Xin Được Hỏi Cá Rô Phi Thích Ăn Gì Nhất, Giá Bao Nhiêu – Thdcanada.com.vn

Xin Được Hỏi Cá Rô Phi Thích Ăn Gì Nhất, Giá Bao Nhiêu

Cá rô phi là loại cá có thịt thơm mềm, ít xương răm và dễ chế biến thành các món ăn ngon như: chiên, rán, nấu, hấp, kho… nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhờ nhu cầu của thị trường cao, đầu ra ổn định, giá trị kinh tế lớn kết hợp với cách nuôi không quá phức tạp, thì đây là lựa chọn an toàn cho những hộ gia đình muốn phát triển kinh tế nhờ chăn nuôi thủy sản. Cùng thdcanada.com.vn tìm hiệu trọn bộ cách nuôi cá rô phi qua bài viết dưới đây để nuôi loài cá này nhàn tênh, mau lớn và hiệu quả cao. Mời bà con tham khảo.

Đang xem: Cá rô phi thích ăn gì nhất

Tìm hiểu cách nuôi cá rô phi thu hiệu quả kinh tế cao

Chuẩn bị ao nuôi cá rô phi

Cải tạo ao nuôi cá rô phi

Mục đích chính của cải tạo ao chính là tạo môi trường sống thuận lợi nhất cho đàn cá, tiêu diệt hết mầm bệnh tồn dư và loại bỏ bớt khả năng sinh khí độc, gây ảnh hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát triển của loài cá. Cách tiến hành như sau:

Tháo cạn hoặc sử dụng máy bơm tát cạn nước có trong ao, bắt hết cá tạp, cá dữ và các sinh vật cạnh tranh dinh dưỡng với cá rô phi. Dọn sạch bèo, rác, cỏ trong ao, be lại bờ, kiểm tra và lấp toàn bộ các hang hốc thông ra bên ngoài. Nếu lượng bùn quá nhiều và dày cần tiến hành nạo vét sao cho lớp bùn chỉ còn khoảng từ 15 -20cm là hợp lý. Bón vôi bột với lượng 7 -10kg/100 mét vuông mặt ao để tiêu diệt mầm bệnh kết hợp với phơi đáy ao trong khoảng 5 -7 ngày. Nếu lựa chọn ao nuôi cá tại những vùng đất nhiễm phèn thì không nên phơi đáy ao, sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề.

**

Chuẩn bị môi trường nuôi cá rô phi đơn tính Tiến hành bón lót phân chuồng để tạo dinh dưỡng trong nước, giúp thức ăn tự nhiên của loài cá này sinh sôi. Sử dụng 25 -30kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 10 -15 kg phân xanh bón cho 100 mét vuông ao hoặc bón 10 -15 kg phân hữu cơ kết hợp với 0,3 – 0,5 kg phân vô cơ (2N:1P) cho 100 mét vuông ao. Lấy nước vào ao nuôi cá rồi tiến hành bón phân để gây màu nước với lượng từ 30 -50kg phân hữu cơ đã ủ hoai mục cho diện tích 100 mét vuông bề mặt ao. Nếu màu nước chưa được đẹp cần rải thêm 0,3 -0,5 kg phân NPK (3:2:1) trên 100 mét vuông. Sau khoảng 5 -7 ngày, nếu nước có màu xanh nõn chuối là đã đủ điều kiện thả cá giống.

**

Chọn và thả giống cá rô phi

Chọn giống cá rô phi

Mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm thường lựa chọn giống cá rô phi đơn tính nhờ khả năng sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh… Nên lựa chọn đàn cá giống có kích thước đồng đều, nhanh nhẹn, cá không mắc bệnh, cơ thể cân đối, không dị tật, bơi nhanh, phản xạ lại tiếng động nhanh, vây, da, vảy không bị xây xát, mất nhớt…

NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!

Thả cá rô phi giống

Mật độ nuôi cá rô phi cần đảm bảo từ 2 -5 con/ mét vuông và nên thả nuôi trong khoảng từ tháng 3 tới tháng 8. Lựa chọn các con giống có chiều dài từ 6 -8cm để thả nuôi là hợp lý nhất.

Trước khi thả cá bà con cần tắm cho cá bằng dung dịch nước muối 2 -3% trong khoảng 5 -10 phút rồi di chuyển bao chứa cá vào trong ao nuôi và ngâm trong khoảng 15 phút để cân bằng nhiệt độ, tạo thời gian cho cá làm quen với nguồn nước mới trước khi tiến hành mở bao để cá tự chui ra. Thời điểm thích hợp nhất để thả cá giống là sáng sớm hoặc chiều tối. Tránh thả vào lúc trời nắng nóng hoặc gió mùa về.

**

Nuôi cá rô phi ghép với các loài cá khác

Để tăng hiệu quả kinh tế và tận dụng các nguồn thức ăn tự nhiên cũng như tránh lãng phí thức ăn chăn nuôi, bà con thường nuôi cá rô phi ghép với các loài cá khác với công thức như sau:

45% rô phi, 20% mè trắng, 5% mè hoa, 20% trôi, 4% trắm cỏ, 6% chép. 10% rô phi, 90% trê lai. 20% rô phi, 70% cá chuối, 10% cá hường. 6% rô phi, 50% trắm cỏ, 20% mè trắng, 2% mè hoa, 18% trôi, 4% chép. 5% rô phi, 90% cá tra, 5% cá hường.

Thức ăn và cách cho cá rô phi ăn

Cám nuôi cá rô phi có thể tự chế biến hoặc sử dụng cám công nghiệp đều được. Nên sử dụng từng loại cụ thể như sau:

♦Cám tự chế biến cần đảm bảo nguyên liệu tươi ngon, nghiền nhỏ mịn với tỉ lệ:

Cám
20 – 30%

Tấm
20 – 30%

Rau xanh (nghiền nhỏ)
10 – 20%

Bột cá (bột ruốc)
30 – 35%

Bột đậu nành
10 – 20%

Khoáng, vitamin (Premix)
1 – 2%

Đem trộn đều hỗn hợp trên rồi nấu chín. Đợi cám nguội cho vào máy ép cám viên nổi ép thành các hạt cám vừa khoang miệng cá, phơi khô bề mặt là có thể rải cho cá ăn.

**

♦Cám công nghiệp nên lựa chọn các loại cám dạng nổi, không tan trong nước.

Tháng thứ nhất: cho cá rô phi ăn thức ăn dạng bột như cám nhuyễn, bột cá, bột đậu nành và rải lên trên bề mặt nước với lượng 5kg/1000 mét khối nước ao. Bà con nên sử dụng máy băm nghiền đa năng để nghiền nhỏ các nguyên liệu thô thành bột mịn cho cá trong giai đoạn còn nhỏ. Khi cá lớn vẫn có thể tận dụng máy để chế biến thành thức ăn có kích thước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cá.

Tháng thứ 2 – 4: cho cá ăn cám viên nổi với lượng đạm chiếm từ 30 -40% và khẩu phần ăn bằng 10 – 15% trọng lượng thân.

Tháng thứ 5 – 6: cho cá ăn cám viên dạng nổi tăng lượng tinh bột, giảm lượng đạm xuống còn 20 – 25% với khẩu phần ăn bằng 5% trọng lượng thân.

Nên rải cám viên vào sàng đựng thức ăn đặt trên bề mặt ao để tránh lãng phí thức ăn, quản lý được lượng cá ăn hàng ngày cũng như dễ thu gom thức ăn thừa, tránh làm ô nhiễm ao nuôi.

Bài viết nên tham khảo:Tư vấn máy làm thức ăn cho cá theo chuỗi quy trình khép kín A-Z

**

Mặc dù cá rô phi thuộc giống ăn tạp, phàm ăn và ăn nhiều, nhưng muốn cá mau lớn nhất thì cần phải tuân thủ chế độ ăn đều đặn và đúng liều lượng.

Xem thêm: Top 8 Cách Giảm Cân Của Sao Nam Hàn Quốc Cấp Tốc Trong 7 Ngày

**

Kỹ thuật nuôi cá rô phi

Theo dõi trạng thái của cá rô phi

Theo dõi trạng thái và quản lý ao nuôi chặt chẽ là biện pháp hữu hiệu nhất tăng cường sức đề kháng cho đàn cá, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi. Bà con tiến hành quan sát trạng thái hoạt động của cá rô phi trong lúc cho cá ăn, khoảng từ 4 -6 giờ sáng hoặc 14 -16 giờ chiều. Nếu phát hiện những con cá có biểu hiện bât thường cần vớt lên ngay hoặc có biện pháp xử lý, tránh làm lây lan diện rộng: kém ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước, da cá sẫm hơn, mất nhớt, thân cá, mang, vây, tia vây có thể xuất hiện xuất huyết, mắt lồi, hậu môn sứng đỏ…

Thay đổi thời tiết đột ngột là một trong những nguyên nhân làm bùng phát dịch bệnh, do hệ miễn dịch của cá bị suy giảm, mầm bệnh có cơ hội xâm nhập và tấn công. Do vậy, vào những thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất trộn vào thức ăn cho cá với liều lượng 20 – 30mg/kg thể trọng/ngày, dùng liên tục từ 7 – 10 ngày.

**

Quản lý môi trường ao nuôi cá rô phi Tháng đầu tiên không cần thay thế hoặc thêm nước vào ao. Từ tháng thứ 2 trở đi, cần đều đặn thay nước định kỳ mỗi tháng từ 2 – 3 lần, mỗi lần thay 30%, đảm bảo môi trường thuận lợi nhất cho đàn cá phát triển. Một số trường hợp cần thay nước khẩn cấp nếu phát hiện thấy nước quá đục, có nhiều bọt khí ở cuối ao thì cần thay khoảng một nửa lượng nước trong ao. Nếu trời âm u, nồng độ oxy thiếu, cần sục khí để tăng thêm dưỡng khí cho đàn cá.

**

Phòng và trị bệnh khi nuôi cá rô phi

Bệnh do vi khuẩn vi rut gây ra

Triệu chứng: cá bơi phân tán và thường chết chìm dưới đáy. Xung quanh mắt, mang, da có xuất huyết, toàn thân màu tối, ở những chỗ bị viêm xuất hiện nhiều dịch nhầy, mắt lồ ra, mang nhợt nhạt và các tơ mang dính lại với nhau. Bệnh tiến triển nặng còn xuất hiện máu chảy ra từ hậu môn.

Chữa trị: chưa có biện pháp chữa trị đặc hiệu, cách tốt nhất là phòng tránh, giữ vệ sinh môi trường ao nuôi, thực hiện cách nuôi cá rô phi đúng kĩ thuật, cho ăn đầy đủ dinh dưỡng và đúng lượng, giữ cho nước ao sạch.

Bệnh ký sinh trùng do trùng bánh xe

Triệu chứng: thân cá tiết nhiều nhớt màu ngả trắng đục, da màu xám. Cá bơi thành đàn xung quanh bờ, cọ thân vào bờ hoặc cây cỏ. Bệnh nặng khiến mang cá lở loét, tiết dịch nhầy màu trắng làm suy giảm hô hấp, ảnh hưởng tới thần kinh rồi chìm xuống đáy ao và chết.

Chữa trị: đảm bảo môi trường ao nuôi sạch và tiến hành dọn dẹp sạch ao sau khi thu hoạch.

Tắm cho cá bị bệnh bằng dung dịch muối ăn 2 -3% trong 5 -10 phút hoặc phèn xanh CuSO4 3 -5 ppm với liều lượng 3 – 5g/mét khối nước trong 5 -10 phút hoặc rải trực tiếp xuống dưới ao với nồng độ 0,7 -1,5 ppm với liều lượng 0,7 – 1,5g/ mét khối nước từ 2 -3 ngày là khỏi bệnh.

Bệnh ký sinh do trùng quả dưa

Triệu chứng: thân cá xuất hiện những đốm màu trắng đục, nhiều nhớt trên da. Cá bơi thành đàn với biểu hiện lờ đờ và nhợt nhạt trên mặt nước khi mới mắc bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, mang bị hủy hoại khiến cá không thở được và chết dưới đáy ao.

Chữa trị: phòng bệnh bằng cách giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ, cho cá ăn đầy đủ dinh dưỡng và đúng liều lượng để tăng cường sức đề kháng. Cân bằng pH trong ao nuôi ở mức 7,5 -8,5 bằng vôi bột để diệt trùng.

Bệnh do sán lá

Triệu chứng: sán thường kí sinh trên da, mang, hốc mắt và hút máu cá để sống, làm cá gầy yếu, mù mắt. Khi bệnh nặng, khiến mang tiết nhiều dịch nhờn màu trắng xám khiến hô hấp khó khăn. Cá ít hoạt động, thỉnh thoảng mới nổi lên mặt nước và bơi ngửa bụng.

Chữa trị: phòng bệnh hiệu quả bằng cách dọn dẹp ao, sát trùng sau khi thu hoạch, mật độ nuôi cá rô phi không nên quá dày, kiểm tra theo dõi thường xuyên và tắm cá trước khi thả. Sử dụng Novadazol liều lượng 1kg thuốc/2,5 – 3,5 tấn cá/ngày vào buổi sáng, sử dụng trong 3 ngày liên tục. Ngừng sử dụng 1 tháng trước khi thu hoạch.

Thu hoạch cá rô phi

Sau 5 -6 tháng nuôi cá rô phi thương phẩm, bà con có thể tiến hành thu hoạch tỉa cá khi cá đạt kích thước từ 0,5 -0,6 kg/con trở lên. Tới 7 – 8 tháng có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ số cá.

Xem thêm: người tập gym không nên ăn gì

**

Trên đây, thdcanada.com.vn vừa chia sẻ tới bà con cách nuôi cá rô phi hiệu quả. Chúc bà con áp dụng kiến thức vào trong chăn nuôi và có được vụ cá bội thu.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Sức khỏe chung

Rate this post

Viết một bình luận