Cách để Xử lý khi Bị từ chối

  • Mẹo: Một trong những cách diễn giải tốt nhất là “nó không đi đến đâu” bởi vì nó không đổ lỗi lên họ cũng như lên bạn.

    Nhớ rằng sự từ chối không phải là về cả con người bạn, đã tới lúc diễn giải lại việc bị từ chối theo một cách khác. Những người nói về “bị từ chối” có xu hướng nhìn nhận sự từ chối kém hơn những người diễn giải lại sự từ chối thành việc tập trung vào tình hình, chứ không phải vào chính họ.

    Khi một việc không đi đến đâu, không phải bao giờ nó cũng có nghĩa là bạn nên từ bỏ, nhưng nhận ra khi nào cần từ bỏ và tiếp tục là quan trọng. Thông thường thì không từ bỏ thực chất nghĩa là bỏ qua trường hợp cụ thể đó mà chuyển qua việc khác, nhưng nỗ lực theo một cách chung hơn.

    Từ chối, như đã nói, là một phần cuộc sống. Cố gắng tránh nó, hay chìm đắm trong nó sẽ khiến bạn bất hạnh. Bạn cần phải có khả năng chấp nhận những sự việc không phải lúc nào cũng thành công như mong đợi và điều đó cũng không sao! Chỉ vì một việc không thành công không có nghĩa là bạn thất bại, hay sẽ chẳng có gì thành công.

    Thỉnh thoảng sự từ chối có thể là một tiếng chuông thức tỉnh và giúp bạn cải thiện cuộc sống. Nhà xuất bản có thể từ chối bản thảo của bạn bởi vì bạn vẫn cần nỗ lực với việc viết lách của mình (nó có thể chưa xuất bản được, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ được xuất bản!).

    5

    Ngừng việc đắm chìm trong nó. Đã đến lúc bỏ qua sự từ chối. Bạn đã cho bản thân thời gian để đau buồn, bạn đã nói chuyện thấu đáo với bạn bè tin cậy, bạn đã học được bài học từ nó, và giờ hãy đặt nó vào quá khứ. Bạn càng đắm chìm trong nó, nó sẽ càng lớn lên và bạn sẽ càng cảm thấy bạn không thể thành công.

    Lưu ý: Nếu bạn thấy bản thân thực sự không thể bỏ lại sự từ chối, bạn sẽ cần tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp. Đôi khi những mô hình suy nghĩ (“Mình không đủ tốt,”…) ăn sâu vào tâm lý bạn và mỗi sự từ chối lại khiến chúng càng ăn sâu hơn. Một chuyên gia giỏi có thể giúp bạn vượt qua điều này.

    Quảng cáo

  • Rate this post

    Viết một bình luận