Đọc sách là một sở thích vô cùng quý báu của con người. Bên cạnh việc nâng cao hiểu biết nhận thức về việc gì đó hay là một quan niệm sống giúp cho con người trở nên yêu, ghét nó hơn. Đọc sách còn là một cách để ta rèn luyện nhân cách sống, ý tưởng sống tốt đẹp
Trong cuộc sống hằng ngày, việc đọc sách không chỉ dành cho các em học sinh, các thầy cô giáo, hay các nhà văn, nhà báo. Mà đọc sách là nhiệm vụ, là thú vui của mỗi con người có sự đam mê về sách báo…
Đọc sách là một cách và phương pháp tốt nhất đề bạn nâng cao kiến thức, nhận thức về những cái đẹp, những điều hay lẽ phải. không chỉ vậy sự giáo huấn của một con người sẽ được nói qua trong quá trình đọc sách.
Đọc sách giúp bạn thư giản, tìm hiểu những cái mới tốt đẹp hơn. Nó bày cho bạn khả năng sống, sự tìm tòi cái mới. không chỉ vậy nói giúp bạn xây dựng một nhân cách sống cao đẹp.
Có một câu chuyện kể rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách.
Có những cuốn sách ông đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách.
Cậu cháu trai cũng bắt chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một ngày, cậu hỏi ông:
– Ông ơi, cháu cũng thử đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ…
Ông cụ lúc đó đang đổ than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
– Cháu hãy đem cái giỏ đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi cậu bé quay về đến nhà.
Nhìn thấy cái giỏ, ông cụ cười và nói:
– Nước chảy hết mất rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay lại sông lấy một giỏ nước.
Lần này cậu bé cố chạy nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
– Ông không muốn lấy một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức, và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
– Ông xem này – Cậu bé hụt hơi nói – Thật là vô ích!
– Cháu lại nghĩ nó là vô ích ư… – Ông cụ nói – Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được nước rửa sạch sẽ.
– Cháu của ông, đó là những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia vậy.
Đọc sách tuy là một quá trình giao tiếp này diễn ra 1 chiều thông qua những từ ngữ câu văn hay những nhân vật được tác giả nhắc tới, những vấn đề tác giả nói đến đi sâu vào trí não và hình thành tư duy ở bạn và đó là quá trình biến những thứ có hệ thống trong sách vở thành của mình. Quá trình giao tiếp này giúp các bạn hiểu vấn đề, biết cách trình bày vấn đề theo chiều hướng triển khai hay khái quát hợp lý, cách lý luận hay dùng dẫn chứng chứng minh cho một luận điểm nào đó. Đọc sách một thời gian lâu, bạn sẽ có kỹ năng trình bày vấn đề một cách mạch lạc, suông sẻ, có tính logic dễ hiểu hơn.
Không chỉ vậy, nhờ loại hình giao tiếp đặc biệt này, bạn sẽ tinh tế hơn khi cảm nhận, phán đoán những cảm xúc, thái độ của người khác. Hình thành những phản xạ và sự nhạy cảm, linh hoạt cần thiết để xử lý vấn đề. Chẳng hạn, bạn biết nói bằng ngữ điệu thế nào, khi nào nói khi nào ngưng, khi nào đặt câu hỏi khơi gợi, khi nào pha trò tạo cảm hứng mới ở người tham gia giao tiếp. Điều này quá tốt phải không nào.
Ai cũng biết, người biết suy nghĩ phải trái, biết lý lẽ là những người không sống tùy tiện. Mọi lời nói, suy nghĩ và việc làm của họ luôn hướng tới cái hay, cái đẹp, hướng tới lợi ích trong mối quan hệ với người xung quanh. Mà đa số những vấn đề này thường được tiếp thu thông qua sách báo.
Khi chúng ta đọc mỗi đầu sách khác nhau thì chúng ta thu thập không ít những lợi ích từ đầu sách đó mang lại cho dù hiện tại bạn có chưa nhận ra nó đi chăng nữa. Tóm lại, sách đem đến cho con người một cuộc sống tốt đẹp, hòa hợp giữa bản thân với cộng đồng, môi trường xung quanh, xã hội và cả nhân loại và có được kỹ năng sống tốt hơn.