xin hỏi về liên kết giữa đỉnh cột bê tông với kèo kết cấu thép

mountain84


Offline


**

Junior Member


Chủ đề: 0
Thanks Received: 2 in 2 posts

Thanks Given: 0
Gia nhập: Aug 2016

Danh tiếng:

Bài viết: 38Chủ đề: 0Thanks Received: 2 in 2 postsThanks Given: 0Gia nhập: Aug 2016Danh tiếng: 0

#1

Thân chào bạn Hùng và các bạn trong diễn đàn! Mình đang có một vấn đề thắc mắc là theo như trong mục 8.1.2.4.4 của tiêu chuẩn 5574:2018 thì chiều dài tính toán Lo của cấu kiện chịu nén lệch tâm với 1 đầu ngàm cứng 1 đầu khớp cố định thì tính là 0.7L, 1 đầu ngàm cứng với 1 đầu khớp mềm (cho phép gối tựa dịch chuyển hạn chế) thì lại lên thành 1.5L. Vậy với liên kết của mình như ở hình dưới đây thì liên kết nào được tính là khớp cố định và liên kết nào được tính là khớp mềm. Rất mong được bạn Hùng và các bạn góp ý và giải đáp giúp mình! Trân trọng cảm ơn các bạn!

Tập tin đính kèm

Thumbnail(s)

   

[-]

  •

Tìm

Trả lời

huhumalu
Offline


**

Junior Member


Chủ đề: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts

Thanks Given: 0
Gia nhập: Jan 2013

Danh tiếng:

Bài viết: 30Chủ đề: 0Thanks Received: 0 in 0 postsThanks Given: 0Gia nhập: Jan 2013Danh tiếng: 1

#2

(09-19-2020, 01:22 AM)

mountain84 Đã viết: Thân chào bạn Hùng và các bạn trong diễn đàn! Mình đang có một vấn đề thắc mắc là theo như trong mục 8.1.2.4.4 của tiêu chuẩn 5574:2018 thì chiều dài tính toán Lo của cấu kiện chịu nén lệch tâm với 1 đầu ngàm cứng 1 đầu khớp cố định thì tính là 0.7L, 1 đầu ngàm cứng với 1 đầu khớp mềm (cho phép gối tựa dịch chuyển hạn chế) thì lại lên thành 1.5L. Vậy với liên kết của mình như ở hình dưới đây thì liên kết nào được tính là khớp cố định và liên kết nào được tính là khớp mềm. Rất mong được bạn Hùng và các bạn góp ý và giải đáp giúp mình! Trân trọng cảm ơn các bạn!

Hi bạn, việc cấu tạo của của liên kết là khớp hay là ngàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, theo lý thuyết mình có thấy phải xét đến độ cứng, chiều dài của các cấu kiện thành phần tại vị trí nút liên kết đang xét.
Tiêu chuẩn VN thì không thấy có bài tính toán này, và chủ yếu dựa vào bản tra và “phán đoán” khớp, ngàm, ngàm trượt, đi kèm là các hệ số chiều dài tính toán tùy từng trường hợp như: 0.7L, 0.8L
– Nếu ghi rõ là khớp ngàm thì “khỏe” rồi, nhưng thực tế thì có những nút trông là ngàm, nhưng thực tế thì làm việc kg phải vậy, theo mình cần có nhìn nhận về sơ đồ làm việc của cả hệ và thiên về an toàn cho cấu kiện. Thay vì hiểu là ngàm, khớp thì mình hay dùng cách:

  • Nếu là ngàm thì vị trí đó không cho phép chuyển dịch theo 3 phương, không cho xoay quanh trục 3 phương đó
  • Nếu là khớp cố định thì không được phép dịch chuyển 3 phương, nhưng lại được phép xoay….
  • Ngàm trượt là gì ? …

– Giả sử khi chịu lực thì vị trí nút đó ứng xử ra sao, trường hợp của bạn thì bạn thử xem xét nếu có lực tác động vào đỉnh cột thì cái nút đó có đủ “cứng” để cho phép cái dầm kèo dịch qua trái không, dịch qua phải không ? nếu cột bị uốn thì có thể làm xoay các tiết diện chữ I của kèo kg ?

  • Nếu “cứng ngắc” kg thể di chuyển thì tự tin >> gọi 2 đầu ngàm ?
  • Ngược lại nếu khi nút chịu lực thì lại xét bulong A có thể bị di chuyển vì không thể xiết đủ cứng, lỗ bu lông chỗ B thì kg sát với thân bu lông, chỗ C thì dịch chuyển có thể đi lên đi xuống >>> vậy thì chắc kg phải ngàm rồi ?
  • Vậy thì chọn cái nào cho phù hợp

– Vây thì xem thêm nữa, nếu làm khớp thì được lợi gì ? Làm ngàm thì lợi gì ?

  • Nếu làm khớp và cho cái kèo chỉ cản chuyển vị ngang của mà không chịu lực tác động từ kèo theo phương thẳng đứng thì tính cột bê tông có dể dàng hơn kg ? nội lực của kèo có phân bố gì không?
  • Nếu làm ngàm cứng thì kèo có bị phân phối lại nội lực kg ? Cột tính Lo có bị dài quá nhiều thép và phi thực tế kg ?

Vài suy nghĩ ý để bạn cùng thảo luận thêm.

Hi bạn, việc cấu tạo của của liên kết là khớp hay là ngàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, theo lý thuyết mình có thấy phải xét đến độ cứng, chiều dài của các cấu kiện thành phần tại vị trí nút liên kết đang xét.Tiêu chuẩn VN thì không thấy có bài tính toán này, và chủ yếu dựa vào bản tra và “phán đoán” khớp, ngàm, ngàm trượt, đi kèm là các hệ số chiều dài tính toán tùy từng trường hợp như: 0.7L, 0.8L- Nếu ghi rõ là khớp ngàm thì “khỏe” rồi, nhưng thực tế thì có những nút trông là ngàm, nhưng thực tế thì làm việc kg phải vậy, theo mình cần có nhìn nhận về sơ đồ làm việc của cả hệ và thiên về an toàn cho cấu kiện. Thay vì hiểu là ngàm, khớp thì mình hay dùng cách:- Giả sử khi chịu lực thì vị trí nút đó ứng xử ra sao, trường hợp của bạn thì bạn thử xem xét nếu có lực tác động vào đỉnh cột thì cái nút đó có đủ “cứng” để cho phép cái dầm kèo dịch qua trái không, dịch qua phải không ? nếu cột bị uốn thì có thể làm xoay các tiết diện chữ I của kèo kg ?- Vây thì xem thêm nữa, nếu làm khớp thì được lợi gì ? Làm ngàm thì lợi gì ?Vài suy nghĩ ý để bạn cùng thảo luận thêm.

[-]

  •

Tìm

Trả lời

TienDat1710
Offline


**

Junior Member


Chủ đề: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts

Thanks Given: 0
Gia nhập: May 2020

Danh tiếng:

Bài viết: 9Chủ đề: 0Thanks Received: 0 in 0 postsThanks Given: 0Gia nhập: May 2020Danh tiếng: 0

#3

Chào bạn,

Đúng như bạn mountain84  đã nói, liên kết là ngàm hay khớp phụ thuộc vào độ cứng của các cấu kiện giằng (dầm, sàn) và các cấu kiện cột tại vị trí đó. Trong tiêu chuẩn Eurocode 1992-1-1 mục 5.8.3.2 có nói kĩ mục này, bạn có thể tham khảo 2 hình đính kèm. Trong đó cũng có đề cập phương pháp tính nhanh dựa vào điều kiện liên kết như bạn nói (2 đầu ngàm L0=0.5L, 1 đầu ngàm và 1 đầu khớp L0 = L,…)

[-]

  •

Tìm

Trả lời

Rate this post

Viết một bình luận