Bún mắm là gì? Định nghĩa, khái niệm

Bún mắm là gì?

Bún mắm là món ăn lâu đời, dân dã của người dân vùng sông nước Nam bộ. Món ăn này đầu tiên được chế biến rất giản dị gọi là món mắm nấu. Những bữa phải nấu ăn vội vã, sẵn hũ mắm trong nhà, người ta lấy một hai con mắm nấu cho rã thịt, lược lấy phần nước trong, dằn chút đường, thêm sả, hành, chan với bún là xem như xong được một bữa. Khi có khách tô bún có thêm miếng cá, con tôm của ruộng đồng cho có chất đạm, vậy là thành bún mắm. Dần dà người dân còn cho thêm thịt ba rọi, heo quay, mực làm tô bún mắm trở nên phong phú và ngon miệng hơn.

Điểm đặc trưng làm nên cốt cách của bún mắm hẳn nhiên là nước dùng, được nấu từ mắm linh, mắm sặc, mắm lóc hay mắm trèn, nhưng quen thuộc nhất vẫn là mắm linh và mắm sặc. Tùy theo bí quyết riêng của từng quán mà món bún có mùi thơm đậm đà. Khi món bún mắm miền sông nước được nâng cấp vào các quán xá ở TP. Hồ Chí Minh, trong nước dùng còn có thêm xương heo hầm cho ngọt, mắm thì được bớt lại để đỡ gắt. Theo nhiều đầu bếp, khẩu vị người Sài Gòn khá trung hòa, không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không hề nhạt nhẽo. Chính vì nặng mùi và mặn vị mà bún mắm cũng kén khách hơn các loại bún khác, nhưng ai đã nghiền món dân dã này thì tất nhiên cũng rất ưng vị béo và mặn mòi ấy.
 

Hương đậm đà của bún mắm dù cách vài căn nhà vẫn cứ thơm lừng và kích thích các giác quan. Mũi như ngửi được mùi sả, mùi mắm, mắt như nhìn thấy sự non tươi của rau, miệng như cảm được vị béo béo của nước dùng, cá bông lau và thịt quay, bùi bùi của cà tím, giòn dai của mực và ngọt lành của tôm tươi. Bún mắm có thể xem là phiên bản thu nhỏ nồi lẩu mắm, nhưng khuyết nhiều thứ rau, chỉ đơn giản vài cọng bông súng, rau đắng, rau muống chẻ, bắp chuối, kèo nèo và rau thơm. Rau có lẽ cũng là một tính toán của người xưa khi sáng tạo ra món bún này để cân bằng vị mặn của nước dùng, thêm chất ngọt cho món ăn.

Ngày nay tô bún mắm đầy đủ không được thiếu thịt ba rọi, mực, tôm, cá bông lau hay cá hú, heo quay và cả thịt bò, tim cật để phù hợp hơn với chốn thị thành. Nhưng dù sao, số phận bún mắm đến bây giờ vẫn còn truân chuyên. So với các món ăn khác đã được nâng tầm thành đặc sản ở nhà hàng như cơm tấm, bún bò, phở…, bún mắm vẫn ít khi được xuất hiện ở những nơi sang trọng hay có mặt trong thực đơn tại các khách sạn, nhà hàng. Bún mắm vẫn chỉ tồn tại ở những quán xá bình dân bên đường, phục vụ đủ mọi đối tượng thực khách, không phân biệt sang giàu, dân quê hay thành thị.
 

Nguyên liệu làm Bún mắm

  •  Bún tươi 1 kh
  •  Mắm cá linh 150 gr 
  • Thịt heo quay 200 gr 
  • Tôm tươi 200 gr
  • Con mực 1 ống
  • Sườn heo 200 gr 
  • Sả 2 cây
  • Ớt 2 trái
  • Cà tím 1 trái 
  • Ngò rí 100 g 
  • Hành lá 100 g 
  • Đường trắng 2 gr 
  • Muối 1 muỗng cà phê
  • Hạt nêm1 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 5 ml
  • Rau sống các loại 1 kg

Cách chế biến Bún mắm

Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn làm sạch mực, cắt thành khoanh tròn. Tôm thì cũng rửa sạch, cắt bỏ râu và đầu tôm, còn sườn heo tương tự cũng được rửa sạch và chặt khúc.

Các nguyên liệu còn lại sơ chế như sau:

  • Sả đập dập, cắt nhỏ còn cà tím cắt khúc dài vừa ăn.
  • Ớt, rau ngò rí, hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
  • Rau sống các loại, nhặt và rửa sạch, để ráo nước.

Nấu mắm cá linh

Dùng một nồi nhỏ nấu sôi 200ml nước. Khi nước sôi, cho mắm cá linh vào, nấu đến khi mắm cá dẻo, mềm là được.

Sau đó, múc nước mắm cá ra, lọc qua rây, bỏ phần xác chỉ lấy phần nước.

Đặt một nồi khác lên bếp cho 500ml nước và sườn heo vào nồi, nấu sôi khoảng 20 phút. Sau đó, bạn phi thơm sả với dầu ăn trong chảo, cho cà tím vào xào 3 phút.

Tiếp theo, cho cà tím đã xào, ớt, nước mắm cá linh vào nồi sườn heo nấu cùng. Nêm gia vị 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng canh đường trắng sao cho vừa ăn, nấu thêm khoảng 10 phút.

Thịt heo quay cắt miếng nhỏ, vừa ăn. Tôm, mực ống đem luộc chín. Khi tôm chín sẽ chuyển sang màu hồng cam và cong lại.

Hoàn thành

Thành phẩm

Hoàn thành

Cuối cùng bạn chỉ cần cho bún tươi ra tô, chan nước lên, thêm thịt heo quay, tôm, mực ống, hành lá, rau mùi vào là có thể thưởng thức được rồi!

Lưu ý khi làm bún mắm thành công:

  • Khi nấu mắm để lọc qua rây lấy phần nước cốt bạn không nên cho quá nhiều nước vì như vậy sẽ làm loãng phần nước cốt mắm.
  • Để món bún mắm ăn không ngán bạn có thể kết hợp thêm rau đắng, rau muống hay giá.

Phát triển bún mắm thành đặc sản dân dã miền tây nam bộ

Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị, nó thường được dùng cho những bữa ăn nhanh. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thên một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay.

Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, giá và rau diếp cá (dấp cá).

Khoảng những năm 1970, bún mắm được đưa lên Sài Gòn và được nhiều người yêu thích do mang đầy hương vị của đồng nội, miền quê với cách nêm ngon đậm đà.

Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam. Người đăng: chiu

Time: 2021-09-17 22:25:47

Trước đây, bún mắm là một món ăn dân dã và được chế biến giản dị, nó thường được dùng cho những bữa ăn nhanh. Con mắm được nấu rã ra, sau đó lọc lấy phần nước trong, cho thên một ít đường, hành sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay.Nét đặc trưng của bún mắm là nước dùng. Nước dùng thường được làm từ mắm cá linh hay cá sặc và tùy theo mỗi người mà có sự nêm nếm khác nhau để món bún có mùi thơm đậm đà. Bún mắm thường được dùng với rau muống chẻ, cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, giá và rau diếp cá (dấp cá).Khoảng những năm 1970, bún mắm được đưa lên Sài Gòn và được nhiều người yêu thích do mang đầy hương vị của đồng nội, miền quê với cách nêm ngon đậm đà.Mặc dù nguồn gốc từ Campuchia, nhưng đến nay bún mắm đã trở thành một đặc sản của miền nam Việt Nam do đã được kết hợp nhiều đặc sản đặc trưng riêng của miền nam Việt Nam.

Rate this post

Viết một bình luận