu chứng lâm sàng mới đem lại kết luận chính xác nhất cho từng trường hợp bệnh.
Hiểu kết quả chỉ số xét nghiệm Anti-CCP như thế nào?
Nếu kết quả xét nghiệm anti-CCP (+) tính và kết quả xét nghiệm RF (+) thì đồng nghĩa với việc bệnh nhân có khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đang ở mức độ tiến triển khá nặng.
Nếu kết quả xét nghiệm anti-CCP (+) nhưng kết quả xét nghiệm RF (-) tính cùng với những triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp thì rất có khả năng bệnh nhân đang mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng vẫn ở giai đoạn sớm và có thể tiến triển mức độ bệnh trong thời gian tới.
Theo các nghiên cứu của Hoa Kỳ thì có đến khoảng 95% trường hợp bệnh nhân có kết quả anti-CCP (+) tính thì sẽ có tiến triển thành bệnh viêm khớp dạng thấp trong thời gian gần.
Nếu kết quả xét nghiệm anti-CCP (-) tính và kết quả xét nghiệm RF (+), đồng thời bệnh nhân có xuất hiện những triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp thì có khả năng bệnh nhân đã mắc bệnh hoặc đang có biểu hiện của bệnh viêm khác.
Nếu trường hợp kết quả xét nghiệm CCP và RF đều là (-) tính thì bệnh nhân có rất ít khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Có một vấn đề cần lưu ý, mặc dù kết quả anti-CCP và RF đều cho kết quả (-) tính, bệnh nhân ít có khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng quá trình chẩn đoán viêm khớp dạng thấp hiện nay chủ yếu dựa vào những yếu tố, dấu hiệu lâm sàng, vì thế bệnh viêm khớp dạng thấp vẫn có thể được chẩn đoán từ các triệu chứng lâm sàng điển hình ngay cả khi kháng thể tự miễn là (-) tính.
Khi thực hiện kết hợp những loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp nổi bật như anti-CCP, RF, CRP, máu lắng trong trường hợp bệnh nhân đã từng được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thì sẽ không cần thực hiện lại những xét nghiệm anti-CCP và xét nghiệm RF (đã (+) tính).
Để có thể theo dõi được những tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp, đồng thời theo dõi kết quả điều trị của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thì bác sĩ sẽ chỉ cần thực hiện theo dõi CRP và máu lắng là đủ.
Đối với bệnh nhân khi nhận được kết quả xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp, để hiểu được ý nghĩa và kết quả chính xác nhất, tốt nhất tham khảo và nhờ sự tư vấn của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể.
Xét Nghiệm Anti-CCP Ở Đâu?
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như do yếu tố di truyền, cơ địa, các tác nhân gây bệnh tấn công vào cơ thể như vi khuẩn, virus, bệnh nhân sống trong điều kiện môi trường không đảm bảo như ô nhiễm, ẩm thấp hoặc cũng có thể do cơ thể suy yếu, sau phẫu thuật, bị nhiễm lạnh…
Khi có những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như cơn đau kéo dài, hạn chế vận động, sưng đau khớp bệnh nhân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm, hạn chế biến chứng như các khớp bị cứng, co quắp ngón tay, teo cơ, tàn phế… Nhất là viêm khớp dạng thấp sẽ đe dọa đến tính mạng nếu có những bệnh lý khác kèm theo như nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh lý tim mạch…
Tùy theo trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm chẩn đoán viêm khớp dạng thấp phù hợp nhất, không chỉ riêng xét nghiệm Anti-CCP mà cũng có thể là những xét nghiệm khác đồng thời giúp nâng cao giá trị chẩn đoán bệnh và đem lại hiệu quả điều trị tích cực nhất.
Hiện nay, tại Diag – Trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa có cung cấp những gói xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý viêm khớp dạng thấp với thời gian nhanh chóng, độ chính xác cao được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. Nếu có những thắc mắc cần giải đáp và đặt lịch hẹn, bạn cũng có thể gọi đến hotline của Diag: 190017171 để được tư vấn thông tin và đặt lịch hẹn nhanh chóng nhất.
Như vậy, xét nghiệm Anti-CCP là xét nghiệm có ý nghĩa trong việc giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh viêm khớp dạng thấp ngay từ giai đoạn đầu. Nhờ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao, giúp bệnh nhân nhanh chóng rút ngắn thời gian điều trị, hạn chế triệu chứng và cải thiện được chất lượng cuộc sống, nhất là giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra.
Để tham khảo về các nhóm xét nghiệm và bảng giá, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.