Ý Nghĩa Và Những Món Ngon Trong Mâm Cơm Tết Miền Nam

Dù cùng chung một đất nước, cùng chào đón một lễ giao thừa, nhưng mỗi miền lại có những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá địa phương…

Mâm cỗ Tết miền Nam thường phóng khoáng hơn cả với nhiều món “lạ mà quen” mang dấu ấn văn hoá xứ Nam Bộ. Bằng chứng là cứ đến bất kỳ một nhà nào ở miền Nam ngày Tết hoặc cận Tết, bên cạnh bánh tét bạn sẽ bắt gặp ngay những món ăn hết sức thân thuộc như: canh khổ qua dồn thịt, thịt kho hột vịt nước cốt dừa, lạp xưởng tươi quyến rũ các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu được cánh mày râu rất ưa chuộng trên bàn nhậu ngày Tết.

Hãy cùng Cooky dạo một vòng khám phá mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người miền Nam nhé!

Canh khổ qua dồn thịt

Cũng giống như canh bóng thả, canh khổ qua dồn thịt là một món canh không thể thiếu trên mâm cỗ Tết miền Nam. Không cần quá cầu kỳ với những cuốn, bóng và cách nấu nhiều gia vị, canh khổ qua dồn thịt cũng bình dị và hồn hậu như người miền Nam.

mâm cơm ngày têt miền nam

Canh khổ qua dồn thịt – món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tết

Tuy là một món ăn dân dã, nhưng canh khổ qua dồn thịt chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh theo suy nghĩ của người miền Nam. Theo truyền thống, người dân ở đây ăn món này đầu năm để cầu mong mọi chuyện không may mắn trong năm cũ sẽ qua đi, một năm mới bình yên, hạnh phúc sẽ đến.

Ngoài là món ăn tâm linh, món canh khổ qua còn rất thích hợp trong thời tiết nắng ấm của miền Nam khi nó có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho sức khỏe.

Thịt kho tàu

Món ăn phổ biến thứ hai trong mâm cơm tết miền Nam là thịt kho hột vịt nước cốt dừa, còn được gọi là thịt kho tàu. Những ngày cận Tết, các bà nội trợ của gia đình đã sửa soạn đi chợ mua loại thịt ba rọi, trứng vịt, nước dừa xiêm tươi.

mâm cơm tết miền nam

Thịt kho tàu – Linh hồn của mâm cơm tết miền nam

Thịt ba rọi mua về được rửa với nước muối, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thái thịt thành từng khúc cỡ ba ngón tay và ướp với các loại gia vị như nước mắm, muối, đường, tỏi, hành tím, ớt sừng trâu bằm nhỏ… trong khoảng 30 phút để ngấm gia vị. Hột vịt đem luộc chính, bóc bỏ vỏ. Đặt nồi lên bếp, cho nước dừa tươi, nước lạnh vào đun sôi. Sau đó cho thịt vào, khi thịt vừa mềm thì cho trứng vào, nêm lại gia vị, để nhỏ lửa và ninh đến khi thịt thật mềm. Nồi thịt kho được đánh giá là thơm ngon và đẹp mắt khi nước trong nồi có màu vàng cánh gián đặc trưng.

Lạp xưởng tươi

Lạp xưởng hay lạp xường là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Lạp xưởng được làm từ thịt nạc và thịt mỡ heo xay nhuyễn trộn với rượu, đường rồi nhồi vào ruột lợn khô để chín bằng cách lên men tự nhiên. Lạp xưởng phơi là “lạp xưởng khô”, còn không phơi là “lạp xưởng tươi”. Thường được mang chiên hay nướng, mùi thơm thì nức mũi ngay từ xa.

mâm cỗ miền nam

Cách làm lạp xưởng

Trước đây, người ta chế biến lạp xưởng chủ yếu từ heo, nhưng sau đó “sáng tạo” thêm, nào là bò, tôm… thậm chí có cả loại cho người ăn chay.

Tai heo ngâm dấm chua ngọt

Tai heo ngâm giấm là món ăn lên men chua truyền thống, mâm cỗ miền Nam mà không có món này là thiếu sót vô cùng lớn đó. Đặc trưng của món tai heo ngâm giấm là vị chua ngọt hài hòa cùng độ giòn dai của tai heo.

mâm cỗ tết miền nam

Cách làm tai heo ngâm dấm

Tai heo ngâm giấm là món ăn được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt hài hòa và nhất là cảm giác miếng tai heo giòn sừn sựt, cay cay thơm thơm. Món ăn này ngon nhất khi cuốn bánh tráng, ăn kèm bún và rau sống, đây cũng là món khoái khẩu được cánh mày râu rất ưa chuộng trên bàn nhậu ngày Tết.

Tôm khô củ kiệu

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến món tôm khô ăn với củ kiệu ngâm chua. Củ kiệu ngâm chua ăn kèm tôm khô luôn xuất hiện trên mâm cỗ Tết miền Nam. Tuy chỉ là một món ăn bình dị nhưng quá trình chuẩn bị khá công phu. Ngay từ giữa tháng chạp, các bà nội trợ đã lo đi chợ tết tìm mua củ kiệu về để muối chua cho gia đình.

mâm cơm tết

Củ kiệu sẽ khiến mâm cơm tết miền Nam thêm ngon!

Củ kiệu được ngâm với nước tro, làm sạch rễ và lá rồi phơi nắng cho vừa héo là được. Lấy một hũ keo sạch, cho củ kiệu vào, cứ một lớp kiệu một lớp đường rồi đậy kín nắp lại. Trong khoảng 10 ngày là củ kiệu tự lên men, có thể dùng được. Khi ăn món này, người dân miền Nam thường kèm theo một ít tôm khô để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.

Trên đây là những món ăn đặc trưng trong ngày Tết, mang đậm bản sắc văn hóa của người Nam bộ. Ngoài việc đơn thuần là món ăn, ẩn chứa đằng sau là ước mong tâm linh mọi đau khổ sẽ qua đi, chào đón một năm mới vuông tròn, hạnh phúc và đầy may mắn.

Hãy chia sẻ với Cooky những món ăn truyền thống ngày Tết ở nhà bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Rate this post

Viết một bình luận