Nghi thức Bắt miếng đầy tháng là gì? Nghi thức Bắt miếng đầy tháng diễn ra như thế nào? Lễ đầy tháng của bé có bao nhiêu mâm cúng cần chuẩn bị. Các món lễ vật cần thiết cho từng mâm cúng trong dịp đầy tháng. 13 Bà Mụ mà mọi người thường nhắc đến trong lễ đầy tháng cho bé.
Ngày nay, phần lớn các bậc cha mẹ đều tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé, bởi đây là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam. Chúng có ý nghĩa lớn đối với trẻ và gia đình. Do đó, mọi người đều biết đến lễ cúng này. Tuy nhiên, có một nghi thức được thực hiện trong lễ cúng này là nghi thức bắt miếng đầy tháng vẫn chưa được mọi người biết đến nhiều. Còn bạn thì sao? Cùng tìm hiểu sâu hơn về nghi thức này nhé!
Tìm hiểu thêm:
Nghi thức Bắt miếng đầy tháng là gì?
Nghi thức bắt miếng là một trong những nghi thức vô cùng thú vị được diễn ra trong lễ cúng đầy tháng cho các bé, dù là bé trai hay bé gái. Loại nghi thức này còn được gọi với các tên khác như: “Khai hoa”, “Móc miếng”. Đây là một nghi thức được lưu truyền lại từ thời xa xưa, từ đời này qua đời khác. Cho đến tận bây giờ =, vẫn có rất nhiều gia đình thực hiện nghi lễ này cho bé.
Mục đích của nghi thức bắt miếng là mong muốn sau này bé sẽ luôn nói lời hay ý đẹp. Những câu nói của bé phát ra sẽ khiến mọi người cảm thấy vui vẻ và thú vị. Từ đó, bé sẽ được mọi người yêu thương, quý mến. Ngoài ra, điều này cũng giúp bé phát triển một cách nhẹ nhàng hơn, không bị mọi người cười hay chê bai.
Nghi thức Bắt miếng đầy tháng diễn ra như thế nào?
Việc thực hiện nghi thức này cũng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, điều quan trọng nằm ở người được chọn để tiến hành nghi lễ này cho bé. Những yêu cầu đặt ra để chọn một người thực hiện nghi thức bắt miếng tương đối cao. Người này phải là một người có độ uy tín cao, được những người xung quanh luôn kính trọng và yêu mến. Đặc biệt, người này cần có sự giao tiếp tốt, nói chuyện một cách nho nhã và hữu duyên.
Những yêu cầu này đặt ra cũng bởi vì có một số trường hợp, khi bé lớn lên, nhiều bé còn nói chuyện còn hơi vô duyên, còn vô ý vô tứ, không được lòng người xung quanh, đặc biệt là người lớn. Khi ấy, các ông bà vẫn thường hay hỏi rằng “Hồi nhỏ ai bắt miếng cho bé mà bây giờ bé ăn nói vô duyên như thế này”. Do đó, khi lựa chọn người thực hiện nghi thức bắt miếng cho bé đều phải cẩn thận.
Nghi thức bắt miếng được diễn ra một cách nhanh chóng và đơn giản. Khi bắt đầu nghi thức này, người thực hiện sẽ đặt bé lên trên bàn. Bàn này sẽ được đặt ở giữa nhà. Sau đó, người bắt miếng sẽ rót trà ra chén, thắp hương cùng với việc khấn vái tổ tiên ông bà, thần linh. Sau khi đã thực hiện các bước trên xong, người bắt miếng sẽ ôm trẻ lên, một tay sẽ cầm một nhánh bông để đưa qua đưa lại trước miệng bé. Thông thường, mọi người sẽ sử dụng bông trang trong nghi thức bắt miếng này.
Người bắt miếng sẽ vừa đưa bông trang trước miệng bé vừa đọc những câu thơ sau:
“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người mến,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến”
Đối với bé trai thì khi đọc xong những câu thơ trên thì mình có thể kết thúc nghi thức bắt miếng cho trẻ. Tuy nhiên, với các bé gái thường sẽ có thêm một việc nữa. Đó là dùng cuống trầu để vẽ lên đôi chân mày của bé gái. Việc sẽ giúp bé có đôi chân mày rậm và đẹp hơn, sau này lớn lên bé cũng sẽ trở nên xinh đẹp và dịu dàng như một bông hoa.
Lễ đầy tháng của bé có bao nhiêu mâm cúng cần chuẩn bị
Đầy tháng là một dịp vô cùng quan trọng. Đây cũng là khoảng thời gian thể hiện được sự phát triển của bé cũng như đã vượt qua được những khó khăn ở những tháng đầu đời.
Thông thường, các bậc cha mẹ luôn chú trọng vào mâm cúng đầy tháng cho bé. Bởi đây là những lễ vật dâng lên cho các bà Mụ, Đức Ông, tổ tiên và các vị thần linh trong ngôi nhà. Một mâm cúng phải đầy đủ các món lễ vật cần thiết thì mới tiến hành lễ cúng được. Chuẩn bị trước các mâm cúng sẽ giúp cho lễ cúng đầy tháng được diễn ra suôn sẻ, không gặp nhiều khó khăn hay sự cố.
Một lễ cúng đầy tháng cho bé thường có nhiều mâm cúng khác nhau, chúng được chuẩn bị cho những vị khác nhau. Trong đó bao gồm mâm cúng cho các Bà Mụ, mâm cúng cho Đức Ông, mâm cúng bàn thờ gia tiên, mâm cúng thần Tài, thổ Địa và mâm cúng ông Táo. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ 5 loại mâm cúng khác nhau trong ngày lễ này. Mỗi một mâm cúng sẽ bao gồm những món lễ vật khác nhau.
Gà cúng đẹp trong mâm cúng đầy tháng thôi nôi
Các món lễ vật cần thiết cho từng mâm cúng trong dịp đầy tháng
Mâm cúng cho các Bà Mụ
Đây được xem là mâm cúng quan trọng với nhiều món lễ vật nhất. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ tất cả các món dưới đây để đảm bảo cho lễ cúng được diễn ra một cách suôn sẻ:
- 1 con gà trống luộc nguyên con. Phải đảm bảo con gà còn đầy đủ các bộ phận. Gà khi đặt trên đĩa cần đặt ở tư thế đầu ngẩng cao, không bị ngả nghiêng.
- 1 con heo sữa quay. (Lễ vật này sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình)
- Bánh hỏi, bánh bèo, bánh giầy.
- Thịt luộc
- Tôm luộc
- 1 mâm trái cây.
- 1 bình hoa và hoa tươi
- 12 đĩa xôi. Sử dụng xôi gấc hoặc xôi đậu xanh.
- 12 chén chè. Có sự khác biệt về món lễ vật này khi tổ chức lễ đầy tháng cho bé. Nếu là bé trai, bạn phải chuẩn bị chè đậu trắng. Nếu là bé gái, bạn cần chuẩn bị chè trôi nước.
- 12 chén cháo trắng.
- 12 chén nước.
- 12 chén rượu trắng.
- 12 cây nến
- Nhang thắp
- 12 đĩa Trầu têm cánh phượng.
- Tiền vàng
- Bộ giấy cúng đầy tháng.
Mâm cúng cho Đức Ông
Mâm cúng cho Đức Ông sẽ bao gồm những món lễ vật sau:
- 1 con gà trống luộc nguyên con
- 1 tô chè.
- 1 đĩa xôi lớn.
- 1 tô cháo trắng
- 1 đĩa trái cây
- Rượu, nước, thuốc lá
- 1 đĩa trầu cau lớn.
- Tiền vàng
Mâm cúng cho bàn thờ gia tiên
Mâm cúng cho bàn thờ gia tiên gồm những món lễ vật sau:
- 1 mâm ngũ quả
- 5 chén chè đậu trắng hoặc chè trôi nước
- 5 đĩa xôi gấc hoặc đậu xanh
- 1 con gà trống luộc nguyên con
- Thịt luộc
- Tôm hoặc cua luộc
- Các loại bánh
- Tiền vàng
- 1 ấm trà và chén trà
- Rượu, nước lọc, thuốc lá.
- 1 đĩa trầu cau
- Bình hoa, hoa tươi.
- 1 số món mặn mà gia đình thường sử dụng để đặt trên bàn thờ gia tiên.
Mâm cúng cho Thần Tài, Thổ Địa
- 1 đĩa trái cây hay còn gọi là mâm ngũ quả
- 1 chén chè đậu trắng hoặc chè trôi tùy thuộc vào lễ đầy tháng bé trai hay bé gái.
- 1 đĩa xôi xôi gấc hoặc đậu xanh.
- 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua. Bạn cần lưu ý rằng không được chọn con sứt mẻ hay bị gãy càng.
- 3 ly nước, bình hoa, hoa tươi.
- Hương để thắp.
- Tiền vàng.
Mâm cúng cho ông Táo
Mâm cúng của ông Táo sẽ tương tự như mâm cúng của thần Tài và thổ Địa. Do đó, bạn có thể chuẩn bị các món lễ vật sau:
- 1 đĩa trái cây hay còn gọi là mâm ngũ quả
- 1 chén chè đậu trắng hoặc chè trôi tùy thuộc vào lễ đầy tháng bé trai hay bé gái.
- 1 đĩa xôi xôi gấc hoặc đậu xanh.
- 1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua. Bạn cần lưu ý rằng không được chọn con sứt mẻ hay bị gãy càng.
- 3 ly nước, bình hoa, hoa tươi.
- Hương để thắp.
- Tiền vàng.
13 Bà Mụ mà mọi người thường nhắc đến trong lễ đầy tháng cho bé
Thông thường khi nói về lễ đầy tháng cho các bé trai, bé gái, mọi người đều nhắc đến các Bà Mụ. Đây là những người có vai trò quan trọng trong quá trình mang thai, phát triển, sinh đẻ và lớn lên của bé. Dưới đây là những Bà Mụ vẫn được mọi người nhắc đến:
- Bà mụ đầu tiên là bà Trần Tứ Nương, người này sẽ trông coi việc sinh đẻ (hay còn gọi là chú sinh)
- Bà mụ thứ 2 là bà Vạn Tứ Nương, người này sẽ trông coi việc thai nghén (hay còn gọi là chú thai)
- Bà mụ thứ 3 là bà Lâm Cửu Nương, người này sẽ trông coi việc thụ thai (hay còn gọi là thủ thai)
- Bà mụ thứ 4 là bà Lưu Thất Nương, người này sẽ trông coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (hay còn gọi là chú nam nữ).
- Bà mụ thứ 5 là bà Lâm Nhất Nương, người này sẽ trông coi việc chăm sóc bào thai (hay còn gọi là an thai)
- Bà mụ thứ 6 là bà Lý Đại Nương, người này sẽ trông coi việc chuyển dạ (hay còn gọi là chuyển sinh)
- Bà mụ thứ 7 là bà Hứa Đại Nương, người này sẽ trông coi việc khai hoa nở nhụy (hay còn gọi là hộ sản)
- Bà mụ thứ 8 là bà Cao Tứ Nương, người này sẽ trông coi việc ở cữ (hay còn gọi là dưỡng sinh)
- Bà mụ thứ 9 là bà Tăng Ngũ Nương, người này sẽ trông coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (hay còn gọi là bảo tống)
- Bà mụ thứ 10 là bà Mã Ngũ Nương, người này sẽ trông coi việc ẵm bồng con trẻ (hay còn gọi là tống tử)
- Bà mụ thứ 11 là bà Trúc Ngũ Nương, người này sẽ trông coi việc giữ trẻ (hay còn gọi là bảo tử)
- Bà mụ thứ 12 là bà Nguyễn Tam Nương, người này sẽ trông coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (hay còn gọi là giám sinh).
- Bà mụ thứ 13 là bà Đỗ Ngọc Nương, người này sẽ chuyên đỡ đẻ (hay còn gọi là tiếp sinh).
Có thể nói nghi thức Bắt miếng đầy tháng là một điều cần thiết trong các lễ đầy tháng cho bé. Bạn sẽ cần phải chuẩn bị những mâm cúng khác nhau với các lại lễ vật quan trọng để đảm bảo cho lễ cúng được thực hiện tốt nhất. Hy vọng bạn sẽ có một buổi lễ thành công.
Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp mâm cúng đầy tháng trọn gói