Từ sau tuổi 40, mỗi người nên chuẩn bị sẵn 4 “đường lui” để cuộc sống về sau được yên ổn

Khổng Tử từng nói: “Tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận.”

Câu ngày có nghĩa là: 40 tuổi không còn nghi hoặc vì trí tuệ đã được mở mang, 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi biết phán đoán mọi sự vật sự việc.

Thế nhưng, một khi đã bước sang tuổi trung niên, cũng có nghĩa là chúng ta không còn cách tuổi già bao nhiêu nữa.

Bước sang tuổi này, nghĩa là con người đang tiến dần đến giai đoạn “dưỡng lão” của đời người. Một người muốn có cuộc sống về già như thế nào, quyền quyết định nằm trong tay chính bản thân người đó.

Vì vậy khi đã bước sang tuổi trung niên, con người dù là nghèo hèn hay giàu có đều nên nhớ chuẩn bị cho mình 4 “đường lui” sau để có thể “tiến thoái tự nhiên”, tự điều khiển cuộc sống của chính mình.

1. Phân biệt rõ ràng “bạn tốt” và “bạn xấu”

Con người khi đến tuổi trung niên, đều đã trải qua sóng to gió lớn trong cuộc đời, đã rèn luyện được một đôi mắt tinh tường, có thể phân biệt rõ “lòng người” và “dạ sói”.

Ở tuổi này, con người cũng đã biết nhìn thấu con người và thực tế, từ đó biết qua lại với bạn tốt nhiều hơn, đồng thời biết giữ khoảng cách với những người bạn xấu.

Trong cuộc sống, sẽ có một số người luôn đối xử thật lòng với bạn, bạn bè như vậy có thể nắm tay nhau cùng nhau bước đi và cùng nhau đối mặt với cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống.

Nhưng cũng có một số người, họ sẽ xuất hiện bên cạnh chúng ta vì muốn nhận được thứ gọi là “lợi ích” mà không hề có một chút thật lòng nào.

Với người như vậy, nên ít tiếp xúc hoặc tránh xa, như thế mới có thể giúp cho cuộc sống của bản thân không bị quấy rầy, cũng giúp cho ngày tháng về sau không gặp phải tai họa.

Chỉ có phân rõ thiện ác của lòng người, mới có thể đón nhận một cuộc sống hạnh phúc hơn.

 Từ sau tuổi 40, mỗi người nên chuẩn bị sẵn 4 đường lui để cuộc sống về sau được yên ổn - Ảnh 1.

2. Tu thân dưỡng tính, tĩnh tâm mà sống

Có người nói: “Làm người mà không bình tĩnh, sẽ mất đi tất cả; làm người nếu như có thể giữ được bình tĩnh, vạn sự đều sẽ thành công.”

Mỗi người khi còn trẻ đều tràn đầy nhiệt huyết, đều muốn đạt được những thành tựu to lớn.

Cũng chính vì cuộc sống thường ngày vô cùng bận rộn, gió đến, mưa đi, khiến cho cuộc sống trở nên vội vàng, không còn lúc nào tĩnh tâm để cảm nhận cái đẹp của cuộc sống.

Khi bước sang tuổi trung niên, con người nên học cách sống tĩnh tâm. Vì tĩnh tâm không những có thể tu thân dưỡng tính, mà nó còn có thể sản sinh ra trí tuệ.

ngâm một bình trà ngon, đọc một quyển sách hay, nghe một bài nhạc vui, cảm nhận sự tốt đẹp và cái “tĩnh” của cuộc sống, điều chỉnh trạng thái tâm lý của bản thân mình.

Bằng cách này, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng, trạng thái tâm lý của bản thân sẽ được thả lỏng hơn, cuộc sống cũng sẽ theo đó mà mênh mông, rộng lớn hơn.

3. Học cách tiết kiệm tiền

So sánh với việc kiếm tiền thì việc biết “tiết kiệm tiền” có thể giúp một người càng có chỗ dựa, có chỗ trông cậy hơn.

Càng là người biết nhìn xa trông rộng lại càng có tầm nhìn bao quát, sâu rộng hơn. Thứ họ muốn không chỉ là cuộc sống yên ổn đủ đầy ở hiện tại, mà cả sau này cũng vậy.

Trong xã hội hiện nay, dưỡng lão là một vấn đề lớn. Người già không thể sống dựa dẫm vào con cái như trước đây, vì thế nên dù thế nào, mỗi người cũng nên thực hành tiết kiệm, chuẩn bị sẵn “đường lui” để không đẩy mình vào tình huống bế tắc.

 Từ sau tuổi 40, mỗi người nên chuẩn bị sẵn 4 đường lui để cuộc sống về sau được yên ổn - Ảnh 2.

4. Duy trì một cơ thể khỏe mạnh

Tục ngữ có câu: “Trước giường của người mắc bệnh lâu ngày không có con cái hiếu thuận, trong nhà của người nghèo kinh niên không có vợ hiền.”

Đối với những người đã có tuổi, chỉ cần mắc bệnh lâu ngày là có thể cảm nhận ngay được sự “ấm lạnh” của con người.

Vì thế nên khi đã bước vào tuổi trung niên, khi sức khỏe đã có phần giảm sút so với thời trẻ trung, mỗi người nhất định phải nhớ duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Con người khi đến tuổi trung niên, công việc thường đã ổn định, dù ở cương vị nào cũng nên học cách gìn giữ, trân trọng những gì đã có, biết đủ, tránh giao du không cần thiết.

Một người dù giàu sang phú quý đến đâu nhưng nếu sức khỏe sa sút, bệnh tật liên miên thì tất cả cũng chỉ là hư không mà thôi.

Người có tầm nhìn xa đều biết “phòng trước tính sau”, chuẩn bị trước cho cuộc sống trong tương lai, có như vậy khi cuộc sống trong tương lai có xảy ra bất cứ chuyện gì cũng đều có thể dễ dàng giải quyết.

Giữ lại vài đường lui cho quãng đời còn lại của bản thân, cuộc sống của chúng ta sẽ an nhiên suôn sẻ.


Khánh An

Pháp luật bạn đọc

Rate this post

Viết một bình luận