Ý nghĩa câu chuyện chiếc đồng hồ lớp 5 và bài học về sự đoàn kết

Trong những bài viết, những câu chuyện cuộc sống của Người đối với các chiến sĩ, đồng bào, đồng chí, nhân dân, anh em Bác luôn nhắc nhở về sự đoàn kết, “đoàn kết là then chốt của thành công”, “đoàn kết làm ra sức mạnh”.

Tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá trị quan trọng trong sự phát triển dân tộc cũng như toàn nhân loại. Bác đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng chính trị nhiều mặt.

Câu chuyện “chiếc đồng hồ” là một trong những câu chuyện về Bác đã trở thành bài học sâu sắc về sự đoàn kết, trở thành bài học được áp dụng trong mỗi cơ quan đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả tốt nhất.

Vào giữa mùa thu năm 1954, Bác đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại Hội nghĩ, được biết có lệnh của Trung ương sẽ rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô.

Nghe đến đây ai cũng đều háo hức đặc biệt đối với những người quê ở Hà Nội. Nhiều năm xa nhà, nhớ nhà nhớ thủ đô nay được dịp về công tác, mọi người ai ai cũng muốn được cấp trên chiếu cố.

Cả hội nghị xôn xao, tư tưởng cán bộ ít nhiều bị phân tán. Ban lãnh đạo thấy khó xử, lúc đó Bác lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên áo của Bác.

Bác nhìn cả hội trường với ánh mắt hiền từ. Khi nói về nhiệm vụ toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi cả hội trường về từng chức năng của từng bộ phận trong đồng hồ.

Mọi người trong hội trường đều trả lời đúng. Tuy nhiên đến khi Bác hỏi:”Bộ phận nào trong đồng hồ là quan trọng nhất?” thì không ai trả lời được.

Bác lại hỏi: “Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi được không?” – Thưa không được ạ. Nghe mọi người trả lời vậy, Bác giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:

  • Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng được ví như một cơ quan Nhà nước, nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ thì phải hoàn thành. Các chú nhìn xem, trong chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh số, anh máy lại đòi ra ngoài mặt đồng hồ, cứ tranh giành nhau chỗ đứng thì thử hỏi có còn là cái đồng hồ hay không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủ, những câu nói của Bác về cái đồng hồ đã khiến cho tất cả mọi người đều thấm thía, xóa tan những suy nghĩ riêng tư cá nhân của bản thân.

Qua câu chuyện cho chúng ta thấy được trong mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cá nhân đều có vị trí, trách nhiệm riêng mới tạo nên hiệu quả chung. Việc phân cấp, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn nhằm nâng cao trách nhiệm, tự thân mỗi cá nhân phải hoàn thành.

Việc tranh giành chỗ đứng, so bì chức năng nhiệm vụ sẽ khiến cơ quan, đơn vị mất đoàn kết, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung. Ngược lại nếu mỗi cá nhân trong đơn vị nhận thức được vai trò, cố gắng hoàn thành sự phân công thì sẽ mang lại hiệu quả cao.

Bao giờ cũng vậy, những câu chuyện mà Bác đưa ra vô cùng gần gũi, đơn giản, chân thật nhưng luôn mang tính giáo dục cao. Câu chuyện “Chiếc đồng hồ” chính là bài học sâu sắc, mang nhiều ý nghĩa về tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trên mỗi cương vị, vị trí công tác.

Đoàn kết vừa là chất kết dính vừa là chất bôi trơn để bộ máy cơ quan vận hành tốt, là truyền thống quý báu của Đảng và dân ta. Mọi thế hệ đều phải có trách nhiệm giữ gìn sự đoàn kết như chính giữ gìn con người của mắt mình.

Mỗi cá nhân chúng ta đều phải tự học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, thường xuyên phê bình và tự phê bình một cách nghiêm túc, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm…

Cùng nhau giúp đỡ nhau tiến bộ, biểu dương kịp thời những gương sáng thiết thực giúp cho giúp cho các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng.

4.7

/

5

(

12

bình chọn

)

Rate this post

Viết một bình luận