Trong cuộc sống việc giao tiếp giữa con người với nhau là hết sức quan trọng và cần thiết. Đặc biệt trong hội thoại cần có sự trao đổi đối thoại thông tin chứ không thể xuất phát từ một phía.
Xưng hô trong hội thoại là gì là câu hỏi được quan tâm. Bài viết sau xin đưa ra giải đáp về vấn đề trên đến độc giả.
Xưng hô trong hội thoại là gì?
Xưng hô trong hội thoại là vấn đề rất quan trọng đối với người Việt Nam. Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm, Đó là đặc điểm nổi bật của tiếng Việt.
Tiếng Việt là một biểu tượng hùng hồn của sức sống dân tộc với đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Tiếng Việt rất giàu hình ảnh và phong phú. Đây là thứ tiếng hài hòa về âm hưởng, thanh điệu, tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Cùng một từ ngữ xưng hô nhưng đặt ra từng hoàn cảnh, vị trí giao tiếp khác nhau sẽ có thể mang những hàm nghĩa khác nhau.
Một số từ ngữ thường được dùng đế xưng hô trong tiếng Việt như sau: tôi, mình, cậu, tớ, anh, chị, chúng tôi, bọn mày, bọn tao…
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác nhau của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Xưng hô trong giao tiếp thể hiện văn hoá của người Việt. Người Việt có truyền thống “xưng khiêm hô tôn”. Hệ thống gôn ngữ tiếng việt rất đa dạng nếu không lựa chọn được ngôn ngữ thích hợp với hoàn cảnh thì sẽ không thể truyền tả được ý giao tiếp mà mình muốn cho người dẫn đến họ hiểu theo nghĩa khác.
Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt
Có thể thấy tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô quá phong phú, tinh tế và mang nhiều sắc thái biểu cảm. Trong giao tiếp người Việt có thể lựa chọn và dùng từ ngữ xưng hô rất đa dạng và phong phú tùy theo hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp khác nhau. Một số từ ngữ xưng hô phổ biến có thể được sử dụng trong tiếng Việt như sau:
– Xưng hô bằng đại từ:
+ Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ,… (số ít); chúng tôi, chúng tao, chúng ta… (số nhiều).
Hôm nay tớ được cô giáo cho 10 điểm môn toán.
Chúng tôi là những người chiến sĩ luôn cống hiến hết mình Tổ quốc.
Chúng ta sẽ là những người đầu tiên về đích.
+ Ngôi thứ hai: mày, mi,… (số ít); chúng mày, bọn bay,… (số nhiều).
Mày đang làm gì thế?
Chúng mày có muốn chơi bắn bi không?
+ Ngôi thứ ba: Nó, hắn,.. (số ít); chúng hắn,chúng nó, họ,… (số nhiều).
Nó bảo nay nó mệt nên không đi học.
Họ hay tập thể dục với nhau vào buổi sáng.
– Xưng hô bằng tên riêng của người.
“ Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.”
– Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, ba, bác, chú, cô, thím, anh, chị, em,…
Thím ơi lấy giúp con quyển sách giáo khoa trên bàn với ạ.
Ba ơi con đi học về rồi ạ!
– Xưng hô bằng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo sư, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc,…
Giáo sư có thể trả lời giúp em câu hỏi này được không ạ?
Bác sĩ ơi bệnh tình mẹ tôi thế nào rồi?
– Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, cậu (tớ),…
– Xưng hô thân thiết:anh, chị, em, ….
“ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa”
– Xưng hô suồng sã: Tao, mày, bọn tao, bọn mày,…
Ê, đi chơi với tao không?
Bọn tao đang làm bài tập bận lắm, mày đi chơi mình đi.
Do hệ thống từ ngữ xưng hô của Việt Nam rất phong phú và đa dạng do đó người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp, lựa chọn từ ngữ sao cho hợp lý nhất với hoàn cảnh và đối tượng.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung xưng hô trong hội thoại là gì. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.